Giao thông “đánh thức” tiềm năng dải đô thị trục Tây Bắc Thủ đô
Giao thông đi trước
Tại Hà Nội, hiện nay các khu vực ngoại thành xa như Sơn Tây, Ba Vì… giao thông đã được chú trọng quan tâm và đầu tư bài bản. Đặc biệt, Hà Nội hướng đến việc xây dựng nên những tuyến đường liên vùng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp thúc đẩy giao thương và phát triển kinh tế. Huyện Ba Vì là ví dụ. Ba Vì có diện tích lớn nhất Thủ đô, chiếm trên 12% diện tích toàn thành phố Hà Nội. Huyện có nhiều tiềm năng nổi trội, đặc biệt là du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái... Ngoài ra, huyện cũng có tiềm năng để phát triển nông nghiệp xanh. Đây là những tiềm năng, lợi thế để định hướng phát triển cho huyện sau này.
Tương tự, thị xã Sơn Tây được xác định là đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội, trong lịch sử là trung tâm của Văn hóa Xứ Đoài, là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của khu vực phía Tây Bắc Thủ đô Hà Nội. Là đô thị hình thành từ lâu đời, vùng đất đặc thù và đậm đặc bản sắc riêng về văn hóa, với nhiều di sản văn hóa phi vật thể và vật thể như (thành cổ Sơn Tây, đình, đền chùa, làng cổ Đường Lâm…).
Toàn cảnh Quốc lộ 32 đoạn qua địa phận huyện Ba Vì. |
Tiềm năng phát triển của thị xã không nhỏ khi có địa thế đẹp, nằm bên cạnh hồ Xuân Khanh, quỹ đất rộng lớn, địa hình là vùng gò đồi bán sơn địa rất thuận lợi để phát triển đô thị, nhất là gắn với khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Đại học Quốc gia Hà Nội để hình thành khu đại học quy mô lớn. Môi trường tự nhiên của Sơn Tây rất thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng sống và phát triển du lịch sinh thái.
Với sứ mệnh đi trước mở đường, giao thông là một trong những tiền đề quan trọng nhất cho sự phát triển kinh tế - xã hội, là cơ sở để thúc đẩy tăng trưởng mọi mặt của mỗi địa phương, thời gian qua Hà Nội đặc biệt quan tâm đến việc đầu tư cho giao thông khu vực trục Tây Bắc Thủ đô. Mới đây, Hà Nội đã ban hành Quyết định số 331/QĐ-UBND về việc phê duyệt chỉ giới đường đỏ (phạm vi cải tạo nền đường) tuyến Quốc lộ 32, đoạn từ đường vào Làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây đến thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì (đoạn từ Km47+500 đến Km53+400). Đây là động lực để thúc đẩy Ba Vì phát triển mạnh mẽ hơn.
Cụ thể, chiều dài tuyến đường khoảng 5,9km; điểm đầu (Km47+500) tại nút giao với đường vào Làng cổ Đường Lâm (địa phận thị xã Sơn Tây); điểm cuối (Km53+400) tại nút giao với đường Tỉnh lộ 412 (địa phận huyện Ba Vì). Tuyến đường có quy mô mặt cắt ngang điển hình 35m gồm 6 làn đường, trong đó 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ; dải phân cách giữa rộng 2m, vỉa hè hai bên rộng 6m.
Thành phố giao huyện Ba Vì chủ trì, phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Ủy ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây và các đơn vị liên quan tổ chức công bố công khai hồ sơ chỉ giới đường đỏ (phạm vi cải tạo nền đường) tuyến đường được phê duyệt. Bàn giao hồ sơ cho UBND xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây và các xã Cam Thượng, Đông Quang, Chu Minh, thị trấn Tây Đằng của huyện Ba Vì để quản lý quy hoạch xây dựng dọc hai bên tuyến đường và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện công tác lập dự án đầu tư xây dựng theo quy định; Triển khai cắm mốc đồng thời trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng tuyến đường.
“Đánh thức” tiềm năng
Thực tế cho thấy, khi giao thông phát triển sẽ trực tiếp thúc đẩy sự giao lưu kinh tế, văn hóa với bên ngoài; giúp các địa phương tiếp thu những tiến bộ khoa học - kỹ thuật để phát triển kinh tế với cơ cấu đa dạng: nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
Chẳng hạn, tại huyện Ba Vì, cầu Trung Hà là cây cầu bắc qua hạ lưu sông Đà, nối thôn Trung Hà, xã Thái Hòa và thôn Hạ Nông, xã Hồng Hà, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ; Cầu Đồng Quang bắc qua Sông Đà kết nối đường tỉnh lộ 414 với tỉnh lộ 317 (kết nối từ Đá Chông Ba Vì - Hà Nội với xã Đồng Luận, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ). Cây cầu đã kết nối Hà Nội với Phú Thọ và các tỉnh Tây Bắc, kết nối địa danh Đá Chông - K9, Ba Vì thiêng liêng với vùng đất tổ Hùng Vương.
Ngoài dự án Vành đai 4 Vùng Thủ đô, hiện Hà Nội còn đang đặt mục tiêu triển khai dự án Vành đai 5. Theo tìm hiểu, dự kiến đường Vành đai 5 đi qua địa giới hành chính của 36 quận, huyện, thành phố trực thuộc 8 tỉnh, thành. Tại Hà Nội, tuyến đường sẽ đi qua: Thị xã Sơn Tây, các huyện Ba Vì, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hòa. Vành đai 5 sẽ là tuyến giao thông quan trọng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của khu vực phía Tây, Tây Nam Thủ đô trong tương lai. |
Cầu Văn Lang (Ba Vì - Việt Trì) bắc qua sông Hồng kết nối hoàn thiện mạng lưới giao thông trong vùng, mở ra cửa ngõ phía Nam của thành phố Việt Trì để kết nối giao thông thông suốt, thuận giữa thành phố Việt Trì và khu vực phía Tây thành phố Hà Nội và rút ngắn khoảng cách từ thành phố Việt Trì với Ba Vì. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có một số tuyến đường Tỉnh lộ như 411A, B, C; 412, 413, 414, 415 và các đường liên huyện, đê sông Hồng, sông Đà ... thông thương giữa các vùng, miền, các tỉnh, huyện bạn.
Tại Sơn Tây, với định hướng phát triển trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội lớn phía Tây Thủ đô Hà Nội, thị xã Sơn Tây đã và đang triển khai hàng loạt các dự án giao thông quy mô lớn. Cụ thể, hiện Sơn Tây đang triển khai Dự án đầu tư Cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 413 và 414.
Với Dự án đầu tư Cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 413 đoạn từ Km0+00 đến Km5+900, thị xã Sơn Tây được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 2592/QĐ-UBND ngày 14/6/2021. Theo đó, dự án có chiều dài 6,076 km điểm đầu Km0+00 giao với đường tỉnh 414 (tại ngã ba Vị Thủy), điểm cuối tại ranh giới giữa xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây với xã Thụy An, huyện Ba Vì. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2021 - 2024 với tổng mức đầu tư trên 474 tỷ đồng, trong đó riêng chi phí về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là 149 tỷ đồng.
Đối với Dự án đầu tư Cải tạo, nâng cấp Tỉnh lộ 414 (đoạn từ ngã ba Vị Thủy đi Xuân Khanh), thị xã Sơn Tây được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 2593/QĐ- UBND ngày 14/6/2021 có chiều dài khoảng 4,67km, điểm đầu lý trình Km3+00 của đường tỉnh 414 tại vị trí ngã ba Vị Thủy (giao với đường tỉnh 413), điểm cuối tại lý trình Km7+670 của đường tỉnh 414 (giao với đường Tản Lĩnh - Yên Bài).
Phải khẳng định, đây là 2 dự án giao thông quan trọng thuộc Dự án nhóm B do UBND Thị xã làm chủ đầu tư. Sau khi hoàn thành, dự án sẽ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, đi lại của nhân dân; kết nối mạng lưới giao thông trong khu vực, tạo điều kiện để phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội và du lịch, dịch vụ, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Thủ tướng sắp chủ trì hội nghị với các doanh nghiệp bất động sản lớn
Hà Nội: Duyệt bổ sung thêm 2 dự án nhà ở
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú
Tin khác
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng
Giao thông 23/01/2025 12:26
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành
Giao thông 22/01/2025 16:25
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài
Giao thông 22/01/2025 16:24
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm
Giao thông 22/01/2025 16:20
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng
Giao thông 22/01/2025 16:07
Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long
Giao thông 22/01/2025 14:14
Kiểm tra công tác vận tải hành khách, hàng hóa dịp Tết
Giao thông 22/01/2025 14:06
Những hiệu quả tích cực sau hơn 20 ngày triển khai Nghị định 168/2024
Giao thông 22/01/2025 14:03
Kiểm soát vi phạm nồng độ cồn dịp cận Tết Nguyên đán ở cửa ngõ Thủ đô
Giao thông 22/01/2025 09:41
Hà Nội: Xe buýt hoạt động xuyên Tết phục vụ nhân dân
Giao thông 20/01/2025 17:27