--> -->

Giáo viên mầm non ngoài công lập gồng mình “vượt bão”

Dịch Covid-19 đã tác động, ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Ngành Giáo dục cũng không nằm ngoài những ảnh hưởng trên. Với hệ thống giáo dục mầm non ngoài công lập tại Hà Nội, khi 100% thu chi đều dựa vào học phí phụ huynh đóng góp, việc học sinh nghỉ học dài ngày khiến các trường rơi vào cảnh khủng hoảng nguồn thu. Việc sớm tìm ra những giải pháp “cứu cánh” thiết thực trong bối cảnh này sẽ trực tiếp góp phần giúp giáo viên và các trường mầm non ngoài công lập có thể “sống sót” qua giai đoạn dịch Covid-19 khó khăn như hiện nay.
giao vien mam non ngoai cong lap gong minh vuot bao Truy thu bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với giáo viên mầm non ngoài công lập
giao vien mam non ngoai cong lap gong minh vuot bao Đề xuất hỗ trợ 50% mức lương cơ sở đối với giáo viên mầm non tại các khu công nghiệp

Nhiều khó khăn

Thất nghiệp, không có thu nhập và buộc phải tìm công việc khác để kiếm sống là tình cảnh chung của giáo viên các cơ sở mầm non tư thục. Chị N.T.L (giáo viên của cơ sở mầm non tư thục tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, do trường đóng cửa để phòng, chống dịch bệnh Covid-19 nên chị buộc phải nghỉ việc ở nhà không lương. Chồng chị từng làm tại một công ty du lịch cũng phải nghỉ việc bởi ảnh hưởng của dịch bệnh. Mất đi những nguồn thu quan trọng nhất, kinh tế gia đình chị gặp không ít khó khăn.

giao vien mam non ngoai cong lap gong minh vuot bao
Các trường học huy động giáo viên, nhân viên dọn vệ sinh phòng học.

Chung tình cảnh tương tự, làm việc tại một trường mầm non tư thục tại quận Hoàng Mai (Hà Nội), trước kia chị H. có thu nhập 5-6 triệu đồng/tháng. Từ đầu tháng 2 trường đóng cửa, chị chỉ được trả một nửa lương đóng bảo hiểm xã hội. Đến tháng 3, chị không được trả lương vì trường không có nguồn thu. Để trang trải cuộc sống, hằng ngày chị H. bán hàng online, chủ yếu là hóa mỹ phẩm nhưng do tính chất công việc chủ yếu là thời vụ nên lượng khách ít, cả tháng lời lãi chỉ được vài trăm nghìn đồng.

Không riêng trường hợp chị N.T.L hay chị H., những giáo viên tư thục khác cũng chia sẻ họ đang gặp rất nhiều khó khăn khi không có việc làm, tìm việc làm thêm cũng không đơn giản, có cô giáo phải làm phụ xây dựng hay giúp việc theo nhà…

Nhiều trường mầm non không có nguồn thu, song vẫn phải cầm cự để trả lương, đóng bảo hiểm xã hội cho giáo viên. Trường Mầm non tư thục Quốc tế Mỹ Rosemont (quận Thanh Xuân, Hà Nội) là một ví dụ. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên đơn vị này buộc phải cho giáo viên nghỉ luân phiên. Mặc dù không hoạt động nhưng mỗi tháng nhà trường vẫn phải bỏ cả hàng trăm triệu đồng để chi trả tiền thuê địa điểm, tiền bảo hiểm và tiền lương cho giáo viên. Sức ép trên là một gánh nặng quá sức đối với đơn vị này.

Cố gắng trả lương, hỗ trợ giáo viên

Trong “bức tranh” ảm đạm kể trên, qua ghi nhận của Lao động Thủ đô vẫn còn những gam màu tươi sáng khi các trường mầm non tư thục và thậm chí ngay bản thân những giáo viên đã có không ít sáng kiến, nỗ lực để vượt qua khó khăn. Bà Nguyễn Thị Nhung (Giám đốc Trường Mầm non tư thục Quốc tế Mỹ Rosemont) cho biết, trường có khoảng hơn 30 giáo viên, người lao động. Thời gian qua, dù trường đối mặt với khó khăn song vẫn hỗ trợ trả lương, chế độ bảo hiểm… tháng 2, tháng 3 cho giáo viên, nhân viên nhà trường.

“Bây giờ tất cả các trường đều trông chờ vào nhà nước thì làm sao mà được. Bởi dịch bệnh, thiên tai đưa đến do khách quan chứ không phải nhà nước muốn. Ngoài việc chung tay cùng các ngành chức năng phòng chống dịch Covid-19, bản thân tôi chỉ có đề xuất chủ nhà, công ty, đơn vị cho thuê nhà… xem xét giảm chi phí thuê mặt bằng cho các trường đến khi hết dịch. Nếu được thì đây sẽ là động thái thiết thực góp phần cùng các cơ sở giáo dục vượt qua những khó khăn tại giai đoạn này…” - bà Nguyễn Thị Nhung chia sẻ.

Trường không có nguồn thu vì học sinh nghỉ học, song bà Đàm Thị Hảo (Hiệu trưởng Trường Mầm non Ngôi nhà tư duy, quận Hà Đông, Hà Nội) vẫn bày tỏ niềm lạc quan khi không ngừng động viên, khích lệ giáo viên, học sinh trong trường tiếp tục cố gắng. Theo bà Đàm Thị Hảo, dù khó khăn song trường vẫn cố gắng duy trì hỗ trợ 30% lương và các chế độ cho giáo viên để đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường trang trải cuộc sống.

Còn tại phường Cổ Nhuế 2 (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), bà Nguyễn Thị Minh (Hiệu trưởng Trường Mầm non Mickey) cho biết, trước những khó khăn chung của các trường mầm non ngoài công lập, giáo viên trong trường đã cùng nhau lập một nhóm kinh doanh các sản phẩm thực phẩm an toàn online. Công việc bán “quà quê” online vừa giúp những thành viên là giáo viên trong nhóm bán được rau, quả, sản phẩm thực phẩm an toàn, vừa giúp mọi người ở Hà Nội có thực phẩm đảm bảo. Mặt khác, đây cũng là giải pháp ngắn hạn giúp bản thân giáo viên có thêm thu nhập.

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp cấp bách để tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở giáo dục quốc dân. Chẳng hạn: Miễn, giảm, kéo dài thời gian quyết toán các khoản thuế năm 2019 và miễn các khoản thuế phát sinh trong quý 1 và 2 năm 2020 đối với các cơ sở giáo dục trong và ngoài công lập.

Chi phí hoạt động bao gồm tiền lương, bảo hiểm, chế độ khác của đội ngũ cán bộ, giảng viên, công nhân viên tại các cơ sở giáo dục chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 50-60%) ngân sách. Để giảm bớt chi phí hoạt động, Bộ GD&ĐT đề xuất Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành có liên quan xem xét miễn Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp đối với toàn bộ giáo viên, giảng viên, nhân viên, cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục trong và ngoài công lập đang tham gia đóng trong quý 1 và 2 năm 2020.

Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT đề xuất Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước có gói tín dụng cho vay ưu đãi lãi suất 0% áp dụng cho đối tượng là các cơ sở giáo dục ngoài công lập vay với mục đích duy trì hoạt động thường xuyên nhằm có nguồn vốn chi trả hoạt động và để người lao động yên tâm công tác, tiếp tục có động lực, niềm tin đóng góp vào sự nghiệp phát triển giáo dục của nước nhà.

Thực tế, đối với các trường ngoài công lập, việc học sinh nghỉ học những tháng vừa qua khiến các cơ sở này lâm cảnh lao đao là điều không thể phủ nhận. Học sinh nghỉ đồng nghĩa với việc trường bị ảnh hưởng nhiều về nguồn thu, trong khi vẫn phải cố gắng để hỗ trợ giáo viên, nhân viên. Đồng cảm với các trường đang lao đao vì dịch Covid-19, nhiều chuyên gia cũng cho rằng đã đến lúc cần phải xây dựng một chính sách dài hơi trong trường hợp xảy ra thiên tai dịch họa.

Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ (nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT) cho rằng việc cho học sinh nghỉ là một biện pháp cần thiết và quan trọng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời mà xa hơn chúng ta cần có cách ứng phó phù hợp, bài bản và lâu dài. Nói cách khác, qua dịch Covid-19 này đặt ra vấn đề cần phải có một chiến lược, chính sách dài hơi trong trường hợp xảy ra thiên tai dịch họa.

Nói sâu hơn về giải pháp, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ cho biết: “Đối với khối mầm non ngoài công lập, theo tôi dịch Covid-19 đã gây ra một số khó khăn rất lớn. Tôi nghĩ giải pháp trước mắt các cơ quan liên quan nên nghiên cứu tổ chức, phát triển những nhóm nhỏ gia đình từ 5 đến 10 trẻ. Các giáo viên sẽ đến gia đình đó và trông coi trẻ. Ví dụ, trong nhà, trong một xóm nhỏ có nhiều trẻ thì có thể tập hợp lại. Cha mẹ đi làm. Một gia đình phụ huynh nào đó chỉ cần dành ra 1 phòng nhỏ tầm 15 - 20m để tổ chức thành nhóm nhỏ, các cô giáo sẽ đến từng nhóm để dạy. Điều này vừa tạo điều kiện cho những phụ huynh không chăm được con có thể gửi con đến đó, vừa phần nào tạo thu nhập cho các cô…”

Rõ ràng, trong thời điểm dịch bệnh vẫn đang có những diễn biến phức tạp, những nỗ lực, sáng kiến xoay sở của các cơ sở giáo dục thuộc khối trường mầm non tư thục là đáng trân trọng và ghi nhận. Tuy nhiên, như vậy là chưa đủ. Bởi hơn bao giờ hết họ rất cần một liều vaccine hoặc đơn giản chỉ là một cái chìa tay từ Nhà nước và xã hội cùng họ vượt qua giai đoạn khó khăn, khốc liệt này.

P.T - Đ.L

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Hơn 1.100 học sinh trúng tuyển bổ sung lớp 10 trường công lập

Hà Nội: Hơn 1.100 học sinh trúng tuyển bổ sung lớp 10 trường công lập

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa công bố danh sách trúng tuyển bổ sung lớp 10 năm học 2025 - 2026 các trường trung học phổ thông (THPT): Phúc Lợi và Minh Quang; danh sách trúng tuyển vào lớp 10 hai trường THPT mới thành lập là Phúc Thịnh và Đỗ Mười.
Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Khẳng định vai trò trung tâm của khối đại đoàn kết

Chi bộ Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phường Cầu Giấy vừa tổ chức thành công Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Hà Nội: Đánh sập đường dây mua bán thuốc lá điện tử trị giá 40 tỷ đồng, bắt giữ 15 đối tượng

Phòng Cảnh sát kinh tế Công an thành phố Hà Nội vừa triệt phá thành công đường dây mua bán thuốc lá điện tử lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn. Với quy mô lên tới 127.000 sản phẩm, trị giá ước tính 40 tỷ đồng, Công an đã bắt giữ 15 đối tượng liên quan.
Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Công an Hà Nội thông tin vụ xe bán tải gây tai nạn liên hoàn tại phố Khâm Thiên

Tối 23/7, Công an thành phố Hà Nội cho biết, liên quan đến vụ tai nạn liên hoàn tại trước số nhà 87 phố Khâm Thiên, phường Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), cơ quan chức năng xác định xe ô tô bán tải đã va chạm với 8 xe mô tô, 1 xe máy điện và một nam giới đang đứng dưới lòng đường (được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức)...
Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Tri ân các gia đình chính sách, người có công tiếp nối truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Trong không khí trang trọng của tháng Bảy lịch sử, cùng với cả nước và thành phố Hà Nội, phường Đống Đa đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025). Đây là sự kiện thể hiện sâu sắc đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc Việt Nam.
Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Đại hội Đảng bộ CATP Hà Nội nhiệm kỳ 2025 - 2030: Nền tảng vững chắc bước vào kỷ nguyên mới

Sau hai ngày làm việc nghiêm túc, Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố (CATP) Hà Nội lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã thành công tốt đẹp, tạo nền tảng chính trị vững chắc, góp phần xây dựng lực lượng Công an Thủ đô trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Uống nước nhớ nguồn

Uống nước nhớ nguồn

Mỗi năm vào tháng Bảy, nhân dân ta lại dành những tình cảm thiêng liêng và sâu lắng nhất để tưởng nhớ, tri ân những người hy sinh vì non sông đất nước, các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh -những người đã không tiếc máu xương, tính mạng vì nền độc lập, tự do và sự bình yên của Tổ quốc. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Tin khác

Hà Nội: Hơn 1.100 học sinh trúng tuyển bổ sung lớp 10 trường công lập

Hà Nội: Hơn 1.100 học sinh trúng tuyển bổ sung lớp 10 trường công lập

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa công bố danh sách trúng tuyển bổ sung lớp 10 năm học 2025 - 2026 các trường trung học phổ thông (THPT): Phúc Lợi và Minh Quang; danh sách trúng tuyển vào lớp 10 hai trường THPT mới thành lập là Phúc Thịnh và Đỗ Mười.
Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế

Nhiều trường đại học công bố điểm sàn, mở rộng xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế

Tính đến ngày 22/7, nhiều trường đại học trên cả nước đã công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm 2025. So với năm trước, điểm sàn năm nay có xu hướng giảm nhẹ ở nhiều ngành, đồng thời mở rộng các phương thức xét tuyển, đặc biệt là kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ và bài thi đánh giá năng lực.
Điểm sàn đại học, cao đẳng năm 2025 nhóm ngành sư phạm

Điểm sàn đại học, cao đẳng năm 2025 nhóm ngành sư phạm

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quyết định về việc xác định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đối với nhóm đào tạo giáo viên trình độ đại học, cao đẳng năm 2025.
Điểm sàn đại học năm 2025 nhóm ngành sức khỏe

Điểm sàn đại học năm 2025 nhóm ngành sức khỏe

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố Quyết định về việc xác định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành sức khỏe có cấp giấy phép hành nghề trình độ đại học năm 2025.
Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các phường, xã; các cơ sở giáo dục về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3.
Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Những ngày tháng Bảy, khi kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa khép lại, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh các sĩ tử vui mừng, rơi nước mắt, hoặc lặng lẽ suy tư với điểm thi và tính toán đặt nguyện vọng. Bầu không khí ấy khiến không ít người thuộc thế hệ trước lại thấy bồi hồi, xao xuyến khi ký ức về những mùa thi đại học “từ thế kỷ trước” chợt ùa về, nguyên vẹn như chưa từng phai nhạt.
Phụ huynh Hà Nội phấn khởi với chính sách miễn học phí, hỗ trợ bữa trưa

Phụ huynh Hà Nội phấn khởi với chính sách miễn học phí, hỗ trợ bữa trưa

Những ngày qua, nhân dân cả nước nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng, nhất là các phụ huynh có con đang học công lập ở các cấp học rất phấn khởi, vui mừng, đánh giá cao hai chính sách nhân văn của Trung ương và thành phố Hà Nội: Miễn học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông trên cả nước và hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh tiểu học ở Hà Nội.
Nam sinh ung thư máu xuất sắc đạt 28 điểm thi THPT Quốc gia

Nam sinh ung thư máu xuất sắc đạt 28 điểm thi THPT Quốc gia

Nhận kết quả thi THPT Quốc gia với 28 điểm khối A00, nam sinh Trương Huy Bách và gia đình không kìm nén được niềm hạnh phúc. Bởi lẽ, đây là thành quả của sự nỗ lực, chiến đấu không ngừng của Huy Bách suốt hơn 2 năm qua khi em vừa điều trị bệnh ung thư máu, vừa ôn thi Đại học.
6/6 học sinh Việt Nam giành huy chương tại Kì thi Olympic Toán quốc tế

6/6 học sinh Việt Nam giành huy chương tại Kì thi Olympic Toán quốc tế

Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Việt Nam có 6/6 học sinh giành huy chương tại Kì thi Olympic Toán quốc tế (IMO) lần thứ 66, năm 2025, tổ chức tại thành phố Sunshine Coast, bang Queensland, Úc.
Nâng cao các môn chuyên dành cho trường THPT chuyên

Nâng cao các môn chuyên dành cho trường THPT chuyên

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa công bố Dự thảo Thông tư quy định Chương trình giáo dục nâng cao các môn chuyên dành cho trường trung học phổ thông (THPT) chuyên, nhằm đáp ứng yêu cầu phát hiện, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu và đam mê với các lĩnh vực chuyên sâu, đồng thời cụ thể hóa định hướng phát triển giáo dục mũi nhọn theo tinh thần của Nghị quyết 29-NQ/TW, Luật Giáo dục 2019 và Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Xem thêm
Phiên bản di động