-->
Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam

Giám sát chính sách phòng tránh thiên tai - biến đổi khí hậu

Chiều ngày 25/4, tại Hà Nội, đoàn giám sát việc thực hiện chính sách về ứng phó với biến đổi khí hậu do ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu đã làm việc với Bộ NN&PTNT về vấn đề trên.
giam sat chinh sach phong tranh thien tai bien doi khi hau Ứng phó kịp thời với biến đổi khí hậu
giam sat chinh sach phong tranh thien tai bien doi khi hau Kỳ cuối: Ứng phó với biến đổi khí hậu - khắc phục hay thay đổi?
giam sat chinh sach phong tranh thien tai bien doi khi hau “Cuộc chiến” hạn hán, ngập mặn…thay đổi ý thức từ con người
giam sat chinh sach phong tranh thien tai bien doi khi hau Ứng phó biến đổi khí hậu với phát thải Carbon trung tính

Tại buổi làm việc, báo cáo của Bộ NN&PTNT về tình hình hạn hán, xâm nhập mặn khu vực Tây Nguyên, Nam Trung Bộ cho thấy: Từ cuối năm 205, tại khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, lượng mưa rất thấp, các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đạt dung tích thấp so với thiết kế và cùng kỳ nhiều năm, nhiều hồ nhỏ đã cạn nước, các đập dâng phần lớn không còn khả năng cung cấp nước, một số sông suối trên địa bàn không còn dòng chảy. Hạn hán đã xảy ra trên diện rộng ở Tây Nguyên (chiếm tới 70% diện tích canh tác khu vực Tây Nguyên) và Nam Trung Bộ; các tỉnh bị hạn hán nghiêm trọng như: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận, Bình Thuận...

Tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, do mùa mưa năm 2015 đến muộn, kết thúc sớm và không có lũ, dòng chảy thượng nguồn sông Mê Kông bị thiếu hụt, mực nước thấp nhất trong vòng 90 năm qua nên xâm nhập mặn đã xuất hiện sớm hơn so với cùng kỳ trung bình nhiều năm gần 2 tháng; phạm vi xâm nhập mặn vào đất liền sâu nhất lên đến hơn 90 km (chưa từng xuất hiện trong lịch sử quan trắc xâm nhập mặn), độ mặn lớn nhất tại các khu vực lớn hơn và vào sâu trung bình nhiều năm từ 10-25km.

Đã có 11/13 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng do xâm nhập mặn, sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại nặng nề, thiếu nước ngọt nghiêm trọng. Theo báo cáo của các địa phương gửi về Bộ NN&PTNT, hạn hán và xâm nhập mặn ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long tính đến ngày 24/4/2016 đã làm 390.192 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt; thiệt hại 240.215 ha lúa; 18.335 ha hoa màu; 55.651 ha cây ăn quả; 104.106 ha cây ăn quả; 1.117 gia súc bị chết. Tổng thiệt hại ước tính là 5.572 tỷ đồng.

giam sat chinh sach phong tranh thien tai bien doi khi hau
Ông Nguyễn Thiện Nhân - Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát biểu tại buổi giám sát về phòng tránh thiên tai và biến đổi khí hậu với Bộ NN&PTNT và Bộ Tài nguyên và Môi trường

Nhằm ứng phó với tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo tổ chức đo đạc, dự báo chuyên ngành về xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long. Bộ đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ 2 đợt với tổng kinh phí là 1.008,4 tỷ đồng và 5.221 tấn gạo cho các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long để ổn định đời sống nhân dân và ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn.

Dự báo trên cơ sở nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, trong các tháng tiếp theo của mùa khô năm 2016 (từ cuối tháng 4 đến tháng 8/2016), tình trạng khô hạn, thiếu nước sẽ lan rộng ra các tỉnh Trung Bộ khu vực từ Nghệ An đến Bắc Bình Thuận và có khả năng kéo dài tới tháng 8-9/2016; ở khu vực Nam Bình Thuận và Tây Nguyên kéo dài đến đầu tháng 6. Xâm nhập mặn sẽ lấn sâu vào vùng cửa sông, ven biển khu vực Trung Trung Bộ.

Tại Nam Bộ, trong tháng 4, lưu lượng thượng nguồn sông Mê Kông về đồng bằng sông Cửu Long khả năng được duy trì và tương đương tháng 3 vừa qua; từ nay đến cuối tháng 5 xu thế đỉnh triều giảm do đó độ mặn các trạm thuộc hệ thống sông Cửu Long, sông Đồng Nai-Sài Gòn và sông Vàm Cỏ có xu thế giảm dần nhưng vẫn còn cao hơn cùng kỳ năm 2015, riêng vùng bán đảo Cà Mau – Kiên Giang độ mặn cao nhất năm khả năng xuất hiện vào cuối tháng 4 – đầu tháng 5/2016.

Tiếp tục ứng phó có hiệu quả với tình hình hạn hán, xâm nhập mặn diễn biến phức tạp và các loại hình thiên tai khác, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đề nghị cần tăng cường năng lực quốc gia về giám sát, dự báo về biến đổi khí hậu để thông báo cho người dân biết, nguyên tắc là phòng là chính. 

Cùng với đó, cần làm tốt các yêu cầu lồng ghép ứng phó biến đổi khí hậu trong quy hoạch phát triển; chuyển đổi sản xuất, xác định rõ việc cần tiết kiệm, không thể coi nước là tài nguyên vô hạn. Về lâu dài, công tác tuyên truyền cần được đẩy mạnh để nâng cao nhận thức; tăng cường năng lực phòng chống thiên tai ở cộng đồng.

giam sat chinh sach phong tranh thien tai bien doi khi hau
Ông Nguyễn Thiện Nhân - Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khẳng định MTTQ Việt Nam sẽ luôn đồng hành cùng Bộ NN&PTNT; Bộ Tài nguyên và Môi trường trong phòng tránh thiên tai và biến đổi khí hậu

Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đánh giá cao ngành NN&PTNT đã có nhiều nỗ lực tham mưu kịp thời cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ có những  Nghị quyết, Chương trình cấp quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu. Buổi làm việc đã giúp đoàn giám sát nâng cao nhận thức về tổng thể xu hướng biến đổi khí hậu ở Việt Nam và các vùng đặc trưng; hiểu nguyên nhân dẫn đến hạn hán, ngập mặn trong thời gian qua. “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ luôn đồng hành cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong thời gian tới, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ đi khảo sát tại Nam Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên, sau đó xây dựng kế hoạch phối hợp với các bộ ngành liên quan để phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu” – ông Nguyễn Thiện Nhân khẳng định.

Buổi sáng cùng ngày, đoàn giám sát của Trung ương MTTQ Việt Nam cũng có buổi làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong việc giám sát chính sách phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Ông Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, để ứng phó biến đổi khí hậu thành công, cần thay đổi hành vi trong nhiều lĩnh vực. Trước hết quyết liệt tiết kiệm sử dụng nước cả trong sản xuất và tiêu dùng. Với nông nghiệp, phải có cuộc cách mạng mạnh mẽ, chuyển từ nền nông nghiệp dùng nhiều nước sang nền nông nghiệp dùng ít nước. Chuyển trồng trọt nước ngọt là chủ yếu sang cả trồng trọt nước lợ và nước mặn. Nên có khuyến cáo 10 hành vi thay đổi của người tiêu dùng khi sử dụng nước.

Cùng với đó phải nghiên cứu đến việc tái sử dụng nước. Đặc biệt, phải có giải pháp đồng bộ về quản lý nước ở 3 cấp là quốc gia, vùng và hộ gia đình. Trong đó, phải thiết lập cơ chế tổng thể trong quản lý nước, có sự liên kết giữa các bộ ngành, vùng, nhằm đảm bảo nước sinh hoạt, nước sản xuất. Sắp tới, Mặt trận Tổ quốc sẽ khảo sát ở Nam Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên để có báo cáo toàn diện về chính sách phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

(LĐTĐ) Ngày 24/1, tại Phố Sách Hà Nội - Phố 19/12, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức khai mạc Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải dự lễ khai mạc.
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), từ ngày 1/7/2025, người từ đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội với mức 500.000 đồng/tháng.
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, thành phố Hà Nội định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân. Đồng thời, dự kiến tặng trên 1,1 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong những ngày Tết…
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (24/1, tức ngày 25 tháng Chạp), mặc dù thời tiết Hà Nội trở lạnh và có mưa, nhưng 200 công nhân lao động Công ty Cổ phần công trình đô thị Phú Thành thực sự cảm thấy hạnh phúc và ấm lòng khi đón nhận sự quan tâm của lãnh đạo thành phố Hà Nội và tổ chức Công đoàn.
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 24/1, khu vực Hà Nội, nhiều mây, mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/1, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/1: Trời nhiều mây, không mưa, đêm và sáng trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/1: Trời nhiều mây, không mưa, đêm và sáng trời rét

(LĐTĐ) Dự báo ngày 22/1, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/1: Sáng và đêm trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/1: Sáng và đêm trời rét

(LĐTĐ) Dự báo ngày 21/1, khu vực Hà Nội có mây, không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ.
Diễn biến thời tiết 10 ngày cuối tháng 1/2025

Diễn biến thời tiết 10 ngày cuối tháng 1/2025

(LĐTĐ) Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin dự báo thời tiết Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước từ 21/1 đến 29/1/2025.
Thời tiết Hà Nội ngày 20/1/2025: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều trời nắng

Thời tiết Hà Nội ngày 20/1/2025: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều trời nắng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 20/1/2025, khu vực Hà Nội trời có mây, không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng. Gió nhẹ. Trời rét. Nhiệt độ từ 13 - 22 độ C.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/1: Gió nhẹ, trưa giảm mây, trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/1: Gió nhẹ, trưa giảm mây, trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 19/1, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Quyết liệt, kiên trì giữ gìn vệ sinh môi trường chung

Quyết liệt, kiên trì giữ gìn vệ sinh môi trường chung

(LĐTĐ) Là địa bàn có mật độ dân cư đông đúc với nhiều ngõ nhỏ, phố nhỏ đan xen, phường Đội Cấn cũng như nhiều phường khác trên địa bàn Hà Nội gặp áp lực rất lớn khi triển khai Luật Bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, bằng cách huy động sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, sự linh hoạt trong các phương án nâng cao chất lượng công tác vệ sinh môi trường, đến nay hoạt động thu gom, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn bước đầu đã có nhiều kết quả tích cực.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/1: Sáng sớm có sương mù, trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/1: Sáng sớm có sương mù, trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 18/1, khu vực Hà Nội trời có mây, không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều trời nắng.
Tết Nguyên đán Ất Tỵ, miền Bắc có rét không?

Tết Nguyên đán Ất Tỵ, miền Bắc có rét không?

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán 2025 dự báo thời tiết lạnh với khả năng xảy ra các đợt rét đậm, rét hại ngắn ngày ở miền Bắc, đặc biệt tại vùng núi. Trời tạnh ráo, ít mưa phùn, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động lễ hội và du Xuân.
Xem thêm
Phiên bản di động