Giảm nguy cơ lây nhiễm khi quan hệ
Việt Nam là điểm sáng về điều trị HIV/AIDS bằng thuốc ARV |
Theo các chuyên gia y tế, Việt Nam hiện có hơn 130 nghìn bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc ARV. Thuốc ARV không chỉ giúp cho người nhiễm HIV sống khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội mà còn giúp giảm lây truyền HIV sang người khác. Trong trường hợp hệ miễn dịch của người nhiễm HIV đã bị suy giảm, nhờ ARV kiềm chế sự nhân lên của HIV mà hệ miễn dịch được phục hồi trở lại, đồng thời làm giảm khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội cho người nhiễm HIV, hoặc chỉ mắc ở mức độ nhẹ.
Sắp tới Cục Phòng, chống HIV/AIDS sẽ tiếp tục triển khai các phác đồ điều trị ARV mới để giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con. |
Nếu như năm 2005 chỉ mới có 5.000 bệnh nhân được điều trị ARV thì đến tháng 6/2017 Việt Nam đã có 113.000 bệnh nhân được điều trị ARV. Với việc số người được tiếp cận với ARV tăng nhanh, theo tính toán của các chuyên gia quốc tế hiệu quả điều trị tại Việt Nam trong 10 năm qua đã giúp khoảng 150.000 người nhiễm HIV thoát khỏi tử vong và dự phòng cho 450.000 người không nhiễm HIV.
Theo đại diện Cục Phòng, chống HIV, trước đây bệnh nhân mắc HIV được cho là bản án bán tử hình. Nhiều người biết bệnh có thể kiểm soát bằng thuốc nhưng vẫn không yên tâm để uống thuốc. Nhưng hiện nay, khi người bệnh uống thuốc ARV hàng ngày theo chỉ định, đạt được và duy trì tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện sẽ thực sự không có nguy cơ làm lây truyền HIV sang đối tác.
Hiện cả nước có khoảng 209.000 người mắc HIV, nhưng chỉ có 130.000 tham gia điều trị bằng thuốc ARV, gần 60%. 40% còn lại chưa được điều trị bởi cản trở lớn nhất là sự kỳ thị của xã hội. Họ sợ lộ thông tin, danh tính. Điều này đồng nghĩa nguy cơ lây nhiễm sang cộng đồng cao do không điều trị để kiểm soát lượng virus trong cơ thể. Bởi vậy, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết, trong năm 2018, Cục sẽ triển khai các phác đồ điều trị ARV mới để giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con. Đồng thời, Cục sẽ phối hợp với chương trình chống lao để điều trị ARV kịp thời cho các trường hợp đồng nhiễm HIV/lao. Đặc biệt, Cục sẽ thực hiện mô hình cung cấp dịch vụ dựa trên tình trạng bệnh, mở rộng cấp phát thuốc ARV và quản lý điều trị ARV tại trạm y tế xã/phường. |
Cụ thể, ở Việt Nam, 91,5% số người điều trị bằng thuốc ARV đều có tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện, tức không có khả năng lây nhiễm sang bạn tình khi quan hệ tình dục dù không dùng bao cao su hoặc bất cứ biện pháp an toàn nào. Bà Đỗ Thị Nhàn, Trưởng phòng Điều trị và Chăm sóc HIV cũng cho biết, việc không lây nhiễm sang người khác khi người bệnh tuân thủ điều trị ARV chỉ được nhấn mạnh qua con đường tình dục, tức bạn tình vẫn âm tính sau khi quan hệ. Còn các con đường lây nhiễm khác như tiêm chích, qua máu chưa được khuyến cáo. Riêng về con đường từ mẹ sang con, bà Nhàn lưu ý nếu người mẹ dương tính được bắt đầu điều trị từ sớm, có lượng virus HIV dưới ngưỡng sẽ không truyền bệnh sang con.
Trong đó, tải lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện được hiểu là khi HIV <200 bản sao/ml bằng cách xét nghiệm. Để kiểm soát tải lượng virus, khi điều trị bằng ARV, người bệnh cần xét nghiệm sáu tháng/lần ở năm đầu tiên. Từ năm thứ hai, người bệnh cần xét nghiệm một năm/lần. “Khi bị nhiễm HIV, bệnh nhân cần tuân thủ điều trị đầy đủ, nghiêm túc, có thể hoàn toàn sống chung với HIV, sinh hoạt và quan hệ tình dục như bình thường. Đặc biệt, họ có thể sinh con không bị nhiễm bệnh. Điều này có ý nghĩa rất lớn”, PGS. Long nhấn mạnh. Theo đó, các chuyên gia khuyến nghị những người không may nhiễm HIV phải tham gia điều trị ngay.
Tuy nhiên, PGS. Long cũng cho biết hiện cả nước có khoảng 209.000 người mắc HIV, nhưng chỉ có 130.000 tham gia điều trị bằng thuốc ARV, gần 60%. 40% còn lại chưa được điều trị bởi cản trở lớn nhất là sự kỳ thị của xã hội. Họ sợ lộ thông tin, danh tính. Điều này đồng nghĩa nguy cơ lây nhiễm sang cộng đồng cao do không điều trị để kiểm soát lượng virus trong cơ thể. Bởi vậy, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết, trong năm 2018, Cục sẽ triển khai các phác đồ điều trị ARV mới để giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con. Đồng thời, Cục sẽ phối hợp với chương trình chống lao để điều trị ARV kịp thời cho các trường hợp đồng nhiễm HIV/lao. Đặc biệt, Cục sẽ thực hiện mô hình cung cấp dịch vụ dựa trên tình trạng bệnh, mở rộng cấp phát thuốc ARV và quản lý điều trị ARV tại trạm y tế xã/phường.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47