--> -->

Giây phút không quên ngày 30/4 năm ấy

Trung tướng Phạm Xuân Thệ là người trực tiếp dẫn giải Tổng thống nguỵ quyền Sài Gòn Dương Văn Minh từ Dinh Độc Lập tới Đài phát thanh Sài Gòn để tuyên bố đầu hàng vô điều kiện ngày 30/4/1975. Đó là thời khắc không bao giờ phai mờ trong tâm trí Trung tướng Phạm Xuân Thệ về ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.
giay phut khong quen ngay 304 nam ay Triển lãm ảnh Việt Nam mừng ngày thống nhất đất nước 30/4 tại Mexico
giay phut khong quen ngay 304 nam ay Những ca khúc bất hủ về ngày 30/4/1975
giay phut khong quen ngay 304 nam ay Lịch nghỉ Ngày 30/4 và Quốc tế lao động 1/5 ra sao?
giay phut khong quen ngay 304 nam ay
Trung tướng Phạm Xuân Thệ

Những ngày đầu tháng 4/1975 là thời điểm quân và dân cả nước hướng về Sài Gòn - Gia Định. Trung tướng Phạm Xuân Thệ khi đó với trọng trách là Trung đoàn phó Trung đoàn 66 (Sư đoàn 304) được giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ huy lực lượng đi đầu phối hợp cùng bộ đội xe tăng, thiết giáp của Quân đoàn 2 tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, đánh thẳng vào Dinh Độc Lập.

Theo quyết định của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, sau khi giải phóng Đà Nẵng, Quân đoàn 2 được Bộ Tư lệnh tăng cường cùng Sư đoàn 3 - Sao Vàng của Quân khu V và được lệnh hành quân bằng cơ giới vào phía Nam chuẩn bị tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Nhớ về Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Trung tướng Phạm Xuân Thệ kể: “Sau khi nhận nhiệm vụ của Bộ Tư lệnh Sư đoàn giao, Ban chỉ huy Trung đoàn 66 đã quán triệt, phổ biến nhiệm vụ cho các đơn vị, xây dựng quyết tâm và kế hoạch tổ chức hành quân. Cuộc hành quân lần này toàn bộ bằng cơ giới, đường hành quân dài, nên sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì chúng tôi chưa có nhiều kinh nghiệm tổ chức cho bộ đội hành quân bằng cơ giới. Tuy vất vả, phải trèo đèo, lội suối, xuyên qua những cánh rừng già nhưng toàn đơn vị đều quyết tâm cao”.

Đến ngày 22/4/1975, đơn vị do Trung tướng Phạm Xuân Thệ dẫn đầu đã liên lạc với Tiểu đoàn 7 - Thị xã Hàm Tân. Theo kế hoạch, Tiểu đoàn 7 tiến công từ phía Bắc, Tiểu đoàn 8 tiến công từ phía Tây Nam theo trục đường 28 tiến vào thị xã. Ông nhớ lại: “Lúc đó khoảng 21h, chúng tôi bắt đầu nổ súng tiến công. Sau gần 2 giờ chiến đấu, toàn bộ lực lượng địch ở thị xã Hàm Tân bị tiêu diệt và bỏ chạy. Các đơn vị thừa thắng truy kích địch đến tận cảng biển của thị xã Hàm Tân.

Sau đó, Trung đoàn để lại một bộ phận phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương chốt giữ trong thị xã, còn hầu hết lực lượng trở về vị trí tập kết để chuẩn bị tiến công vào Sài Gòn”. Sáng ngày 23/4, Trung đoàn 66 tiếp tục hành quân trong đội hình của Sư đoàn, tập kết ở rừng cao su đồn điền Ông Quế (cách Sài Gòn 60km) về phía Đông. Tại đây, đơn vị được cấp trên giao nhiệm vụ tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử - trận quyết chiến chiến lược của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

giay phut khong quen ngay 304 nam ay
Các chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam trong đó có chiến sĩ Phạm Xuân Thệ dẫn Tổng thống Dương Văn Minh đến Đài phát thanh (ảnh Tư liệu)

Trung đoàn 66 được giao nhiệm vụ làm lực lượng dự bị của Sư đoàn, sẵn sàng thay thế Trung đoàn 9 và 24. Đặc biệt, Trung đoàn 66 có nhiệm vụ nằm trong đội hình Binh đoàn thọc sâu của Quân đoàn 2 nhanh chóng tiến công theo trục đường 15, xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa tiến vào nội đô Sài Gòn. Lúc này, cán bộ, chiến sĩ trong Trung đoàn với khí thế rất cao. Mọi người đều hồ hởi khi được tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh đánh vào sào huyệt cuối cùng của chính quyền Sài Gòn. Trên những chiếc mũ cứng, cán bộ, chiến sĩ đều dán khẩu hiệu “Quyết tâm giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam”.

Đúng 17h ngày 26/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử bắt đầu, những phát pháo đầu tiên hỏa lực chuẩn bị của Quân đoàn 2 và Sư đoàn 304 bắn vào căn cứ Nước Trong và trường sĩ quan bộ binh của địch. Sau giai đoạn hỏa lực chuẩn bị, bộ đội Trung đoàn 9 và Trung đoàn 24 xung phong tiến công đánh địch ở căn cứ Nước Trong và trường sĩ quan bộ binh của địch (ngày 27/4) nhưng không đánh chiếm được các mục tiêu đã định.

Do quân địch dựa vào công sự kiên cố và thế phòng ngự vững chắc các căn cứ trước đây của Mỹ và chư hầu chống trả ta quyết liệt. Sáng 28/4/1975, chỉ huy Sư đoàn 304 lệnh cho Trung đoàn 66 đưa Tiểu đoàn 7 lên tăng cường chiến đấu cho Trung đoàn 9. Đến chiều, Trung đoàn 9 làm chủ hoàn toàn căn cứ Nước Trong, Trung đoàn 24 làm chủ được trường sĩ quan bộ binh đồng thời đánh chiếm được ngã ba Thái Lan và cầu sông Buông trên đường 15. Được lệnh của Sư đoàn, Trung tướng Phạm Xuân Thệ và Tiểu đoàn 7 trở về đội hình chiến đấu của Trung đoàn…

Với cuộc đời binh nghiệp, quá khứ về những năm tháng chiến đấu vì màu cờ, vì độc lập tự do cho Tổ quốc của anh em chiến sĩ chúng tôi chính là lẽ sống. Lý tưởng của Đảng, Bác Hồ và ước vọng hòa bình, thống nhất của nhân dân đã ngấm sâu vào máu thịt của anh em chiến sĩ. Tất cả đều chiến đấu với tinh thần quyết chiến quyết thắng cao nhất, để đi đến thắng lợi cuối cùng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, góp phần đưa đất nước bước sang một trang sử mới của độc lập, thống nhất.

Trung tướng Phạm Xuân Thệ nhớ lại thời khắc lịch sử ấy: “Đêm trước ngày 30/4 lịch sử, chúng tôi đang chiến đấu tại một căn cứ cách Sài Gòn khoảng 40km. Lúc này được Ban Chỉ huy trung đoàn và Bộ Tư lệnh Sư đoàn (lúc đó Sư đoàn gọi là Bộ Tư lệnh) giao nhiệm vụ đi đầu đội hình để chỉ huy lực lượng của Trung đoàn 66, đi cùng Lữ đoàn xe tăng tiến về Sài Gòn.

Mục tiêu là vào nội đô thành phố Sài Gòn để chiếm giữ Dinh Độc Lập, Đài phát thanh, Bộ Tư lệnh Hải quân. Bản thân tôi lúc đó cũng không biết nội các của chính quyền Sài Gòn còn ở trong Dinh Độc Lập. Mục đích là địch ở trong đó nếu chống cự thì triển khai đội hình chiến đấu, không chống cự thì vào chiếm lại và cắm cờ lên nóc Dinh. Về diễn biến trận đánh, từ cầu Thị Nghè về đến Dinh Độc Lập, ở đường nhân dân chưa có ai ra, chỉ có xe của quân Giải phóng ầm ầm đi vào.

Khi chiếc xe tăng đầu tiên mở được cánh cổng ra, trong khoảnh khắc khoảng 10 - 15 phút, tất cả các loại xe cộ cũng như nhân dân, bộ đội, chiến sĩ của chúng ta ào vào. Lúc tôi bước xuống khỏi xe Jeep, các nhà báo ở đó rất đông, họ chỉ cho chúng tôi lên trên chỗ nội các chính quyền Sài Gòn đang chờ. Gặp nội các địch với tư thế sẵn sàng chiến đấu, người đầu tiên tôi gặp là ông Nguyễn Hữu Hạnh, phụ tá của Tổng thống Dương Văn Minh.

Ông Hạnh cho biết, toàn bộ nội các chính quyền của ông Minh đang trong phòng họp, “mời cấp chỉ huy vào làm việc”. Lúc này tôi mới biết là nội các địch còn ở đây, tâm trạng bất ngờ, cũng thoáng chút lo lắng. Trong phòng họp rất rộng đó có khoảng 50 người. Tổng thống Dương Văn Minh bước ra và nói: “Chúng tôi biết quân Giải phóng tiến công vào nội đô, đang chờ quân Giải phóng vào bàn giao”.

Lúc này, tôi không nghĩ đến chuyện bàn giao như thế nào, chỉ nói: “Các ông đã bị bắt làm tù binh, các ông phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, không bàn giao gì cả”. Khi được yêu cầu ra đài phát thanh tuyên bố đầu hàng, Dương Văn Minh lo sợ vì ở ngoài đường phố vẫn đang tiếp tục chiến đấu, tiếng súng đạn vẫn đang nổ. Tuy nhiên, khi được chúng tôi đảm bảo an toàn, chính Dương Văn Minh là người chỉ đường dẫn tới đài phát thanh.

Tại đó, chúng tôi đã ngồi thảo bản tuyên bố đầu hàng. Quá trình thảo, đọc và ghi âm lại bản thảo diễn ra khoảng 40 - 50 phút. Trong quá trình ghi âm lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh, máy ghi âm của chúng ta (thu được trong một trận chiến ở Đà Nẵng) bị hỏng do rối băng nên phải nhờ một máy ghi âm của một nhà báo nước ngoài có mặt tại thời điểm đó để ghi. Sau khi lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện được phát đi và đại diện quân Giải phóng của chúng ta đọc lời chấp nhận lời đầu hàng. Chúng tôi tiếp tục đưa Dương Văn Minh về Dinh Độc Lập để chờ cấp trên vào bàn giao”.

H. Phong – Đ.Tuệ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Bữa cơm Công đoàn” ấm áp, gắn kết yêu thương tại Tập đoàn Thái Bình Dương

“Bữa cơm Công đoàn” ấm áp, gắn kết yêu thương tại Tập đoàn Thái Bình Dương

Hướng tới chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước và kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2025), ngày 25/7, Công đoàn Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương (thuộc Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội) đã tổ chức chương trình “Bữa cơm Công đoàn” 2025 - một hoạt động ý nghĩa, thiết thực chăm lo đời sống tinh thần, tạo không gian giao lưu, gắn bó giữa đoàn viên, người lao động và Ban lãnh đạo Tập đoàn.
Lưu ý về ủy quyền nhận lương hưu từ tháng 7/2025

Lưu ý về ủy quyền nhận lương hưu từ tháng 7/2025

Sau ngày 1/7/2025, người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) phải xác lập lại việc ủy quyền hoặc làm thủ tục chứng thực theo quy định kịp thời để không bị gián đoạn trong việc nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng.
Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Ngày 25/7, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc đã chủ trì Hội thảo khoa học “Nhận diện những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất và kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật” do Tạp chí Dân chủ và Pháp luật tổ chức.
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trở thành Đại sứ thương hiệu Văn Lang Empire T&T Golf Club

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh trở thành Đại sứ thương hiệu Văn Lang Empire T&T Golf Club

Với vẻ đẹp thanh lịch, trí tuệ và tinh thần nhân văn, Hoa hậu Việt Nam 2016 Đỗ Mỹ Linh chính thức đồng hành cùng Văn Lang Empire T&T Golf Club trong vai trò Đại sứ thương hiệu mang đến một góc nhìn mới: Golf không chỉ là thể thao, mà là hành trình trải nghiệm văn hóa và phong cách sống hiện đại.
Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa: Sẵn sàng cho giai đoạn mới 2025 - 2030

Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa: Sẵn sàng cho giai đoạn mới 2025 - 2030

Sáng 25/7 tại trụ sở Đảng uỷ - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Đống Đa đã diễn ra Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa lần thứ I, Nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại hội Đảng bộ UBND phường Đống Đa lần thứ I được tổ chức thành công tốt đẹp - ghi dấu ấn 98/98 tổ chức Đảng trực thuộc Đảng bộ phường Đống Đa hoàn thành việc tổ chức Đại hội. Hội nghị với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, hiệu quả; sẵn sàng tiến tới Đại hội Đảng bộ phường Đống Đa lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Hà Nội tổng kiểm soát phương tiện kinh doanh vận tải đường bộ, đường thủy

Hà Nội tổng kiểm soát phương tiện kinh doanh vận tải đường bộ, đường thủy

Từ 25/7 đến 25/8/2025, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an thành phố Hà Nội đã đồng loạt ra quân tổng kiểm soát phương tiện kinh doanh vận tải trên cả đường bộ và đường thủy, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông. Nhiều trường hợp vi phạm đã bị phát hiện và xử lý nghiêm.
Ông Lý Xương Căn, hậu duệ đời thứ 31 vua Lý Thái Tổ nhận Bằng khen của Bộ VHTTDL

Ông Lý Xương Căn, hậu duệ đời thứ 31 vua Lý Thái Tổ nhận Bằng khen của Bộ VHTTDL

Ngày 25/7, tại trụ sở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), Thứ trưởng Hồ An Phong đã trao Bằng khen của Bộ trưởng cho ông Lý Xương Căn, Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc, nhằm ghi nhận những đóng góp xuất sắc, bền bỉ và tiên phong trong xúc tiến du lịch, quảng bá hình ảnh Việt Nam đến với người dân Hàn Quốc - một thị trường gửi khách hàng đầu đến Việt Nam.

Tin khác

Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Nhận diện những khó khăn trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất

Ngày 25/7, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc đã chủ trì Hội thảo khoa học “Nhận diện những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện triển khai dự án đầu tư có sử dụng đất và kiến nghị, đề xuất hoàn thiện pháp luật” do Tạp chí Dân chủ và Pháp luật tổ chức.
Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công tại xã Minh Châu

Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công tại xã Minh Châu

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), chiều 25/7, đồng chí Phạm Thị Thanh Mai, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thành phố Hà Nội đã dâng hương viếng Anh hùng liệt sĩ và đến thăm, tặng quà của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội tới các gia đình chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn xã Minh Châu.
Rà soát vướng mắc do quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Rà soát vướng mắc do quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh

Rà soát những khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đang được Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, hiệp hội doanh nghiệp thực hiện, nhằm tập hợp các vướng mắc cần sửa đổi để đề xuất, tháo gỡ kịp thời các khó khăn cho doanh nghiệp.
Nhiều hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 tại TP.HCM và Đồng Nai

Nhiều hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 tại TP.HCM và Đồng Nai

Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM), Đồng Nai đã và đang tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025).
Hoạt động hiệu quả chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Hoạt động hiệu quả chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Sau hơn 2 tuần đi vào hoạt động, mô hình chính quyền 2 cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã ổn định, phát huy hiệu quả, tạo sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.
Giải pháp triển khai công tác quy hoạch gắn với sắp xếp đơn vị hành chính

Giải pháp triển khai công tác quy hoạch gắn với sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 24/7, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú chủ trì Hội đồng thẩm định độc lập dự thảo Nghị quyết về giải pháp tiếp tục triển khai công tác quy hoạch gắn với sắp xếp đơn vị hành chính trong thời gian chưa ban hành Luật Quy hoạch (sửa đổi).
Chăm lo chu đáo để đời sống người có công tốt đẹp hơn

Chăm lo chu đáo để đời sống người có công tốt đẹp hơn

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu, với trách nhiệm lớn lao và nghĩa tình sâu nặng, Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta nguyện tiếp tục chăm lo chu đáo để xoa dịu nỗi đau, thấm giọt nước mắt, làm vơi đi nỗi nhớ; để đời sống vật chất, tinh thần của người có công tốt đẹp hơn.
Tăng ngân sách nhà nước, đa dạng hóa các nguồn lực xã hội để thực hiện tốt hơn công tác "đền ơn, đáp nghĩa"

Tăng ngân sách nhà nước, đa dạng hóa các nguồn lực xã hội để thực hiện tốt hơn công tác "đền ơn, đáp nghĩa"

Thiết thực kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), sáng nay 24/7, tại Hà Nội. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Báo Nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt người có công và nhân chứng lịch sử năm 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và có bài phát biểu quan trọng.
Trong năm 2025, Bộ Tư pháp hoàn thành xây dựng 6 cơ sở dữ liệu

Trong năm 2025, Bộ Tư pháp hoàn thành xây dựng 6 cơ sở dữ liệu

Trong năm 2025, Bộ Tư pháp phải hoàn thành xây dựng 6 cơ sở dữ liệu gồm: Cơ sở dữ liệu hộ tịch; cơ sở dữ liệu trợ giúp pháp lý; cơ sở dữ liệu thi hành án dân sự; cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính; cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm và cơ sở dữ liệu công chứng.
Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến về công tác tư pháp khi triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, kết nối trực tuyến đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã trên cả nước.
Xem thêm
Phiên bản di động