--> -->

Gìn giữ những nét đẹp của Trung thu xưa

Những ngày này, không khí Tết Trung thu đã lan tỏa khắp các phố phường Hà Nội. Tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội cũng vậy. Những trò chơi dân gian, đồ chơi, mâm cỗ Trung thu chuẩn “chất xưa”, không khí vui tươi, rộn ràng luôn thường trực trên gương mặt những người dân thị xã. Bằng nhiều hoạt động sáng tạo, thị xã Sơn Tây đã và đang khơi gợi sức sống của văn hóa truyền thống trong xã hội đương đại.
Tuyên giáo Sơn Tây: Phát huy năng lực, bản lĩnh, tạo sự đồng thuận trong xã hội “Trung thu Thành cổ - Sơn Tây xứ Đoài” năm 2023 hứa hẹn nhiều hấp dẫn Trung thu Thành cổ - Sơn Tây xứ Đoài năm 2023 sẽ đậm đà nét truyền thống

Phục hồi không gian văn hóa vui chơi truyền thống

Những ngày này, tại các thôn, xóm, tổ dân phố, khu dân cư trên địa bàn thị xã Sơn Tây đâu đâu cũng thấy không khí vui tươi, rộn ràng của Tết Trung thu. Với phương châm “An toàn, tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh”, năm nay, các hoạt động chuẩn bị cho Tết Trung thu được thị xã Sơn Tây tổ chức khá sớm.

Bên cạnh các nội dung truyền thống như múa lân, múa rồng, văn hóa văn nghệ, tặng quà, phá cỗ… tại tất cả các đơn vị, địa phương đều đang nô nức hướng về chương trình “Trung thu Thành cổ - Sơn Tây xứ Đoài” năm 2023 tổ chức chính thức vào tối 29/9.

Ông Hà Việt Phong - Giám đốc Trung tâm Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Thị ủy Sơn Tây cho biết, tiếp nối sự thành công Chương trình “Trung thu Thành cổ - Sơn Tây xứ Đoài” năm 2022, năm nay, thị xã Sơn Tây tiếp tục tổ chức chuỗi các hoạt động Chương trình “Trung thu Thành cổ - Sơn Tây xứ Đoài” năm 2023. Chương trình nhằm tái hiện Tết Trung thu truyền thống trên địa bàn, góp phần vun bồi, trao truyền ý thức bảo vệ, giữ gìn di sản, phục hồi không gian văn hóa vui chơi truyền thống cho trẻ em.

Ngoài liên hoan múa lân rồng, chương trình “Trung thu Thành cổ - Sơn Tây xứ Đoài” còn có nhiều hoạt động hấp dẫn khác như: Trưng bày mâm cỗ Trung thu; Hội thi mô hình đèn Trung thu đẹp; tặng quà cho thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn…

Gìn giữ những nét đẹp của Trung thu xưa
Các mô hình đèn được trang trí sống động.

Đặc biệt, ông Hà Việt Phong nhấn mạnh, các nội dung hoạt động của chương trình Trung thu năm nay cũng được gắn với không gian tuyến Phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và khôi phục lại những nét đẹp của Tết Trung thu Hà Nội xưa; tạo không gian văn hóa, điểm đến du lịch cho nhân dân Sơn Tây và các vùng lân cận.

Tại cấp cơ sở, không khí đón Tết Trung thu được được quan tâm, chuẩn bị kỹ lưỡng. Bà Phạm Thị Lệ Thủy - Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Sơn Lộc cho biết, được sự hướng dẫn, tạo điều kiện của thị xã, các phường, xã trên địa bàn nói chung và phường Sơn Lộc nói riêng đều chủ động, tích cực tổ chức các hoạt động đón Tết Trung thu cổ truyền. Tất cả đều xác định rõ tầm quan trọng và đặt mục tiêu làm thế nào để mang đến niềm vui thực sự cho trẻ em, người dân trong ngày Tết đoàn viên này.

“Năm nay, chúng tôi đã triển khai sớm các hoạt động chuẩn bị Trung thu. Thực sự, người dân rất ủng hộ cả về tinh thần và vật chất. Thậm chí, nhiều người ủng hộ bằng hiện vật hoặc tiền mặt chỉ với mong muốn con em đều được đón Trung thu truyền thống một cách trọn vẹn”, bà Thủy chia sẻ.

Tương tự, bà Hà Thúy Trang - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Cổ Đông tiết lộ, từ nửa tháng trước, cán bộ và nhân dân trong xã đã bắt tay vào lên ý tưởng, thiết kế và thi công mô hình đèn Trung thu. “Năm ngoái, xã Cổ Đông được trao giải đặc biệt trong cuộc thi mô hình đèn Trung thu. Vì thế, năm nay, nhân dân xã Cổ Đông càng quyết tâm làm tốt hơn nữa, vui hơn nữa”, bà Trang thông tin.

Dự kiến, vào thứ Bảy, ngày 30/9 (tức ngày 16/8 Âm lịch) và Chủ nhật, ngày 1/10 (tức ngày 17/8 Âm lịch) Hà Nội sẽ trưng tập một số mô hình đạt giải trong Hội thi mô hình đèn trung thu đẹp thị xã Sơn Tây. Các mô hình sẽ được trưng bày tại Phố đi bộ Hồ Gươm (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Điểm nhấn đáng chú ý, hiện các xã, phường trên địa bàn thị xã Sơn Tây đều đã hoàn thiện các mô hình đèn Trung thu khổng lồ được mô phỏng theo hình tượng nhân vật lịch sử, truyền thuyết dân gian, con vật yêu thích trong truyện cổ tích, ngụ ngôn cũng như những hình ảnh được coi là biểu tượng văn hóa, sản vật đặc trưng của đơn vị mình.

Các mô hình với đủ màu sắc rực rỡ, kích cỡ cho thấy đêm hội Trăng rằm không chỉ là sân chơi dành cho thiếu nhi mà còn là một cuộc đua tài của những nghệ nhân không chuyên ở các thôn, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị. Để có được những mô hình đèn Trung thu độc đáo tham gia dự thi, các đơn vị đã dành nhiều công sức đầu tư, tất bật chuẩn bị, qua mỗi mô hình gửi gắm tâm huyết, trí tuệ của người dân, thể hiện tình yêu với trẻ nhỏ, đồng thời giáo dục, giúp các cháu thiếu nhi và nhân dân hiểu hơn về văn hóa dân tộc.

Theo thông tin từ Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, các mô hình đèn Trung thu đẹp và xuất sắc nhất sẽ được diễu hành xung quanh tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây vào tối ngày 15/8 Âm lịch, hứa hẹn một đêm hội Trung thu tưng bừng, náo nhiệt, đầy màu sắc rực rỡ.

Tạo sự kết nối trong cộng đồng

Ông Lê Đại Thăng - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây cho biết, một trong những điểm nhấn của chương trình Trung thu năm nay đó là sự tham gia của nghệ sĩ Xuân Bắc và Tự Long, điều này hứa hẹn giúp khán giả nhí và du khách có những phút giây thư giãn, vui cười dí dỏm.

Đặc biệt, để đảm bảo chương trình được tổ chức an toàn, đúng tiến độ, thị xã Sơn Tây yêu cầu các đơn vị chức năng như Công an, Y tế, Phòng Văn hóa thông tin, Trung tâm Văn hóa thông tin và Thể thao thị xã… tham mưu, phối hợp kịp thời giải quyết những vướng mắc, khó khăn; bố trí nhân lực để chủ động các phương án đảm bảo an ninh trật tự, trông giữ phương tiện, chủ động công tác y tế; bố trí không gian trên phố đi bộ để trang trí các mô hình, tiểu cảnh đón trăng…

Ủy ban nhân dân thị xã cũng yêu cầu các nội dung hoạt động chương trình “Trung thu Thành cổ - Sơn Tây xứ Đoài” năm 2023 được tổ chức triển khai đồng bộ đảm bảo hiệu quả, thiết thực, an toàn thu hút đông đảo du khách thập phương, thiếu niên nhi đồng và các tầng lớp nhân dân tham gia, góp phần quảng bá du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của thị xã. Thông qua chương trình nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng và toàn xã hội đối với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, mang đến cho các em một ngày Tết Trung thu thực sự ý nghĩa và tràn đầy niềm vui.

Chương trình “Trung thu Thành cổ Sơn Tây” có thể coi là một “đặc sản” mới tại thị xã Sơn Tây. Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn cho biết, nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững gắn với phát triển kinh tế, Thị ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương khuyến khích các thành phần kinh tế, doanh nghiệp đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ, du lịch; khai thác hiệu quả giá trị của các di tích.

Gìn giữ những nét đẹp của Trung thu xưa
Chương trình “Trung thu Thành cổ Sơn Tây” được gắn với không gian Tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây, góp phần vun bồi truyền thống văn hóa và các giá trị di sản.

Đáng chú ý, theo Bí thư Thị ủy Trần Anh Tuấn, kể từ sự kiện khai trương phố đi bộ xung quanh thành cổ Sơn Tây vào dịp 30/4/2022 đến nay, thị xã Sơn Tây đã đón hàng chục vạn lượt du khách đến thăm quan, trải nghiệm, vui chơi. Không chỉ có công dân Thủ đô đến với Sơn Tây, mà người dân từ Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hoà Bình cũng tìm về Thành cổ để tham gia các hoạt động văn hoá. Thông qua các chương trình như “Trung thu thành cổ”, thị xã Sơn Tây muốn giới thiệu hình ảnh đẹp của thị xã, và tạo sự kết nối với các địa phương khác của Thủ đô và lân cận.

Bí thư Thị ủy Trần Anh Tuấn cũng chia sẻ, thời gian tới, thị xã Sơn Tây sẽ tiếp tục kiên định với mục tiêu là xây dựng thị xã Sơn Tây trở thành một cực tăng trưởng phía Tây Bắc, một trung tâm lớn về du lịch văn hóa của Thủ đô; lấy các giá trị văn hóa là nguồn động lực nội sinh quan trọng nhất để phát triển nhanh và bền vững.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 3 vừa có chỉ đạo “nóng”, yêu cầu Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chấn chỉnh các tồn tại trong hoạt động của Chi nhánh Điện Biên. MB phải tăng cường công tác kiểm soát nội bộ và thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định của Luật Thanh tra. Đây là động thái nhằm đảm bảo hoạt động tuân thủ, minh bạch và an toàn tại chi nhánh.
Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Ngày 21/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã chỉ đạo toàn hệ thống khẩn trương triển khai ứng phó với cơn bão số 3 (Wipha), trên tinh thần sẵn sàng hỗ trợ người dân, tổ chức, giao dịch, làm việc với cơ quan BHXH, không để gián đoạn trong việc chi trả quyền lợi của người tham gia.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Trong bối cảnh kinh tế số toàn cầu, chuyển đổi số và thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) đang là một trong những động lực then chốt giúp Việt Nam hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu và tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu.
Tổng LĐLĐ Việt Nam gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ

Tổng LĐLĐ Việt Nam gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ

Nhân kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2025), chiều nay (21/7), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Nguyễn Đình Khang đã chủ trì buổi gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ.
Ứng phó bão số 3:  Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Ứng phó bão số 3: Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Các đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải hành khách công cộng như xe buýt, tàu điện trên địa bàn Thành phố đang tích cực triển khai các giải pháp phòng ngừa, ứng phó kịp thời và hiệu quả theo diễn biến thực tế của bão số 3.
Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các phường, xã; các cơ sở giáo dục về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3.
Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Những ngày tháng Bảy, khi kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa khép lại, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh các sĩ tử vui mừng, rơi nước mắt, hoặc lặng lẽ suy tư với điểm thi và tính toán đặt nguyện vọng. Bầu không khí ấy khiến không ít người thuộc thế hệ trước lại thấy bồi hồi, xao xuyến khi ký ức về những mùa thi đại học “từ thế kỷ trước” chợt ùa về, nguyên vẹn như chưa từng phai nhạt.

Tin khác

Hà Nội trong mắt những "lữ khách đường xa"

Hà Nội trong mắt những "lữ khách đường xa"

Giữa dòng chảy không ngừng của thời gian, Hà Nội vẫn giữ cho mình vẻ đẹp riêng vừa cổ kính, trầm mặc, lại vừa sôi động, hiện đại. Nơi đây không chỉ là Thủ đô ngàn năm văn hiến, mà còn là điểm hẹn của ký ức, của văn hóa, của những trái tim yêu khám phá. Mỗi bước chân du khách đến Hà Nội là một hành trình riêng để cảm nhận và thấu hiểu vẻ đẹp của mảnh đất và con người nơi đây. Trong mắt họ, Hà Nội hiện lên như thế nào? Điều gì khiến họ yêu, ấn tượng, hoặc bất ngờ? Hãy cùng chúng tôi lắng nghe những chia sẻ chân thật, những ấn tượng và câu chuyện nhỏ đầy cảm xúc từ những du khách đã và đang trải nghiệm Hà Nội theo cách của riêng mình.
Xã Thanh Trì: Diện mạo mới, động lực mới

Xã Thanh Trì: Diện mạo mới, động lực mới

Xã Thanh Trì mới ra đời, mang trong mình sứ mệnh trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, hành chính phía Nam Thủ đô Hà Nội. Hình thành từ sự hợp nhất nhiều đơn vị hành chính, Thanh Trì không chỉ rộng lớn về diện tích mà còn giàu về truyền thống, đa dạng về bản sắc và tràn đầy tiềm năng phát triển.
Cận cảnh công trình đập dâng với đài vọng cảnh trên sông Tô Lịch sắp hình thành

Cận cảnh công trình đập dâng với đài vọng cảnh trên sông Tô Lịch sắp hình thành

Đến thời điểm hiện tại, công trình đập dâng tại Cầu Quang, 1 trong 3 đập dâng trên sông Tô Lịch đã hoàn thành cơ bản phần xây lắp với thiết kế ấn tượng.
Cổng làng trong lòng phố

Cổng làng trong lòng phố

Giữa nhịp sống hối hả của Hà Nội hôm nay, nơi những dòng xe cuồn cuộn lao đi như chẳng kịp níu giữ thời gian, đôi khi ta bắt gặp một khoảnh khắc chùng lại: một cổng làng cũ kỹ, rêu phong, âm thầm nép mình bên góc phố. Cổng làng - như dấu lặng giữa bản nhạc ồn ào của đô thị, như nét chấm phá trầm mặc giữa bức tranh rực rỡ sắc màu hiện đại.
Trà sen Tây Hồ: Hương sắc thanh tao giữa phố thị vội vã

Trà sen Tây Hồ: Hương sắc thanh tao giữa phố thị vội vã

Mỗi khi mùa sen nở, bên những hồ nước Tây Hồ phẳng lặng, lại thấp thoáng hình bóng những người nghệ nhân lặng lẽ gom từng hạt hương sắc của mùa hạ. Không máy móc, không dây chuyền, chỉ có đôi bàn tay khéo léo, khứu giác tinh tế và những bí quyết được giữ gìn qua nhiều thế hệ. Trà sen Tây Hồ vì thế trở thành một lát cắt tinh tế trong bức tranh văn hóa Hà Nội ngàn năm.
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Học: "Tôi viết, để giữ lại điều đẹp đẽ"

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Văn Học: "Tôi viết, để giữ lại điều đẹp đẽ"

Có những con người, dù cuộc sống mang đến bao nhiêu thử thách, bão giông, vẫn kiên cường bước tiếp, dùng ngòi bút như ánh đuốc soi đường, thắp lên hy vọng giữa những ngày đen tối nhất. Nguyễn Văn Học chính là một trong số đó - người viết không chỉ bằng lý trí mà còn bằng cả trái tim rung động trước những cảnh đời khốn khổ, trước những mảng xanh ngỡ như mỏng manh, dễ vỡ.
Nâng cao nếp sống văn hóa từ mô hình di tích lịch sử kiểu mẫu

Nâng cao nếp sống văn hóa từ mô hình di tích lịch sử kiểu mẫu

Thời gian qua, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội đã triển khai hiệu quả mô hình di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn gắn với thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, qua đó góp phần tạo sự văn minh trong ứng xử đối với người quản lý di tích cũng như người dân, du khách.
Phụ nữ cống hiến xây dựng, phát triển Thủ đô văn hiến và hội nhập

Phụ nữ cống hiến xây dựng, phát triển Thủ đô văn hiến và hội nhập

Phong trào thi đua yêu nước có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần tạo ra động lực thúc đẩy các hoạt động cách mạng. Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện các Chỉ thị về thi đua yêu nước của Đảng, phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng của thành phố Hà Nội nhiều năm qua đã có nhiều đổi mới.
Giữ hồn di sản cho muôn đời sau

Giữ hồn di sản cho muôn đời sau

Kinh thành Thăng Long xưa, nay là Thủ đô Hà Nội, vốn là mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ, kết tinh những tinh hoa văn hóa trong suốt chặng đường dựng nước, giữ nước của dân tộc. Ngàn năm qua, biết bao mồ hôi, xương máu của ông cha đã đổ xuống nơi đây, chốn định đô muôn đời mang trong mình biết bao di sản đô thị vô giá mà hôm nay chúng ta thừa hưởng. Giờ đây, mảnh đất này lại là nhân chứng trong bước chuyển mình của dân tộc, gánh vác trách nhiệm “giàu có, hiện đại” nhưng vẫn phải cân bằng với khối “tài nguyên văn hóa - lịch sử” sâu và nặng.
Tái thiết Hà Nội từ những “tài nguyên ngủ quên”

Tái thiết Hà Nội từ những “tài nguyên ngủ quên”

Giữa nhịp phát triển hiện đại của Thủ đô, vẫn còn đó hàng nghìn di tích, công trình cũ và cơ sở công nghiệp chưa được khai thác đúng mức, những “nguyên liệu thô” mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa. Nếu được quy hoạch và sử dụng hợp lý, đây sẽ là nền tảng quý giá cho quá trình tái thiết đô thị gắn với bảo tồn và sáng tạo.
Xem thêm
Phiên bản di động