Giảm áp lực cho giáo viên
Hà Nội tiếp tục tổ chức tuyển dụng viên chức giáo dục Thiết thực chăm lo đời sống cán bộ giáo viên, nhân viên 4 bảng lương mới của giáo viên có hiệu lực từ tháng 3/2021 |
Tháo gỡ bất cập
Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, các trường phổ thông công lập. Những thông tư này được ban hành nhằm thay thế các Thông tư liên tịch số 20, 21, 22, 23/2015/TTLT-BGD&ĐT-BNV do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ ban hành năm 2015 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/3/2021. Theo Thông tư, nhiều nút thắt đã được tháo gỡ, trong đó có việc bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ cho giáo viên.
Giáo viên mầm non, phổ thông công lập sẽ không còn phải lo lắng về việc phải có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ. (Ảnh minh họa: P.T) |
Theo quy định trước đây, giáo viên các cấp học, các hạng chức danh nghề nghiệp, ở các vùng miền khác nhau đều phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ từ bậc 1 đến bậc 3 (tùy hạng và tùy cấp học) và yêu cầu về trình độ tin học ở mức đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. Đối với cấp học phổ thông, giáo viên dạy ngoại ngữ được yêu cầu phải có trình độ ngoại ngữ thứ hai tương ứng như trình độ ngoại ngữ của các giáo viên khác.
Tuy nhiên, đến nay, sau hơn 5 năm triển khai thực hiện, một số nội dung đã không còn phù hợp, bộc lộ những bất cập, hạn chế. Trong các Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, các trường phổ thông công lập mới được ban hành, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bỏ quy định về trình độ ngoại ngữ, tin học, chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số trong tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên các cấp và bỏ quy định về trình độ ngoại ngữ thứ hai đối với giáo viên dạy ngoại ngữ.
Yêu cầu về năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và năng lực sử dụng ngoại ngữ được điều chỉnh từ tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng sang tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên các hạng để đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên các hạng.
Cụ thể, các yêu cầu về ngoại ngữ không còn quy định “cứng” là phải đảm bảo bậc 1 hay bậc 2, bậc 3 như trước đây mà chuyển thành “có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao”. Yêu cầu về trình độ tin học không còn là đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT mà là “có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ” của giáo viên theo hạng chức danh nghề nghiệp.
Là giáo viên một trường Trung học cơ sở trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, cô giáo Nguyễn Thị Kim Lan cho hay, cô và nhiều đồng nghiệp từng “đứng ngồi không yên” để có được chứng chỉ tin học và ngoại ngữ. Chứng chỉ tin học thì đơn giản hơn vì ít nhiều giáo viên cũng tiếp xúc và thao tác trên máy tính. Nhưng với chứng chỉ ngoại ngữ thì không khác gì “đánh đố” thầy cô giáo. Bởi có giáo viên ra trường hàng chục năm nên vốn tiếng Anh “rơi rụng” và gần như về “số không”. Nay quy định này được bãi bỏ, giáo viên ai nấy đều phấn khởi, vui mừng.
Quyết định phù hợp
Trao đổi về vấn đề này, theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thị An (Đại biểu Quốc hội khóa XIII), đây là một quyết định đúng đắn, phù hợp với thực tiễn, giảm bớt những áp lực, sự cồng kềnh và những yêu cầu mang tính hình thức cho giáo viên. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thị An cho rằng, quy định mới này không có nghĩa là những yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, tin học không còn quan trọng với giáo viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ bỏ những yêu cầu mang tính hình thức nhưng vẫn cần khuyến khích giáo viên học tập, tự nâng cao, bồi dưỡng năng lực cần thiết về ngoại ngữ, tin học bởi đây là những năng lực quan trọng giúp thầy cô giáo nâng cao chuyên môn của mình, hỗ trợ quá trình dạy học thêm hiệu quả, chất lượng.
Cũng theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thị An, những quy định cụ thể về trình độ ngoại ngữ, tin học sẽ phụ thuộc vào từng vị trí việc làm, không áp dụng một cách cứng nhắc đối với tất cả các giáo viên bởi mỗi giáo viên ở một vị trí sẽ có nhiệm vụ riêng, tính chất công việc khác nhau. Mỗi vị trí sẽ tương ứng với những tiêu chí, yêu cầu riêng. Có thể ở vị trí này, thầy cô cần đáp ứng yêu cầu về trình độ tin học cao nhưng ở vị trí khác lại chỉ cần đáp ứng trình độ tin học ở mức cơ bản. Mỗi thầy cô giáo với chức trách, nhiệm vụ, công việc cụ thể được giao sẽ cần đáp ứng chuẩn năng lực về chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu vị trí công việc. Nó sẽ đi vào thực chất.
Đồng quan điểm, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm (Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội) cũng đồng tình với việc bãi bỏ quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên các cấp và bỏ quy định về trình độ ngoại ngữ thứ hai với giáo viên dạy ngoại ngữ. Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, như vậy, không có nghĩa là xem nhẹ ngoại ngữ, tin học. Vấn đề đặt ra là làm sao để khuyến khích, hỗ trợ, tạo động lực cho giáo viên nâng cao năng lực sư phạm, trình độ ngoại ngữ, tin học. Đây phải là nhu cầu tự thân, để bổ trợ cho công việc của giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội dung sửa đổi này là một nút tháo gỡ quan trọng nhằm ngăn chặn việc mua bán văn bằng, chứng chỉ mà xã hội rất quan tâm trong thời gian vừa qua. Điều này không có nghĩa là yêu cầu về ngoại ngữ, tin học của giáo viên được xem nhẹ hoặc hạ thấp mà đã được nghiên cứu, điều chỉnh một cách hợp lý để đảm bảo yêu cầu về các năng lực này được quy định hiệu quả và thực chất hơn. Tới đây, những nội dung về ngoại ngữ, tin học sẽ được tính toán để đưa vào chương trình đào tạo giáo viên một cách phù hợp.
Phạm Thảo
Nên xem
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội
Tin khác
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Giáo dục 21/01/2025 12:54
Nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp tuyển sinh
Giáo dục 21/01/2025 06:05
Đáp án các môn thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/01/2025 22:05
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025
Giáo dục 20/01/2025 17:29
Hà Nội tiếp tục dẫn đầu kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
Giáo dục 18/01/2025 16:56
Công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 18/01/2025 15:54
Hà Nội chưa "chốt" môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
Giáo dục 17/01/2025 13:32
Gặp mặt, tặng quà vợ, con chiến sĩ đang công tác tại biển đảo nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Giáo dục 16/01/2025 16:08
Sân chơi lành mạnh cho học sinh có năng khiếu và đam mê âm nhạc
Giáo dục 16/01/2025 06:08