Đầu tư cho chấm dứt bệnh lao là đầu tư cho phát triển bền vững
Truyền thông nâng cao ý thức phòng, chống bệnh lao | |
Bệnh lao ở trẻ em: Dễ nhầm lẫn với bệnh hô hấp | |
Việt Nam cam kết cùng thế giới chấm dứt bệnh lao toàn cầu |
Vì vậy, bệnh lao thực sự là một vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế từng gia đình nói riêng và đất nước nói chung. Bởi vậy, theo các chuyên gia y tế, đầu tư cho chấm dứt bệnh lao là đầu tư cho phát triển bền vững.
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc, Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm, Chương trình chống Lao Quốc gia: Lao là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và còn đáng sợ hơn khi lây lan dễ dàng ra cộng đồng nếu bệnh nhân không được chữa trị đúng cách. Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng, với khoảng 10 triệu bệnh nhân lao mới hàng năm và gần 1,5 triệu người tử vong do lao trên toàn cầu.
PGS.TS.BS. Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc, Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm, Chương trình chống Lao Quốc gia. |
Việt Nam là 1 trong 9 nước đạt mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ vào năm 2015. Hệ thống y tế phòng chống lao và bệnh phổi toàn quốc hoạt động có hiệu quả, tỷ lệ điều trị khỏi cho người mới mắc lần đầu đạt trên 92%, đạt tỷ lệ khỏi bệnh cao cho người mắc lao đa kháng thuốc.
Tuy nhiên, công tác phòng, chống lao còn gặp nhiều khó khăn. Theo ước tính, hàng năm Việt Nam có thêm khoảng 174.000 người mắc lao. Chương trình Chống lao Quốc gia hiện đã phát hiện được khoảng hơn 100.000 người mắc lao, khoảng 20.000 người được phát hiện đã điều trị tại khu vực y tế tư nhân nhưng không báo cáo với Chương trình, còn lại khoảng 50.000 bệnh nhân chưa được phát hiện. Số người chết do lao năm 2018 ở Việt Nam ước tính là 11.000 người và có thêm 2.000 người chết vì lao/HIV.
Theo lãnh đạo Bệnh viện Phổi Trung ương, để thúc đẩy các quốc gia đạt được mục tiêu chấm dứt bệnh lao, các nguyên thủ quốc gia đã cùng nhau đưa ra cam kết mạnh mẽ tại Hội nghị cấp cao đầu tiên của Liên Hiệp Quốc về chấm dứt bệnh lao toàn cầu vào ngày 26/9/2018. Tại Hội nghị, Việt Nam đã cam kết chấm dứt bệnh lao vào năm 2030.
Theo các chuyên gia, hệ thống y tế phòng chống lao và bệnh phổi toàn quốc đang hoạt động có hiệu quả. |
Theo PGS Nguyễn Viết Nhung: Để có thể chấm dứt bệnh lao vào năm 2030 chúng ta cần một cam kết mạnh mẽ của hệ thống chính trị với sự ra đời của Uỷ ban Quốc gia về Chấm dứt bệnh lao; cần một mạng lưới chống lao, đứng đầu là Bệnh viện Phổi Trung ương - giỏi về kỹ thuật mạnh về tổ chức và đặc biệt cần sự chủ động vào cuộc của toàn thể nhân dân như công cuộc chống dịch Covid 19 hiện nay.
Nhân ngày Thế giới phòng, chống lao 24/3 năm nay là cơ hội cho tất cả mọi người chung tay giúp sức, nâng cao nhận thức về bệnh lao, đồng thời kêu gọi sự quan tâm, hành động của các cấp chính quyền, các ban, ngành đoàn thể và cộng đồng để chiến thắng bệnh lao.
Chủ đề Ngày Thế giới phòng, chống lao của Việt Nam năm nay là: “Biến hiểm họa Covid-19 thành cơ hội để Việt Nam chấm dứt bệnh lao vào năm 2030”. Chủ đề muốn nêu rõ từ cuộc chiến chống dịch bệnh Covid-19 mọi người hãy chung tay tích cực hơn nữa trong công cuộc phòng, chống bệnh lao.
Bởi theo Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, hàng năm, số người tử vong do lao còn cao hơn nhiều số tử vong do tai nạn giao thông. Bệnh lao là một bệnh lây nhiễm, tuy nhiên bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn. Nếu công tác phòng, chống lao cũng nhận được sự quan tâm, đầu tư đúng mức, được sự chung tay của các cấp, các ngành và của cả cộng đồng thì mục tiêu loại bỏ bệnh lao vào năm 2030 hoàn toàn có thể thực hiện được.
Việt Nam, vẫn nằm trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. |
Cũng theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới, đầu tư 1 đồng cho lao, chúng ta có thể thu về cho xã hội 46 đồng. Chấm dứt bệnh lao ở Việt Nam nghĩa là tránh đi cái chết không đáng có của 11.000 người mỗi năm hiện nay và hàng trăm ngàn gia đình không phải lo lắng vì có người mắc lao, trong đó có người thân của mỗi chúng ta.
Nhằm vận động nhân dân cả nước ủng hộ, giúp đỡ người bị bệnh lao vượt qua những ảnh hưởng của bệnh tật, mặc cảm bệnh tật để chữa khỏi bệnh lao và hòa nhập với cộng đồng, Bệnh viện Phổi Trung ương - Chương trình Chống lao Quốc gia - Quỹ PASTB đã phối hợp với Cổng thông tin nhân đạo Quốc gia 1400 mở cổng nhắn tin ủng hộ Quỹ PASTB: Thời gian, bắt đầu từ 00h00 ngày 3/3/2020 đến 24h00 ngày 1/5/2020. Cú pháp soạn tin nhắn: TB gửi 1402. (20.000 đồng/tin nhắn, không giới hạn số lượng tin nhắn). Trong đợt vận động nhắn tin ủng hộ Quỹ PASTB năm 2019, Chương trình đã nhận được 23.628 tin nhắn, tương đương với 425.304.000 đồng tiền ủng hộ. Ban Tổ chức chương trình đã sử dụng số tiền trên hỗ trợ hơn 1.600 lượt người bệnh có hoàn cảnh khó khăn: Mua thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ viện phí, dinh dưỡng… |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47