-->

Giữ sợi dây liên kết với nguồn cội qua nén hương thơm

(LĐTĐ) Tháng Giêng, tháng hai là những tháng có nhiều hoạt động lễ lạt, thờ cúng trong phong tục của người Việt. Việc thờ cúng ấy không chỉ là thắp hương, dâng lễ vật mà còn mang cả những ý nghĩa văn hóa và đạo đức. Cao hơn nữa, nó thể hiện một quan niệm, triết lý về nhân sinh và xã hội của dân tộc.
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì? Nam Định: Đông đảo người dân du xuân đền Trần ngày đầu năm

Tấm lòng biết ơn những người đi trước

Thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ là một việc không thể thiếu trong phong tục của người Việt Nam. Người Việt Nam luôn luôn tin tưởng ở sự phù hộ của tổ tiên, ông bà, cha mẹ và tin rằng họ đang hiện diện xung quanh mình.

Theo sách “Phong tục thờ cúng của người Việt” (tác giả Song Mai – Quỳnh Trang), tập tục thờ cúng tổ tiên từ lâu đã trở thành một nét phổ biến trong sinh hoạt văn hóa của người Việt Nam, thể hiện đạo lý làm người – đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam.

Thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã qua đời là lập bàn thờ tại gia và cúng bái hương khói vào những ngày sóc, vọng, giỗ tết. Thông thường trong gia đình sẽ thờ tổ tiên 5 đời. Các vị xa hơn thường được an bài trong từ đường của dòng họ. Theo tục lệ, vào những ngày tuần, ngày kỵ hoặc khi gia đình có việc như hiếu hỉ, sự kiện lớn,… gia đình sẽ làm lễ cáo gia tiên, trước là để trình bày sự việc, sau là để cầu xin gia tiên phù hộ.

Giữ sợi dây liên kết với nguồn cội qua nén hương thơm
Phong tục thờ cúng tổ tiên thể hiện sự biết ơn của người Việt với những người đi trước.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Hoài Phương (trưởng bộ môn Lịch sử Văn hóa, Khoa Lịch sử, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội), phong tục thờ cúng ông bà tổ tiên bắt nguồn từ sự biết ơn người đã sinh thành ra mình. Không chỉ thế, việc thờ cúng còn tạo ra một sợi dây liên kết các thế hệ, giữa người đời sau với các bậc tiền nhân, để con cháu không bao giờ quên công lao của người đi trước và lấy đó làm căn cốt, nguồn cội để vươn cánh bay xa.

Người Việt không chỉ thờ cúng tổ tiên mà còn dành sự tôn kính đặc biệt cho những bậc tiền nhân có công với làng xã, tiêu biểu như Thành Hoàng làng. Nền tảng của phong tục này đến từ việc người Việt luôn coi trọng chữ “Đức”, chữ “Nghĩa”. Đó là sự biết ơn với những người đã có công lao to lớn trong việc dựng làng, giữ làng hay có công dạy nghề, dạy chữ cho dân làng. Dân làng nhớ công ơn các vị đó nên đã lập đền thờ và truyền đời thờ cúng để thể hiện tấm lòng biết ơn.

Và trong tất cả mọi việc thờ cúng, điều quan trọng nhất là sự thành kính. Lòng biết ơn luôn luôn là điểm nhấn, là điều mấu chốt quan trọng nhất trong mọi công việc liên quan.

Nơi trang trọng và linh thiêng nhất trong nhà: Bàn thờ tổ tiên

Trong mỗi gia đình người Việt, dù có đơn sơ đến đâu thì nơi đặt bàn thờ tổ tiên vẫn phải là nơi linh thiêng, trang trọng. Trước đây, trong ngôi nhà truyền thống của người dân đồng bằng Bắc Bộ là nhà ba gian hoặc nhà ngói thì bàn thờ sẽ đặt trang trọng ngay thẳng cửa chính. Ngày nay khi chúng ta có nhà cao tầng hoặc chung cư thì thường bàn thờ sẽ được đặt ở tầng trên cùng; hoặc gia chủ sẽ đặt làm riêng một bàn thờ treo theo hướng nào phù hợp với phong thủy của gia đình đó.

Giữ sợi dây liên kết với nguồn cội qua nén hương thơm
Bàn thờ luôn được đặt ở vị trí trang trọng trong gia đình.

Chỉ riêng việc đặt bàn thờ thôi cũng có rất nhiều điều kiêng kỵ phải tránh. Trong niềm tin dân gian, bàn thờ phải tránh nhìn vào chỗ nhà vệ sinh hay nhìn vào phòng ngủ, phòng bếp. Đây đều là những vị trí riêng tư, không phù hợp với không gian linh thiêng. Bàn thờ cũng thường được đặt ở những vị trí cao nhất để thể hiện sự tôn trong với tổ tiên, không đặt những nơi tối tăm, ẩm thấp hay dưới cầu thang để tránh làm phiền nhiễu tới tổ tiên. Nhiều gia chủ cũng thường xem xét hướng đặt bàn thờ sao cho phù hợp phong thủy để mang lại may mắn và bình an.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Hoài Phương, việc trang trí bàn thờ còn tùy theo điều kiện của các gia đình. Về cơ bản, những thứ cần phải có trên bàn thờ gồm bài vị hoặc ảnh thờ, bát hương, mâm bồng (mâm hoa quả), đèn thờ, chén nước, bộ ngai chén thờ (thường có ba hoặc năm chén để rót rượu cúng) và đĩa đựng trầu cau hoặc tiền vàng. Nhiều gia đình cầu kỳ hơn thì sẽ có cả lư hương, đỉnh đồng, đôi hạc ngậm nến hoặc các loại đồ điện trang trí.

“Việc trang trí bàn thờ cầu kỳ hơn xuất phát từ hai lý do. Thứ nhất, đó là cách gia chủ thể hiện sự thành tâm đối với tổ tiên. Thứ hai, khi kinh tế khá giả, người ta thường chú trọng hơn đến việc chăm chút không gian thờ tự vì ‘phú quý sinh lễ nghĩa.’ Tuy nhiên, điều cốt lõi vẫn là sự thành kính và thái độ tôn trọng. Chính tấm lòng chân thành của thế hệ sau dành cho người đã khuất mới tạo nên ý nghĩa thực sự của việc thờ cúng”, Tiến sĩ Phương chia sẻ thêm.

Cụ Lại Văn Kính (Hải Hậu, Nam Định), trưởng nam của dòng họ Lại, đã gìn giữ truyền thống thờ cúng tổ tiên suốt nhiều năm. Trong gia đình cụ, bàn thờ tổ tiên 5 đời luôn được đặt trang trọng ở gian chính trong nhà. Hàng ngày, cụ chăm sóc, lau dọn bàn thờ. Vào các ngày lễ, ngày tuần, cụ thành kính thắp hương và khi Tết đến hoặc có giỗ thì con cháu trong nhà làm cỗ dâng lên gia tiên.

Chia sẻ về ý nghĩa của việc thờ cúng, cụ Kính tâm niệm:

“Lập bàn thờ cúng gia tiên là đạo hiếu từ ngàn đời của người Việt. Con cháu hôm nay có được cuộc sống tốt đẹp là nhờ công ơn của những bậc sinh thành đã khai khẩn đất đai, mở mang tri thức và dạy dỗ cháu con. Vậy nên, thờ cúng tổ tiên vừa thể hiện lòng biết ơn các cụ và cũng là giáo dục con cháu sau này biết ơn ông cha.

Đối với tôi, thờ cúng tổ tiên vừa là đạo hiếu, vừa là trách nhiệm. Vậy nên có được bàn thờ khang trang, sạch đẹp, tôi thấy mình đã phần nào báo hiếu được tổ tiên và làm tròn trách nhiệm giáo dục con cháu về giá trị cội nguồn”.

Thờ cúng tổ tiên không chỉ là một phong tục mà còn là biểu tượng cho đạo hiếu và tinh thần “uống nước nhớ nguồn” của người Việt. Dù cuộc sống ngày càng hiện đại, những giá trị thiêng liêng ấy vẫn trường tồn, góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc và gắn kết các thế hệ trong gia đình. Chính từ lòng biết ơn chân thành, mỗi gia đình tiếp tục lan tỏa truyền thống quý báu này để làm giàu thêm vốn văn hóa cổ truyền cho mỗi thế hệ.

Kim Quyên - Phương Mai

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Vụ 1,2 triệu đồng 3 bát bún riêu: Khách hàng chấp nhận lời xin lỗi của chủ quán

Vụ 1,2 triệu đồng 3 bát bún riêu: Khách hàng chấp nhận lời xin lỗi của chủ quán

(LĐTĐ) Liên quan đến thông tin vụ việc khách hàng ăn 3 bát bún riêu ngày mồng 1 Tết (29/1) tại một cửa hàng bán bún riêu 54 phố Bạch Mai, nhưng phải trả đến 1,2 triệu đồng, chiều 4/2, lãnh đạo phường Bách Khoa (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, khách hàng đã chấp nhận lời xin lỗi của chủ quán, đồng thời nhận lại tiền thừa và ủng hộ vào quỹ “Vì người nghèo” của phường.
Chính thức công bố logo và linh vật của SEA Games 33

Chính thức công bố logo và linh vật của SEA Games 33

(LĐTĐ) Cơ quan Văn hóa Sáng tạo Thái Lan phối hợp với Cơ quan Thể thao Thái Lan và Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan vừa công bố logo và linh vật chính thức của SEA Games 33, đánh dấu cột mốc 11 tháng trước Lễ khai mạc SEA Games lần thứ 33 sẽ diễn ra tại Thái Lan.
Giữ sợi dây liên kết với nguồn cội qua nén hương thơm

Giữ sợi dây liên kết với nguồn cội qua nén hương thơm

(LĐTĐ) Tháng Giêng, tháng hai là những tháng có nhiều hoạt động lễ lạt, thờ cúng trong phong tục của người Việt. Việc thờ cúng ấy không chỉ là thắp hương, dâng lễ vật mà còn mang cả những ý nghĩa văn hóa và đạo đức. Cao hơn nữa, nó thể hiện một quan niệm, triết lý về nhân sinh và xã hội của dân tộc.
Gỡ bỏ phạt nguội cho xe ô tô cứu người bị nạn trên đường

Gỡ bỏ phạt nguội cho xe ô tô cứu người bị nạn trên đường

(LĐTĐ) Trong quá trình đưa nạn nhân đi cấp cứu, người điều khiển ô tô cá nhân đã vượt đèn đỏ, điều này khiến hệ thống phạt nguội ghi nhận và đưa phương tiện vào danh sách vi phạm. Cảnh sát giao thông đã xác minh, làm rõ hành vi; đồng thời gỡ bỏ thông báo phạt nguội, bảo đảm quyền lợi chính đáng cho công dân.
Sơn Tây: Khí thế lao động hăng say từ những ngày đầu 
xuân mới

Sơn Tây: Khí thế lao động hăng say từ những ngày đầu xuân mới

(LĐTĐ) Trong không khí phấn khởi những ngày đầu xuân năm mới, ngày 3/2 (tức mùng 6 Tết Nguyên Ất Tỵ 2025), các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tại thị xã Sơn Tây đã quay trở lại làm việc.
Báo chí lan tỏa tinh thần lạc quan, tạo khí thế quyết tâm bước vào kỷ nguyên mới

Báo chí lan tỏa tinh thần lạc quan, tạo khí thế quyết tâm bước vào kỷ nguyên mới

Báo chí phải tuyên truyền sâu rộng, mạnh mẽ hơn nữa, tích cực tham gia vào nền tảng mạng xã hội; có giải pháp để tự vượt qua chính mình; cung cấp tri thức để truyền cảm hứng, dẫn dắt xã hội.
Cảm biến Logitech Spot đưa môi trường văn phòng thành công cụ quản lý hiệu quả

Cảm biến Logitech Spot đưa môi trường văn phòng thành công cụ quản lý hiệu quả

(LĐTĐ) Logitech vừa chính thức giới thiệu Logitech Spot, một cảm biến tiên tiến giúp làm cho các yếu tố vô hình tại nơi làm việc trở nên hữu hình. Sản phẩm này được thiết kế để tối ưu hóa không gian làm việc bằng cách phát hiện sự hiện diện của con người và theo dõi các yếu tố môi trường, mang lại những lợi ích lớn cho các doanh nghiệp trong việc cải thiện sự thoải mái của nhân viên và giảm chi phí năng lượng.

Tin khác

Xuân về thăm Lăng mộ Thủy tổ Kinh Dương Vương

Xuân về thăm Lăng mộ Thủy tổ Kinh Dương Vương

(LĐTĐ) Lăng và đền thờ Kinh Dương Vương là di tích lịch sử đặc biệt về Kinh Dương Vương, người được coi là Thủy tổ của người Bách Việt thời cổ.
Kính lão trọng thọ: Giá trị trường tồn trong văn hóa Việt Nam

Kính lão trọng thọ: Giá trị trường tồn trong văn hóa Việt Nam

(LĐTĐ) Mừng thọ là phong tục đẹp của dân tộc Việt Nam. Không biết từ bao giờ, cứ mỗi dịp đầu Xuân, các làng, xã lại nô nức tổ chức mừng thọ cho các cụ. Với người Việt Nam, “kính lão đắc thọ” và sự trân trọng, biết ơn những bậc cao niên đã là một nét đẹp không thể thiếu trong đời sống người dân.
"95 năm - Ánh sáng soi đường": Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân

"95 năm - Ánh sáng soi đường": Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân

(LĐTĐ) Tối 3/2, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám (Hà Nội), đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt "Mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới" với chủ đề "95 năm - Ánh sáng soi đường" nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Long trọng Lễ kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Long trọng Lễ kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng

(LĐTĐ) Sáng 3/2, (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40-43 sau Công nguyên) và khai mạc Lễ hội đền Hai Bà Trưng năm 2025.
Vượt giá rét, mưa phùn hàng nghìn du khách đổ về dự khai hội chùa Hương

Vượt giá rét, mưa phùn hàng nghìn du khách đổ về dự khai hội chùa Hương

(LĐTĐ) Sáng nay 3/2 (mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), hàng nghìn khách thập phương vượt giá rét, mưa phùn đổ về dự Lễ khai hội chùa Hương 2025. Ngày khai hội rơi vào ngày thường cũng là ngày đầu tiên đi làm, vì vậy lượng khách đến chùa Hương cao nhưng không gây ùn ứ, tắc nghẽn ở bến đò hay cáp treo.
Tưng bừng khai hội Cổ Loa Xuân Ất Tỵ 2025

Tưng bừng khai hội Cổ Loa Xuân Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Sáng 3/2, (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ hội Cổ Loa Xuân Ất Tỵ 2025 chính thức khai hội với các hoạt động dâng hương, lễ rước. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cùng đại diện các sở, ngành thành phố đã đến dự và dâng hương.
Phủ Tây Hồ mỗi ngày đón hàng nghìn người đi lễ đầu năm

Phủ Tây Hồ mỗi ngày đón hàng nghìn người đi lễ đầu năm

(LĐTĐ) Trong những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, đông đảo người dân đã đổ về Phủ Tây Hồ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, đi lễ đầu năm để cầu mong gia đình hạnh phúc, bình an, nhiều sức khỏe, công danh thành đạt.
Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025

Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025

(LĐTĐ) Sáng 3/2, (mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ hội Gióng đền Sóc đã chính thức khai mạc tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc, huyện Sóc Sơn. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cùng đại diện các sở, ngành đã đến tham dự.
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

Kỳ vọng một mùa lễ hội Xuân đáng nhớ

(LĐTĐ) Người dân Thủ đô đang náo nức những ngày đầu Xuân Ất Tỵ khi hàng loạt lễ hội truyền thống quy mô lớn sắp khai hội. Có thể kể đến như lễ hội gò Đống Đa, lễ hội chùa Hương, lễ hội đền Sóc, lễ hội đền Cổ Loa... Tất cả đã sẵn sàng chào đón du khách thập phương.
Xem thêm
Phiên bản di động