--> -->

Giữ vững chuỗi cung ứng nhằm giảm áp lực lạm phát

Năm 2022, cả nước sẽ phải đối mặt với áp lực lạm phát rất lớn với các yếu tố tác động chính như tổng cầu tăng đột biến, đứt gãy chuỗi cung ứng. Theo đó, muốn kiềm chế lạm phát, cần phải kiểm soát nguồn cung ứng sản phẩm ra thị trường, không làm đứt gãy chuỗi cung ứng giữa các địa phương, và tuyệt đối không để đứt gãy cung ứng giữa thế giới với Việt Nam.
Giá cả tăng cao, người dân lo sợ nguy cơ lạm phát Cần thận trọng với kịch bản lạm phát năm 2022

Chia sẻ tại Diễn đàn trực tuyến "Kiểm soát lạm phát - Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế”, ông Nguyễn Xuân Định - Phó trưởng Phòng Chính sách tổng hợp, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, dù kết quả điều hành giá, kiểm soát lạm phát năm 2021 đã đạt dược mục tiêu mà Quốc hội, Chính phủ đề ra nhưng với những nguy cơ và yếu tố tác động đến lạm phát, Bộ Tài chính không thể chủ quan trước diễn biến của năm 2022, nhất là khi từ đầu năm đến nay có những yếu tố gần như không thể lường trước được.

Giữ vững chuỗi cung ứng nhằm giảm áp lực lạm phát
Thiếu hụt nguồn cung là một trong số nguyên nhân chính với nguy cơ lạm phát.

Ông Nguyễn Xuân Định lấy ví dụ như xung đột giữa Nga và Ukraine, hay như giá xăng dầu là không thể đoán định được. Bên cạnh đó, giá các mặt hàng nguyên liệu thành phẩm đều đang tăng mạnh cũng là một trong những yếu tố rủi ro cao nhất. Hay như giá than, đây là một trong những mặt hàng có chi phí lớn ảnh hưởng đến ngành điện. Theo đại diện Cục Quản lý giá, hiện nay tình hình chung của lạm phát tại các nước trên thế giới đều cao, trong đó các nước châu Âu hiện đều vượt 5%. Đáng chú ý, nhiều chuyên gia đánh giá nước ta có thể sẽ phải “nhập khẩu lạm phát” bởi lẽ với một đất nước phải nhập khẩu hàng hóa nhiều thì đây là điều khó tránh khỏi. Hơn nữa, năm 2022 cũng có một thách thức nữa đó là áp lực thực hiện lộ chỉnh điều chỉnh giá dịch vụ công do năm 2021 chưa điều chỉnh được.

Một trong những vấn đề được quan tâm nhất hiện nay đó chính là sự “leo thang” của giá cả mặt hàng xăng dầu. Áp lực tăng giá xăng dầu trong trước mắt cũng như thời gian tới đã khiến dư luận không khỏi lo ngại về tác động lên lạm phát nước ta. Ông Nguyễn Xuân Định cho biết, mặt hàng xăng dầu là mặt hàng đặc thù bởi giá của nó bị phụ thuộc vào yếu tố tâm lý, chính trị và vị thế của các nước mà lại ít bị ảnh hưởng bởi chi phí. Vì vậy giá mặt hàng này dựa vào giá thế giới, ngay cả khi nguồn nguyên phụ liệu trong nước vẫn đầy đủ.

Trong khi đó, ông Nguyễn Bá Khang - Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin giám sát tài chính Quốc gia (Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia) lại phân tích nguyên nhân lạm phát đến từ việc thiếu hụt nguồn cung. Theo ông Khang, từ năm 2015 đến nay, lạm phát được kiểm soát tốt, dao động từ 2-3%; trong đó lạm phát lõi chỉ từ 1-2%. Đây là mức tốt so với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Công tác kiểm soát lạm phát trong thời gian qua được phối hợp rất tốt. Điều này có thể tạo ra một nền tảng nhất định để Việt Nam có dư địa kiểm soát lạm phát trong mức không tăng cao quá, chống lại những cú sốc về tăng giá từ bên ngoài. Bên cạnh đó, sau khi nền kinh tế phục hồi trở lại, nguồn cung về lương thực, thực phẩm đã phục hồi và tương đối dồi dào, giúp Việt Nam tránh được sức ép từ khía cạnh này. Về mặt chính sách, việc miễn giảm phí, lệ phí đã triển khai thời gian qua sẽ phần nào giúp bình ổn giá cả.

Theo tiến sĩ Phan Đức Hiếu - Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, trong bối cảnh là cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, nền kinh tế Việt Nam đang rất bất lợi. Cuộc xung đột tiếp tục leo thang khiến giá cả hàng hóa, nguyên liệu đầu vào đang bước vào đợt tăng giá mới. Điều này khiến lạm phát của Việt Nam phải chịu 4 áp lực. Thứ nhất là sự gia tăng của chi phí năng lượng, xăng dầu tác động tới mọi hoạt động kinh doanh sinh hoạt tại Việt Nam. Thứ hai là giá xăng dầu, năng lượng gia tăng tác động tới châu Âu hay các nơi Việt Nam nhập nhiều nguyên vật liệu. Thứ ba là giá một số mặt hàng phụ thuộc vào nguồn cung của Nga cũng sẽ gia tăng. Thứ tư, theo thống kê của Liên minh châu Âu (EU), chỉ số giá tiêu dùng tại châu Âu tháng 2/2022 tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước. Điều này khiến nhiều quốc gia buộc phải điều chỉnh chính sách tiền tệ. Và chính những điều chỉnh này sẽ ảnh hưởng tới chính sách tiền tệ tại Việt Nam.

Tuy vậy, kể từ ngày 25/2 tới nay, giá dầu thô thế giới tăng quá nhanh và đột biến. Cùng với đó là việc kéo theo đà tăng giá của các loại hàng hóa cơ bản khác trên thị trường như sắt thép, phân bón, than đá… và tạo áp lực lớn lên lạm phát. Cùng với đà tăng giá cả hàng hóa cơ bản, việc bắt đầu đưa gói phục hồi kinh tế với quy mô lớn vào đời sống chắc chắn sẽ thúc đẩy tổng cầu lớn tạo yếu tố gây áp lực lên lạm phát. Tuy nhiên, áp lực này sẽ chậm hơn do độ trễ của chính sách.

Theo ông Khang, ở các chu kỳ lạm phát trước đây, tổng cầu gia tăng quá nhanh, cao hơn sản lượng tiềm năng của nền kinh tế, sự chênh lệch sản lượng đã gây nên áp lực lên lạm phát. Trong khi đó, lạm phát lần này bị tác động bởi sự thiếu hụt cung hàng hóa cơ bản để phục vụ cho sản xuất. Ông Khang cho rằng, những khó khăn đã nêu sẽ cản trở rất lớn tới mục tiêu tăng trưởng mà Chính phủ đã đề ra cho năm 2022 là từ 6%-6,5%. Đây là khó khăn chung bởi nước láng giềng Trung Quốc mới đây cũng đã phải điều chỉnh lại mục tiêu tăng trưởng xuống 5,5% - là mức thấp nhất trong 30 năm qua. Bên cạnh đó, giá xăng dầu tăng quá cao đã làm che mờ tác động tích cực từ gói hỗ trợ phục hồi, đặc biệt là gói giảm VAT.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cũng phân tích một số áp lực lên lạm phát. Trong đó, nguyên nhân chính là Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vào các nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu. Hiện nay, khi nguyên, nhiên vật liệu thế giới tăng rất cao thì tất yếu giá nhập khẩu của chúng ta sẽ tăng theo. Điều này tạo nên chi phí đẩy, nhập khẩu lạm phát. Cùng với đó là việc đứt gãy chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế. Một vấn đề khác được ông Lâm chỉ ra là khi nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi, doanh nghiệp quay trở lại sản xuất thì việc thiếu hụt lao động hiện nay là một vấn đề khá quan trọng có tác động tới lạm phát. Bởi khi thiếu hụt lao động thì doanh nghiệp sẽ phải bỏ thêm chi phí để tuyển dụng, đào tạo.

Đề cập việc giá xăng dầu từ đầu năm tới nay đã tăng tới hơn 60%, ông Lâm một lần nữa khẳng định “đây là áp lực rất lớn đối với nền kinh tế Việt Nam” bởi xăng dầu là mặt hàng huyết mạch, cho nên giá xăng dầu tăng sẽ khiến cho một loạt các mặt hàng hóa khác tăng. “Theo tính toán, nếu giá xăng dầu tăng 10% thì sẽ tạo ra 0,36% lạm phát. Trong khi đó, giá xăng dầu từ đầu năm tới nay đã tăng tới 60%. Hay như trong 1,68% lạm phát của hai tháng đầu năm thì xăng dầu đã đóng góp tới 1,63%”, ông Lâm phân tích.

Theo nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, muốn kiềm chế lạm phát, trước mắt phải kiểm soát nguồn cung ứng sản phẩm ra thị trường, để đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa. Đặc biệt là phải đảm bảo đủ các mặt hàng nhiên liệu như xăng, dầu, khí đốt. Đồng thời, Việt Nam phải làm mọi cách để không làm đứt gãy chuỗi cung ứng giữa các địa phương, và tuyệt đối không để đứt gãy cung ứng giữa thế giới với Việt Nam./.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động

Chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động

Xác định công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Công đoàn, thời gian qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã chú trọng triển khai công tác tuyên truyền thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường truyền thông trực tuyến phù hợp với thời gian làm việc của cán bộ, đoàn viên, người lao động và xu thế truyền thông hiện đại.
Lương chuyên gia tư vấn cao nhất lên đến 70 triệu đồng/tháng

Lương chuyên gia tư vấn cao nhất lên đến 70 triệu đồng/tháng

Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư 004/2025/TT-BNV quy định mức lương của chuyên gia tư vấn trong nước làm cơ sở cho việc xác định giá gói thầu. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn

Hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025, vừa qua, Ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ đã tổ chức 2 đoàn công tác đi thăm, tặng quà cho công nhân lao động và gia đình có công nhân lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở một số xã, thị trấn trên địa bàn.
Canoeing Việt Nam giành Huy chương Vàng tại Giải vô địch Canoeing châu Á 2025

Canoeing Việt Nam giành Huy chương Vàng tại Giải vô địch Canoeing châu Á 2025

Tại Giải vô địch canoeing châu Á 2025, đội tuyển canoeing Việt Nam đã xuất sắc giành 1 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng, xếp thứ 3 toàn đoàn, khẳng định sức mạnh và sự phát triển vượt bậc của bộ môn này tại khu vực.
LĐLĐ huyện Mỹ Đức tổ chức nhiều hoạt động trong Tháng Công nhân

LĐLĐ huyện Mỹ Đức tổ chức nhiều hoạt động trong Tháng Công nhân

Thực hiện Kế hoạch số 101/KH-LĐLĐ ngày 21/3/2025 của LĐLĐ thành phố Hà Nội về việc tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2025, Ban Thường vụ LĐLĐ huyện Mỹ Đức đã xây dựng Kế hoạch tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2025 trong các cấp Công đoàn huyện.
Sôi nổi “Ngày hội Văn hóa - Thể thao” trong CNVCLĐ huyện Hoài Đức năm 2025

Sôi nổi “Ngày hội Văn hóa - Thể thao” trong CNVCLĐ huyện Hoài Đức năm 2025

Diễn ra trong 2 ngày (9 - 10/5/2025), “Ngày hội Văn hóa - Thể thao” trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Hoài Đức đã thành công tốt đẹp, ngày hội thu hút 1.020 diễn viên, vận động viên tham gia tranh tài ở hai nội dung chính gồm thể thao và văn nghệ.
Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Báo cáo chính trị Đại hội đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới

Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030 phải đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm và 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ mới, trong đó cần tập trung vào đột phá đổi mới phương thức hoạt động gắn với địa bàn dân cư; đồng thời đề ra 10 chỉ tiêu cho nhiệm kỳ.

Tin khác

Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ

Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ

Phiên giao dịch cuối tuần ngày 9/5 khép lại với sắc đỏ bao phủ các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ, khi nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng trước thềm các cuộc đàm phán thương mại quan trọng giữa Mỹ và Trung Quốc tại Thụy Sỹ.
Giá điện tăng 4,8%, lên hơn 2.200 đồng/kWh

Giá điện tăng 4,8%, lên hơn 2.200 đồng/kWh

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chính thức điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tăng 4,8% kể từ ngày 10/5/2025, lên mức hơn 2.200 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT). Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh chi phí sản xuất điện đang tăng mạnh do cơ cấu nguồn điện và tỷ giá ngoại tệ biến động.
Giá xăng dầu hôm nay (10/5): Thế giới tiếp tục tăng

Giá xăng dầu hôm nay (10/5): Thế giới tiếp tục tăng

Hôm nay (10/5): Giá dầu thế giới đã tăng hơn 1% trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu và đang trên đà ghi nhận tuần tăng đầu tiên kể từ giữa tháng 4. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 63,87 USD/thùng, tăng 1,62%, giá dầu WTI ở mốc 60,95 USD/thùng, tăng 1,69%.
Tỷ giá USD hôm nay (10/5): Giá USD thị trường tự do giảm

Tỷ giá USD hôm nay (10/5): Giá USD thị trường tự do giảm

Hôm nay (10/5), trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giảm 0,22%, xuống mức 100,42.
Giá vàng hôm nay (10/5): Tăng, giảm chóng mặt

Giá vàng hôm nay (10/5): Tăng, giảm chóng mặt

Giá vàng hôm nay (10/5) bật tăng trở lại ở cả thị trường trong nước và thế giới. Tuy nhiên, chuyên gia nhận định, giá vàng vẫn biến động mạnh.
Giá vàng thế giới giảm mạnh trong khi giá USD tăng "phi mã"

Giá vàng thế giới giảm mạnh trong khi giá USD tăng "phi mã"

Giá vàng thế giới đêm qua giảm mạnh, về sát ngưỡng 3.300 USD/ounce do dữ liệu việc làm Mỹ tích cực vượt kỳ vọng và Ngân hàng Anh cắt giảm lãi suất.
Tỷ giá USD hôm nay (9/5): Giá USD thế giới tăng "phi mã"

Tỷ giá USD hôm nay (9/5): Giá USD thế giới tăng "phi mã"

Hôm nay (9/5), trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 100,63 điểm, tăng 1,02%.
Giá xăng dầu hôm nay (9/5): Thế giới bật tăng, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (9/5): Thế giới bật tăng, trong nước giảm

Hôm nay (9/5, giá dầu thế giới đã tăng hơn 2%, được hỗ trợ bởi hy vọng về bước đột phá trong các cuộc đàm phán thương mại sắp tới giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc - hai quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 62,90 USD/thùng, tăng 2,93%, giá dầu WTI ở mốc 59,95 USD/thùng, tăng 3,17%.
Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Giá vàng hôm nay (9/5): Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Giá vàng hôm nay (9/5): Giá vàng miếng SJC bất ngờ giảm hơn 2 triệu đồng/lượng theo đà đi xuống rất mạnh của giá vàng thế giới. Vàng nhẫn trơn cũng giảm 1-1,5 triệu đồng/lượng.
Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn

Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.
Xem thêm
Phiên bản di động