-->

Giữ lửa truyền thống Thanh niên xung phong

Cách đây gần 72 năm, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, lực lượng Thanh niên xung phong ra đời bởi sự chỉ đạo thành lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đúng dịp kỷ niệm 47 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2022) chúng tôi đã tìm gặp ông Vũ Trọng Kim - một nhân chứng sống cựu thanh niên xung phong (TNXP); và được ôn lại nhiều câu chuyện hay về lực lượng này trong công cuộc kháng chiến và kiến quốc.
Cân nhắc bổ sung danh hiệu “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” Huyện đoàn Ba Vì trao tiền hỗ trợ xây dựng nhà cho Cựu Thanh niên xung phong

Lực lượng xung kích trong kháng chiến

Thanh niên xung phong Việt Nam được thành lập vào ngày 15/7/1950, với tiền thân là Đội TNXP công tác Trung ương. Lực lượng này là những thanh niên trẻ, khỏe, là con em bần cố nông và trí thức lao động, có phẩm chất tốt, có tinh thần hăng hái được Đảng đoàn Thanh vận Trung ương và Ban Thường vụ Trung ương Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam huy động và tổ chức.

Giữ lửa truyền thống Thanh niên xung phong
Thanh niên xung phong góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Tìm hiểu về những công lao đóng góp to lớn của lực lượng TNXP trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc; chúng tôi có cơ hội được gặp ông Vũ Trọng Kim, là cựu thanh niên xung phong vẫn còn đang hoạt động chính trị vì lợi ích nước nhà; và đang giữ cương vị Chủ tịch Trung ương Hội Cựu TNXP Việt Nam.

Ôn lại những năm tháng cứu quốc hào hùng của dân tộc, ông Trọng Kim tâm sự, lực lượng TNXP trở thành đề tài để các thế hệ trẻ, tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Từ những năm kháng chiến chống Pháp ác liệt và gay go, các đội TNXP nhận nhiệm vụ góp phần cùng bộ đội và toàn dân chiến thắng địch trên chiến trường.

“Với đội ngũ ban đầu chỉ có 225 cán bộ, đội viên, ngay sau đó đã lên đến ba, bốn chục ngàn người và huy động cả 18.000 người khi bước vào chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong số đó, có 8.000 được điều động, bổ sung vào quân đội nhân dân Việt Nam trên chiến trường chống giặc Pháp”, ông Trọng Kim nói.

Suy nghĩ về vai trò của TNXP, ông Trọng Kim tự hào: “Trong suốt những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, lực lượng TNXP ở tiền tuyến cũng như hậu phương đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách. Họ mang trong mình khí phách hiên ngang xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước và tinh thần Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh. TNXP đã góp phần làm nên những chiến công hiển hách lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Ông Trọng Kim chia sẻ, với trận đánh Điện Biên Phủ, có thể nói rằng, cống hiến của TNXP không chỉ nằm ở số lượng, mà còn ở hiệu quả, năng suất, chất lượng phục vụ chiến đấu, trực tiếp tham gia chiến đấu.

Những con đường vận tải chiến lược được làm bởi lực lượng TNXP như đường 42 Tuần Giáo - Điện Biên (nay là Quốc lộ 279), đường Hữu nghị 12 Điện Biên - thị xã Lai Châu (nay là Quốc lộ 12)… đã vận chuyển hàng chục nghìn tấn vật chất từ hậu phương lên tiền tuyến, góp phần vào chiến thắng của lịch sử dân tộc.

Lực lượng TNXP chống Mỹ, cứu nước từ năm 1965 - 1975 có trên 271.000 đội viên đã có mặt ở tất cả các chiến trường, các địa bàn trọng điểm của cả nước. Họ làm nhiệm vụ mở đường, bảo đảm giao thông; phục vụ chiến đấu, tham gia chiến đấu; tháo gỡ bom mìn; cáng tải thương binh, tử sĩ; vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, hậu cần; thu dọn chiến trường.

Đặc biệt trên hệ thống đường Trường Sơn lịch sử, có 46.000 TNXP làm nhiệm vụ ở tất cả 5 tuyến trục dọc và 21 tuyến trục ngang, điển hình là các con đường 12, 15A, 15B, đường 20 Quyết Thắng, đường 10 (20/7) Đông Trường Sơn, các trọng điểm phà Long Đại, phà Xuân Sơn…

Thanh niên xung phong đã bám trụ hàng chục năm ròng rã cùng với bộ đội, công nhân giao thông và nhân dân địa phương để giữ vững mạch máu giao thông chủ đạo cho chiến trường miền Nam.

Với lực lượng “3 sẵn sàng, 5 xung phong” với gần 4,5 vạn TNXP hàng chục năm ròng kề vai sát cánh cùng bộ đội trên khắp các chiến trường miền Nam. Tại các địa bàn trọng điểm, ác liệt như: Miền Đông Nam Bộ; miền Tây Nam Bộ, Tây Ninh; đường 1C “Gang thép - lịch sử”; Chiến dịch Phước Long - Sông Bé; Núi Thành (Quảng Nam); chiến dịch Quảng Đà và các chiến dịch khác ở Liên khu 5…

Chỉ riêng ở tuyến đường 1C, TNXP Liên phân đội I đã suốt 9 năm hoạt động dũng cảm, gan dạ chiến đấu, vượt qua mưa bom bão đạn của địch để vận chuyển 10.000 tấn quân trang, vũ khí; tiếp nhận đưa về đất Mũi cả chục ngàn quân; phối hợp cùng bộ đội bắn rơi hơn 100 máy bay, diệt 50 xe tăng và hàng ngàn tên địch, giữ vững đường huyết mạch từ khu 9 về Trung ương Cục miền Nam.

Chủ tịch Trung ương Hội Cựu TNXP Việt Nam Vũ Trọng Kim nhấn mạnh: “Với những đóng góp to lớn đó, lực lượng TNXP Việt Nam luôn xứng đáng với danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân và những phần thưởng cao quý như: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Thành đồng Tổ quốc của Đảng, Nhà nước trao tặng”.

TNXP cả nước đã mở được 102 con đường chiến lược với tổng chiều dài 4130 km, vận chuyển 10 vạn tấn vũ khí, đạn dược, lương thực cho chiến trường. Trực chiến, chốt giữ, bảo đảm trên 3.000 trọng điểm giao thông quan trọng thường xuyên bị địch đánh phá ác liệt. San lấp trên 100.000 hố bom; đào 1.135 km hầm hào, xây dựng 8 bệnh viện dã chiến và 272 kho tàng; phá, dỡ thu gom trên 100.000 quả bom các loại.

TNXP cũng đã góp phần bắn rơi 15 máy bay Mỹ, bắt sống 13 phi công và gần 1.000 tên địch (trong đó có 286 lính Mỹ), phục vụ bộ đội trên 1.000 trận đánh lớn nhỏ; trực tiếp chiến đấu 40 trận, bổ sung hơn 16.000 người sang quân đội.

Là những người cáng tải, chăm sóc 2.077 thương binh, tử sĩ, TNXP đã đưa 18.000 lượt bộ đội qua sông, cung cấp cho Lực lượng vũ trang và Trung ương Cục miền Nam trên 500 cán bộ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận xét: “Tôi luôn coi TNXP như bộ đội, vì trong phẩm chất của TNXP có phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ”.

Trong 15.000 người được kết nạp vào Đảng có 52 người là Dũng sĩ diệt Mỹ và 1.432 người là Dũng sĩ Quyết Thắng. Đồng thời TNXP đã có 6.051 người hy sinh; 42.455 người bị thương, 18.000 người và con đẻ bị nhiễm chất độc da cam.

Giữ lửa truyền thống

Chiến thắng trong mùa Xuân năm 1975 mở ra một trang sử mới; TNXP tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang trong kháng chiến, thi đua thực hiện các phong trào như: “Ba xung kích làm chủ tập thể”, “Thanh niên lập nghiệp, tuổi trẻ giữ nước”, “5 xung kích, 4 đồng hành”, “Thanh niên tình nguyện, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,” “Tuổi trẻ sáng tạo”, “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc” của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Trung ương Hội Cựu TNXP Việt Nam cho biết, sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, TNXP chuyển sang thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng phát triển kinh tế, tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc. Cùng hỗ trợ nước bạn Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng, cùng bạn thanh niên Lào tiếp tục hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ.

Cũng theo ông Vũ Trọng Kim, thời bình, các thế hệ cựu TNXP luôn giúp nhau xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống, thắt chặt nghĩa tình đồng đội. Phải kể đến phong trào “Cựu Thanh niên xung phong làm kinh tế giỏi - Vì nghĩa tình đồng đội” do Trung ương Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam phát động, đã đáp ứng nguyện vọng của cựu TNXP, đóng góp vào công tác xã hội và cải thiện đời sống gia đình hội viên.

“Cùng với đó, chúng tôi luôn động viên nhau để thực hiện các chính sách đối với TNXP các thời kỳ theo tinh thần phát huy vai trò nhân chứng lịch sử nhằm thực hiện tốt chính sách của Đảng và nhà nước cho cựu TNXP”, nhiều đồng chí vượt khó học tập vươn lên thành người cán bộ trung kiên, thấm đậm bản chất vốn có của mình, Chủ tịch Trung ương Hội Cựu TNXP Việt Nam nói thêm./.

Quang Linh

Nên xem

Công đoàn ngành Y tế  Hà Nội phát động Tháng Công nhân và Tháng ATVSLĐ

Công đoàn ngành Y tế Hà Nội phát động Tháng Công nhân và Tháng ATVSLĐ

Vừa qua, Công đoàn ngành Y tế Hà Nội đã tổ chức phát động hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025.
Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành

Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành

Sau vụ phát hiện 21 loại thuốc giả, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) yêu cầu rà soát lại quy trình mua thuốc, cung ứng thuốc, tình hình cung ứng thuốc trong thời gian qua tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4

Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4

Từ hôm nay (21/4) đến 17h ngày 28/4, các thí sinh chính thức đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Nữ công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong trong đêm

Nữ công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong trong đêm

Vào khoảng 0h30 ngày 21/4, một nữ công nhân môi trường đã bị tai nạn khi đang làm nhiệm vụ tại khu vực tòa nhà Hateco Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.
Giá xăng dầu hôm nay (21/4): Giá dầu thế giới tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (21/4): Giá dầu thế giới tăng mạnh

Hôm nay (21/4), giá dầu thế giới vừa ghi nhận tuần tăng mạnh, kết thúc chuỗi hai tuần sụt giảm. Đà tăng chủ yếu đến từ các yếu tố hỗ trợ nguồn cung và tâm lý kỳ vọng vào cải thiện quan hệ thương mại giữa Mỹ và EU. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 67,85 USD/thùng, tăng 3,20%, giá dầu WTI ở mốc 64,45 USD/thùng, tăng 3,54%.
“Cha tôi, người ở lại” tập 28: Bố Chính “lột xác” vì tình yêu, Đại loay hoay giữ An

“Cha tôi, người ở lại” tập 28: Bố Chính “lột xác” vì tình yêu, Đại loay hoay giữ An

Tập 28 của bộ phim truyền hình ăn khách “Cha tôi, người ở lại” hứa hẹn mang đến một làn gió mới đầy cảm xúc pha trộn giữa lãng mạn - hài hước - cảm động, khi bố Chính bất ngờ “bảnh bao” lạ thường bên cạnh cô Tuệ Minh, còn Đại tiếp tục khổ sở “giữ vị trí” trong lòng An.
Valverde lập siêu phẩm phút bù giờ, Real Madrid sống lại hy vọng vô địch

Valverde lập siêu phẩm phút bù giờ, Real Madrid sống lại hy vọng vô địch

Trong một trận cầu đầy kịch tính tại Santiago Bernabeu rạng sáng 21/4, Real Madrid đã giành chiến thắng nghẹt thở 1-0 trước Athletic Bilbao nhờ khoảnh khắc tỏa sáng ở phút bù giờ của Fede Valverde, qua đó tiếp tục bám đuổi Barcelona trong cuộc đua vô địch La Liga 2024/25.

Tin khác

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” thuộc chuỗi sự kiện, hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Hòa chung trong không khí cả nước kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhiều công trình, dự án lớn về hạ tầng, đô thị đã được khởi công, khánh thành trong ngày 19/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Sáng 19/4, tại điểm cầu chính nhà ga T3 - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị tiếp tục làm rõ 12 nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam; làm rõ các chính sách đột phá, vượt trội, riêng có của Việt Nam.
Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Hướng dẫn số 02/HD-UBND tổ chức lấy ý kiến nhân dân và thông qua HĐND các cấp về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 18/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm (2023 - 2025) đã tổ chức Họp báo về các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thông tin việc sắp xếp phường, xã

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thông tin việc sắp xếp phường, xã

Theo Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài, Hà Nội có 526 xã, phường, thị trấn, tới đây có thể 3-4 xã, phường, thị trấn sẽ thành một đơn vị; cán bộ quận, huyện, thị xã sẽ về cấp xã tham gia hệ thống chính trị... Thành phố sẽ thực hiện trên tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”, rất khẩn trương, nhưng phải ổn định và trật tự; đồng thời không để gián đoạn, ảnh hưởng đến công việc.
Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Ngày 17/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
Chưa có căn cứ, cơ sở đề xuất điều chỉnh lương cơ sở vào năm 2026

Chưa có căn cứ, cơ sở đề xuất điều chỉnh lương cơ sở vào năm 2026

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, nguồn kinh phí để chi trả cho đối tượng chịu tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy rất lớn, nên chưa đề xuất năm 2026 có điều chỉnh mức lương cơ sở cho các đối tượng có liên quan hay không.
Xem thêm
Phiên bản di động