--> -->

“Giữ lửa” làng nghề đúc đồng ở Khánh Hòa

Làng nghề Đúc đồng Phú Lộc thuộc tổ dân phố Phú Lộc Tây 1 (thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) từ lâu nổi tiếng là một trong số ít làng nghề được vua Tự Đức ban tặng sắc phong công nhận làng nghề.
Sức sống mới ở làng nghề comple Vân Từ Tôn vinh nữ nghệ nhân tiêu biểu làng nghề Hà Nội

Vang bóng một thời

Một ngày đầu tháng 3, ghé thăm làng nghề đúc đồng Phú Lộc để hỏi về nghề đúc đồng, chúng tôi có dịp được nghe những nghệ nhân lớn tuổi còn lưu giữ ký ức về một thời cả làng Phú Lộc rộn ràng, mải mê làm việc trong không khí tất bật của những thập kỉ trước, hào hứng kể chuyện.

“Giữ lửa” làng nghề đúc đồng ở Khánh Hòa
Rất ít lao động trẻ còn tâm huyết với nghề truyền. Ảnh: Hương Thảo

Kể về câu chuyện nghề, chuyện đời của những người dân làng nghề, ông Nguyễn Văn Nhường - Giám đốc HTX Đức Phú Lộc cho biết, căn cứ vào sổ sách và chiếu theo vua Tự Đức sắc phong thì làng nghề đã tồn tại hơn trăm năm. Nơi đây, chuyên sản xuất các sản phẩm bằng đồng dùng để thờ cúng như: Lư hương, chân đèn, lục bình, đài đựng nước,... Các sản phẩm được làm hoàn toàn thủ công bởi bàn tay của những nghệ nhân sinh ra và lớn lên trên chính mảnh đất này.

Qua thời gian miệt mài lao động và sáng tạo của nhiều thế hệ, làng nghề đúc đồng Phú Lộc đã sản sinh ra nhiều nghệ nhân có tay nghề điêu luyện. Những nghệ nhân này đã dùng khối óc, bàn tay tinh hoa, sự sáng tạo của mình để cho ra đời những sản phẩm chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý…nên được nhiều khách hàng gần xa biết đến.

Tiếng lành đồn xa, có thời điểm, làng nghề “cháy hàng” không đủ để kịp giao bán. Chính nghề này đã đưa làng nghề đúc đồng Phú Lộc trở thành điểm sáng so với nhiều làng nghề khác tại địa phương. Đồng thời, đã mang lại cơm no, áo ấm cho người dân lúc đó. Thời điểm đó, rất nhiều gia đình cất được nhà mới, nuôi được con ăn học thành tài bằng chính tay nghề giỏi của những người thợ lành nghề. Thợ lành nghề đúc đồng Phú Lộc đi đến đâu cũng được trọng vọng.

Trải qua bao thăng trầm, đến năm 2016, làng nghề đúc đồng Phú Lộc được UBND tỉnh Khánh Hòa công nhận là làng nghề truyền thống của tỉnh. Hiện nay, có 40 hộ dân với 100 lao động vẫn đang gắn bó với nghề.

Trong câu chuyện của làng đúc đồng vang bóng một thời giờ đây chỉ còn một tấm biển được treo trên con đường nhỏ đi vào làng với dòng chữ “Làng đúc đồng Phú Lộc”đã bị phai mờ theo năm tháng, nằm chìm khuất giữa những tán cây.

Ghé vào thăm nhà của bà Nguyễn Thị Cạn (57 tuổi), một gia đình có truyền thống hơn 20 năm làm nghề đúc đồng. Bà cho biết, bà là người xứ Phan Rang, vì đem lòng yêu anh thợ làm nghề đúc đồng nên đã đồng ý về làm dâu xứ người. Từ khi sánh duyên, bà trở thành “cánh tay đắc lực” cho chồng, cùng đồng tâm, hiệp lực hỗ trợ nhau giữ gìn công việc truyền thống của gia đình.

Chia sẻ về nghề mưu sinh của gia đình, bà Cạn cho hay, đặc trưng của nghề đúc đồng thủ công ở Phú Lộc là cần sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và khéo léo của người thợ. Để cho ra một sản phẩm bằng đồng hoàn chỉnh, phải trải qua ít nhất 6 công đoạn. Mỗi công đoạn cần nhiều người thợ lành nghề khác nhau thực hiện và tất cả các công đoạn được đòi hỏi sự phối hợp ăn ý từ khi nung cho đến đúc đồng và khi gia công hoàn thành ra sản phẩm.

Công việc đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ là thế, nhưng đứng trước những tác động của cơ chế thị trường và quá trình công nghiệp hóa khiến nghề đúc đồng đang trong tình trạng mất nghề truyền thống. Thêm nữa, thu nhập không còn ổn định như thời gian trước, nên những lao động trẻ trong làng không còn ai có tư duy muốn theo nghề của tổ tiên.

Vì quá yêu nghề và không muốn nghề đúc đồng bị mai một, vợ chồng bà đã quyết định đemsổ đỏ căn nhà gia đình đang ở, thế chấp ngân hàng để được hỗ trợ vay vốn để làm ăn.

“Nghề này trước đây thịnh lắm, cả làng đều làm. Giờ thì mai một gần hết rồi, nhà tôi có 2 đứa con được ăn học đàng hoàng đã kiếm được công việc ổn định, lương cao hơn. Chỉ còn vợ chồng tôi ráng bám giữ nghề, làm được lúc nào hay lúc đó để lấy lại sổ đỏ, chắc vài năm nữa cũng bỏ luôn, chứ giờ lớn tuổi rồi, lại không còn ai để truyền nghề, giữ nghề”, bà Cạn bộc bạch.

Theo một số nghệ nhân lớn tuổi, trong làng những người biết nghề thuần thục, nhất là những người có thể tự thao tác, thực hiện được tất cả các công đoạn chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, tất cả họ đều đã hơn 60 tuổi. Làng nghề đúc đồng Phú Lộc có nguy cơ bị mai một từng ngày khi không còn người tiếp nối. Và đó cũng là nỗi ưu tư của những nghệ nhân này.

Giải bài toán lao động cho làng nghề

Theo ông Nguyễn Văn Nhường - Giám đốc HTX Đức Phú Lộc, lao động trẻ luôn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển nghề truyền thống. Sự thiếu hụt lao động trẻ để truyền nghề, giữ nghề là vấn đề trăn trở của làng nghề hiện nay.

Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực tế này, một trong những nguyên nhân đầu tiên khiến các lao động trẻ không có hứng thú với nghề truyền thốngvì thu nhập thấp, không được hưởng những phúc lợi, đãi ngộ chính sách…Bài toán kinh tế đã khiến nhiều lao động trẻ “quay lưng” không còn mặn mà với nghề là điều không khó để lý giải. Họ có xu hướng muốn đến các thành phố lớn hoặc làm việc tại các doanh nghiệp để tìm kiếm công việc với mức thu nhập tốt hơn.

“Giữ lửa” làng nghề đúc đồng ở Khánh Hòa

Ở các độ tuổi hơn nữa đời người, bà Nguyễn Thị Cạn vẫn miệt mài lao động giữ nghề truyền thống. (Ảnh: Hương Thảo).

Ngoài vấn đề thu nhập, làng nghề đúc đồng Phú Lộc đang đối diện với khó khăn là không có cơ sở mặt bằng để sản xuất tập trung, dù HTX Đức Phú Lộc đã nhiều lần đề nghị tỉnh, huyện quan tâm, xem xét giải quyết nhưng chưa được triển khai. Việc mở rộng cơ sở sản xuất sẽ góp phần giúp các hộ dân làm nghề giảm bớt khó khăn, làng nghề mới có cơ hội phát triển bền vững và đó chính là một trong những yếu tố để lao động trẻ yên tâm gắn bó với nghề truyền thống của quê hương.

Bên cạnh đó, lực lượng lao động có tay nghề vững, nhiều kinh nghiệm, kỹ năng tốt lại thuộc nhóm lao động có độ tuổi khá cao. Việc dạy nghề tại làng nghề đúc đồng Phú Lộc đều theo lối truyền nghề trong các gia đình. Dẫn đến việc đào tạo bài bản chưa cao, có nhiều lao động trẻ chỉ có thể làm một công đoạn của nghề, những công đoạn khó hơn như đúc đồng vẫn chưa thực hiện được.

“Chúng tôi nhiều lần kiến nghị cho HTX được phép thuê đất để giữ gìn và phát triển làng nghề. Đồng thời, mong muốn có cơ chế, chính sách nhằm giữ lao động trẻ. Nếu không có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương thì khoảng 6 -7 năm nữa, nghề truyền thống của làng Phú Lộc không thể tồn tại”.

Có thể nhận định, trong bối cảnh công nghiệp hóa phát triển như hiện nay đã đặt ra không ít khó khăn, thách thức đối với làng nghề đúc đồng Phú Lộc. Hơn ai hết vai trò của đội ngũ lao động trẻ ngày càng quan trọng. Do đó, công tác đào tạo nghề, thu hút đội ngũ lao động trẻ sẽ góp phần giải quyết hiệu quả bài toán phát triển bền vững các làng nghề.

Chính quyền địa phương cần sớm có những chủ trương, chính sách nhằm tạo điều kiện, khuyến khích, hỗ trợ cho làng nghề địa phương phát triển, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Đồng thời, quan tâm tìm đầu ra cho sản phẩm để người lao động yên tâm học nghề và các nghệ nhân yên tâm truyền nghề. Có như vậy, thì các lao động trẻ mới làm tốt được vai trò là những người kế nghiệp, tiếp tục giữ mãi lửa nghề, giúp làng nghề đúc đồng Phú Lộc luôn “đỏ lửa” cho hôm nay và mai sau.

Hương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tai nạn liên hoàn trên phố Khâm Thiên, nhiều xe máy bị xe bán tải húc đổ

Tai nạn liên hoàn trên phố Khâm Thiên, nhiều xe máy bị xe bán tải húc đổ

Chiều 23/7, một vụ tai nạn giao thông xảy ra trên phố Khâm Thiên khi một chiếc ô tô bán tải bất ngờ tông vào nhiều xe máy đang lưu thông trên đường, khiến các phương tiện đổ ngổn ngang, gây ùn tắc cục bộ.
Hà Nội: Lãnh đạo MTTQ Việt Nam Thành phố thăm, tặng quà chức sắc tôn giáo là thân nhân liệt sĩ

Hà Nội: Lãnh đạo MTTQ Việt Nam Thành phố thăm, tặng quà chức sắc tôn giáo là thân nhân liệt sĩ

Chiều 23/7, thay mặt lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Dung đã tới thăm, tặng quà các chức sắc tôn giáo tiêu biểu là thân nhân liệt sĩ.
Phấn đấu bàn giao mặt bằng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đoạn qua TP.HCM trong tháng 12/2026

Phấn đấu bàn giao mặt bằng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đoạn qua TP.HCM trong tháng 12/2026

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phấn đấu bàn giao mặt bằng cho đơn vị chủ đầu tư để thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam và dự án khai thác quỹ đất vùng phụ cận các nhà ga, depot đường sắt
 (đoạn qua địa phận TP.HCM) trong tháng 12/2026.
Xã Phú Nghĩa thăm, tặng quà gia đình chính sách và người có công với cách mạng

Xã Phú Nghĩa thăm, tặng quà gia đình chính sách và người có công với cách mạng

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), sáng 23/7, Ủy ban nhân dân xã Phú Nghĩa, Hà Nội tổ chức 6 Đoàn đi thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách, người có công trên địa bàn. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, là dịp để tri ân, chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình chính sách, người có công trên địa bàn xã Phú Nghĩa.
Chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM

Chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại TP.HCM

Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có văn bản gửi các sở, ban ngành về việc tăng cường chấn chỉnh trật tự lòng đường, vỉa hè đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố.
Gần 200 đơn vị sẽ tham gia hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2025

Gần 200 đơn vị sẽ tham gia hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu năm 2025

Từ ngày 1 - 3/8/2025, tại Khu Di tích Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Hà Nội) sẽ diễn ra Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu” (VIETNAM OCOPEX 2025). Sự kiện có quy mô lớn với hơn 300 gian hàng, cùng sự tham gia của gần 200 đơn vị, doanh nghiệp đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Xuất khẩu qua thương mại điện tử: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu

Sáng 23/7, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) và Amazon Global Selling Việt Nam đã tổ chức khai mạc Hội nghị “Bứt phá Xuất khẩu: Thương hiệu Việt cất cánh toàn cầu”. Đồng thời, công bố thiết lập quan hệ đối tác 3 năm cùng triển khai chương trình “Thương hiệu Việt tăng trưởng toàn cầu”. Hợp tác quan trọng này hướng tới mục tiêu chung trong việc tạo bệ phóng thành công cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thương mại điện tử toàn cầu.

Tin khác

Cảnh báo nạn giả mạo thương hiệu Bệnh viện Bạch Mai

Cảnh báo nạn giả mạo thương hiệu Bệnh viện Bạch Mai

Thời gian gần đây, một làn sóng phản ánh mạnh mẽ từ phía người dân đã phơi bày một thực trạng đáng báo động: Nhiều phòng khám và cơ sở y tế tư nhân đang ngang nhiên sử dụng tên gọi gần giống hoặc cố tình lồng ghép từ “Bạch Mai” vào tên gọi của mình. Mục đích không gì khác ngoài việc quảng cáo sai sự thật, tiếp cận bệnh nhân một cách bất chính và trục lợi cá nhân. Hành vi này không chỉ gây ra sự hoang mang sâu sắc trong cộng đồng mà còn trực tiếp đe dọa đến uy tín và niềm tin mà công chúng dành cho Bệnh viện Bạch Mai, một trong những bệnh viện tuyến cuối lớn nhất và uy tín nhất cả nước.
Tránh bão cho xe ô tô

Tránh bão cho xe ô tô

Nhằm đảm bảo an toàn cho các phương tiện xe ô tô khi phải đối mặt với cơn bão số 3, nhiều chủ bãi trông xe và chủ xe đã chủ động gia cố, sửa sang lại các khung cột, đưa xe đến nơi an toàn.
Kịp thời thăm hỏi, chia sẻ với gia đình các nạn nhân vụ lật tàu du lịch tại Quảng Ninh

Kịp thời thăm hỏi, chia sẻ với gia đình các nạn nhân vụ lật tàu du lịch tại Quảng Ninh

Chiều 20/7, đại diện Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã tới thăm hỏi, động viên, trao kinh phí hỗ trợ tới gia đình các nạn nhân trong vụ lật tàu xảy ra tại Quảng Ninh.
Giữ vững sứ mệnh phụng sự pháp luật, phục vụ người dân

Giữ vững sứ mệnh phụng sự pháp luật, phục vụ người dân

19 năm xây dựng và trưởng thành, ấn phẩm Pháp luật và Xã hội, Báo Kinh tế & Đô thị (tiền thân là báo Pháp luật và Xã hội, thuộc Sở Tư pháp thành phố (TP) Hà Nội) luôn là người bạn đồng hành tin cậy của độc giả trong hành trình tiếp cận công lý.
Bão số 3 Wipha sắp vào thời điểm mạnh nhất, hướng vào vùng biển Quảng Ninh - Ninh Bình

Bão số 3 Wipha sắp vào thời điểm mạnh nhất, hướng vào vùng biển Quảng Ninh - Ninh Bình

Theo cơ quan khí tượng, dự báo trong 24 giờ tới, bão số 3 Wipha đạt cường độ cực đại, mạnh cấp 11-12, giật cấp 15.
Quỹ Vì tương lai xanh xác lập kỷ lục chiến dịch dọn rác bờ biển lớn nhất Việt Nam

Quỹ Vì tương lai xanh xác lập kỷ lục chiến dịch dọn rác bờ biển lớn nhất Việt Nam

Ngày 16/7/2025, Quỹ Vì tương lai xanh - Tập đoàn Vingroup chính thức được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) trao chứng nhận xác lập kỷ lục “Chiến dịch dọn rác tại bãi biển thuộc các tỉnh, thành có biển của Việt Nam trong cùng một ngày, có số lượng cán bộ - nhân viên đơn vị tham gia nhiều nhất”. Đây là dấu mốc quan trọng, ghi dấu ấn của Vingroup trong việc lan toả tinh thần sống xanh và hành động vì môi trường biển trên quy mô toàn quốc.
Bùng phát nạn mạo danh khách sạn, resort để lừa đảo đặt phòng trực tuyến

Bùng phát nạn mạo danh khách sạn, resort để lừa đảo đặt phòng trực tuyến

Dù đã có nhiều cảnh báo, tình trạng lừa đảo qua hình thức mạo danh khách sạn, resort, công ty du lịch vẫn diễn biến phức tạp, đặc biệt trong dịp cao điểm du lịch hè. Hàng loạt fanpage giả mạo được lập ra để chiếm đoạt tiền cọc từ người dân bằng thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại tài chính và ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch nghỉ dưỡng của nhiều gia đình.
Hương dâu da xoan

Hương dâu da xoan

Sáng đầu hạ, trên đường đi làm, tôi bất chợt nhận ra một mùi hương rất đỗi thân quen, thanh nhẹ như sương sớm phảng phất trong gió. Không rõ từ đâu, chỉ thấy lòng chùng xuống. Nhìn sang bên đường, tôi bắt gặp một vòm hoa trắng ngà đang bung nở trong gió. Dâu da xoan - tôi thầm gọi tên loài cây đã lâu không nhớ đến, mà sao bỗng thấy như chạm vào miền ký ức cũ.
Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18/11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố.
Rèn kỹ năng nghề báo qua những điểm dừng mang dấu ấn dân tộc

Rèn kỹ năng nghề báo qua những điểm dừng mang dấu ấn dân tộc

Vừa qua, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông (Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức chuyến đi thực tế đến các địa danh lịch sử dọc dải đất miền Trung. Chuyến đi là cơ hội để sinh viên được trải nghiệm thực tế, rèn luyện bản lĩnh nghề báo và kỹ năng tác nghiệp tại hiện trường trong không gian mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa dân tộc.
Xem thêm
Phiên bản di động