-->

Giải Phóng - Tờ báo anh hùng trên tuyến lửa

Bằng những ký ức được tập hợp, lưu giữ và khai thác của chính những người trong cuộc, trưng bày và bộ phim tư liệu mang tên "Giải Phóng - Tờ báo trên tuyến lửa" bước đầu đã kể với công chúng hôm nay câu chuyện về một tờ báo làm nhiệm vụ đấu tranh thống nhất nước nhà và đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình hơn 40 năm qua.
Nghệ thuật tuyên truyền và đời sống đất nước trong tranh cổ động Tọa đàm, trưng bày chuyên đề về Trương Vĩnh Ký - người mở đường cho báo chí quốc ngữ Tiếp nhận hiện vật và tri ân các nhà báo tuổi 90

Sáng nay (18/12), Bảo tàng Báo chí Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Báo Sài Gòn Giải phóng, Báo Đại Đoàn kết tổ chức trưng bày và chiếu phim tư liệu "Giải Phóng - Tờ báo trên tuyến lửa".

Bộ phim tư liệu "Giải phóng - Tờ báo trên tuyến lửa", do Bảo tàng Báo chí Việt Nam sản xuất tháng 10/2020, Nghệ sĩ Ưu tú Đào Anh Dũng và Nghệ sĩ Ưu tú Nguyễn Hoàng làm đạo diễn và quay phim.

Giải Phóng - Tờ báo anh hùng trên tuyến lửa
Nhà báo Kỳ Phương - Tổng Biên tập đầu tiên của báo Giải Phóng.

Bộ phim hoàn thành đúng dịp chào mừng Đại hội Nhà báo Việt Nam lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020-2025); kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam; kỷ niệm 56 năm Báo Giải Phóng ra số đầu (20/12/1964 – 20/12/2020). Phim có nhiều tư liệu và sự kiện được công bố lần đầu: Những mốc son lịch sử ra đời của tờ Giải Phóng và hoạt động của cách mạng miền Nam và cả nước.

Báo Giải Phóng, trực thuộc cơ quan Trung ương của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, ra đời để cổ vũ tinh thần chiến đấu của đồng bào miền Nam và cả nước, đồng thời giúp bạn bè quốc tế hiểu rõ và đúng cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

Tổng Biên tập đầu tiên của báo Giải Phóng là nhà báo Trần Phong (Kỳ Phương), nguyên Tổng Biên tập báo Cứu Quốc, một cán bộ miền Nam tập kết được điều trở lại chiến trường bằng đường mòn Hồ Chí Minh trên biển.

Hai nhà báo của báo Cứu Quốc là Tống Đức Thắng (Trần Tâm Trí) và Thái Duy (Trần Đình Vân) hành quân theo đường Trường Sơn vào tới vùng căn cứ Tây Ninh để tham gia làm báo Giải Phóng ngay từ thời kỳ đầu.

Những năm sau, lần lượt đến với báo Giải Phóng là những nhà báo từ mọi miền đất nước. Cùng với họ, các thủ lĩnh báo Giải Phóng tiếp theo như Thép Mới, Bùi Kinh Lăng, Nguyễn Huy Khánh, qua các giai đoạn khác nhau của cách mạng miền Nam đã làm nên lịch sử đặc biệt của một tờ báo vô cùng gian khổ và vinh quang trong cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc.

Giải Phóng - Tờ báo anh hùng trên tuyến lửa
Lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam và Bảo tàng Báo chí Việt Nam tặng hoa và kỷ niệm chương cho đại diện phóng viên, cán bộ báo Giải Phóng.

Trong cuộc đối đầu với công nghệ thông tin hiện đại của phương Tây và Sài Gòn, cùng với Thông tấn xã và Đài phát thanh Giải phóng, báo Quân Giải phóng, tờ báo in trong rừng mang tên Giải Phóng đã kiên cường trụ vững để cất lên tiếng nói về cuộc chiến đấu chính nghĩa chống giặc ngoại xâm của nhân dân miền Nam.

Phát biểu tại buổi ra mắt, nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam đánh giá, dựa vào những tư liệu, hình ảnh, hiện vật mà Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã thu thập được, cùng với những tư liệu, ghi chép, ký ức của những người trong cuộc, bộ phim đã kể với chúng ta nhiều câu chuyện thú vị về sự khốc liệt, sự hy sinh mất mát ở chiến trường, cuộc sống gian khổ ở nơi mà mỗi nhà báo đều là chiến sĩ.

"Bộ phim tư liệu "Giải Phóng - Tờ báo trên tuyến lửa" đã cho chúng ta một cảm xúc rất đặc biệt về một tờ báo đặc biệt. Chúng tôi cảm thấy rất xúc động khi ở đây được gặp đại diện các phóng viên của tờ báo Giải Phóng. Đó là các nhà báo lão thành, những tấm gương mẫu mực cho làng báo Việt Nam" - Nhà báo Hồ Quang Lợi chia sẻ.

12 năm cầm bút và cầm súng, những người làm báo Giải Phóng đã cho ra đời 375 số báo trong 10 năm kháng chiến và 412 số Nhật báo Giải Phóng tại Sài Gòn cho đến ngày tờ báo hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của mình.

Giải Phóng - Tờ báo anh hùng trên tuyến lửa
Trưng bày về báo Giải Phóng.

Không những vậy, ngay sau ngày giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước 30/4/1975, những người làm báo Giải Phóng từ chiến khu trở về đã tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ra 15 số báo Sài Gòn Giải Phóng đầu tiên. Chỉ riêng tờ báo số 1 ra ngày 5/5/1975 đã phát hành nửa triệu bản trên toàn quốc với giá bán đồng 50 đồng/tờ (tiền miền Nam). Có thể nói, báo đã lập một kỷ lục về phát hành trong lịch sử báo chí Việt Nam trong thời điểm đặc biệt đó.

"Những số báo này được làm trong điều kiện hết sức khó khăn, gian khổ, góp phần vào chiến công lịch sự của đất nước ta. Thay mặt lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, tôi xin bày tỏ lòng tri ân đặc biệt và tôn vinh những ngươi làm Báo Giải Phóng và tờ báo Giải Phóng. Tôi cũng đánh giá rất cao sự phối hợp của Bảo tàng Báo chí Việt Nam và Hội Nhà báo thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, báo Sài Gòn Giải phóng, báo Đại Đoàn kết đã tổ chức trưng bày và ra mắt bộ phim tư liệu này, tuy được làm trong những điều kiện thiếu thốn nhưng tính chuyên nghiệp nghiệp rất cao" - nhà báo Hồ Quang Lợi cho hay.

Nhà báo Trần Kim Hoa, Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam cho biết, đây là một bộ phim tư liệu đầu tiên về báo Giải Phóng được thực hiện, là kết quả của sự gặp gỡ của Bảo tàng Báo chí Việt Nam và những nhà báo, nhà làm phim với tâm huyết và trách nhiệm đối với lịch sử đất nước, dân tộc, trong đó có lịch sử báo chí Việt Nam.

Phim trước hết nhằm phục vụ công chúng đến tham quan Bảo tàng Báo chí Việt Nam, phục vụ các nhà nghiên cứu lịch sử và sinh viên báo chí trong quá trình tiếp cận, tìm hiểu về lịch sử báo chí Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ và những năm đầu sau khi đất nước được thống nhất.

Trong khuôn khổ chương trình, công chúng và những người làm báo cũng được nghe những chia sẻ của nhà báo Thái Duy, Nguyễn Hồ, Kim Toàn, Phương Hà - nguyên phóng viên của báo Giải Phóng về những năm tháng làm báo gian khó. Những nhà báo và cũng là những người lính đã không ngại gian khổ, hy sinh, bằng trí tuệ, mồ hôi và cả xương máu, họ đã làm nên tờ báo anh hùng.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Tính đến 17h ngày 21/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ghi nhận có 285.631 thí sinh đã đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho người lao động

Tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho người lao động

Mới đây, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động Thành phố đã phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025.
Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, đổi mới sáng tạo không cần đầu tư các phòng lab, mà cần tư duy đổi mới và văn hóa đổi mới. Đây chính là con đường khả thi hơn cho các nước chưa đủ tiềm lực nghiên cứu sâu, nhưng có năng lực tổ chức, thích nghi và sáng tạo xã hội.
TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

Ngày 21/4, Phòng Cảnh sát giao thông (PC08) Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thông báo, chuẩn bị cho đại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, TP.HCM sẽ cấm, hạn chế người dân, phương tiện lưu thông trên một số tuyến đường.
Thu giữ 20 tấn gà ủ muối, gà đông lạnh gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ

Thu giữ 20 tấn gà ủ muối, gà đông lạnh gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ

Chiều 21/4, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa khám xét một kho lạnh chứa thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc tại khu vực gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ, huyện Thường Tín. Tang vật thu giữ lên tới khoảng 20 tấn thịt gà đông lạnh, thịt gà ủ muối và nội tạng gia cầm.
Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội Ngô Anh Tuấn vừa ban hành văn bản đề nghị tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành, các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật Thủ đô đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân bằng hình thức phù hợp.
Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chú trọng tăng cường công tác quản lý hoạt động của nghệ sĩ và người nổi tiếng trên không gian mạng.

Tin khác

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chú trọng tăng cường công tác quản lý hoạt động của nghệ sĩ và người nổi tiếng trên không gian mạng.
Học hỏi từ di sản của hai vị vua nhà Trần

Học hỏi từ di sản của hai vị vua nhà Trần

Trong một buổi trò chuyện văn hóa mang tên “Lắng nghe Bụt bước giữa đời” diễn ra tại Hà Nội, đông đảo bạn trẻ đã tham dự để tìm hiểu về cuộc đời và tư tưởng của hai vị vua thiền sư nhà Trần. Đây không chỉ là một cuộc gặp gỡ văn hóa, mà còn là hành trình trở về cội nguồn, nơi giá trị lịch sử và tâm linh của dân tộc được soi chiếu qua lăng kính trẻ trung và đầy khát vọng học hỏi.
Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

“Kinh đô Kỳ họa” - dự án văn hóa ý nghĩa của nhóm bạn trẻ đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo được những dấu ấn khó phai, không chỉ trong cộng đồng những người trẻ yêu văn hóa dân tộc mà với nhiều tầng lớp công chúng.
Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 18/4, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Tối 18/4, Festival Phở 2025 với chủ đề “Tinh hoa phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số” đã chính thức khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội). Chương trình do Trung tâm Hội nghị thành phố Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và các đơn vị tổ chức.
Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã giới thiệu đến công chúng cả nước chuỗi chương trình đặc biệt với nội dung phong phú, hình thức thế hiện đa dạng, trải rộng trên các kênh sóng và nền tảng số.
Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đã chủ động rà soát các khu phố, tuyến phố nghề, khu vực có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa và dự kiến 10 khu vực có tiềm năng để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn.
Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù – từ một nghi lễ dân gian – đã trở thành biểu tượng tinh thần của sự từ bi, trí tuệ, gắn kết cộng đồng và gìn giữ bản sắc dân tộc. Việc ghi danh lễ hội vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia không chỉ là sự khẳng định giá trị truyền thống, mà còn là bước mở ra một chặng đường mới để lan tỏa di sản, kết nối các thế hệ, và bồi đắp tinh thần yêu nước, đạo hiếu trong lòng người Việt.
Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh "Thiên thanh” của nữ họa sĩ Lê Thu Huyền diễn ra từ ngày 15 - 23/4 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Triển lãm giới thiệu tới công chúng 30 tác phẩm hội họa có chủ đề về thiên nhiên, ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp của đất nước.
Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen

Ngày 8/5/2025, núi Bà Đen đón hàng nghìn đại biểu đến từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trong Đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025. Nhiều nghi lễ mang tính lịch sử sẽ được tổ chức ngày này.
Xem thêm
Phiên bản di động