Giá trị kinh tế từ quất bonsai nghệ thuật
Làng quất Tứ Liên nhộn nhịp khách mua - bán những ngày giáp Tết Quất cảnh làng Tứ Liên giá nào cũng có |
Thu về lợi nhuận cao sau một năm chăm bón
Thị trường quất cảnh bước vào dịp tất bật đón khách những ngày cận kề Tết Nhâm Dần. Trước đó, các nghệ nhân trồng quất ở phường Tứ Liên đã phải chuẩn bị cả một năm trời để có được những cây quất đẹp, có dáng phong thủy, sẵn sàng phục vụ nhu cầu người dân. Ngoài những cây quất hội tụ đủ bốn yếu tố: Dáng đẹp, quả đẹp và đủ xanh, lá lộc non, nụ hoa tỏa sáng, xu hướng trồng quất bonsai trong bình tạc linh vật đại diện cho năm mới cũng được rất nhiều người ưa chuộng.
Thị trường sốt cây quất cảnh “bonsai” vẫn không hạ nhiệt nhưng lại bán chậm hơn mọi năm. |
Ghé thăm vườn quất cảnh rộng 2.500 m2 của anh Lê Xuân Lĩnh, chúng tôi được tận mắt chứng kiến hàng nghìn cây quất “bonsai” nghệ thuật đang dần được gắn biển đã bán và cho thuê. Hơn 1.400 cây quất cảnh với những tạo hình độc đáo, được trồng trong chậu khổng lồ, có cây là tiểu cảnh mini, có cây mọc trên đá, có cây phát triển trong những bức tượng, những ngôi nhà… đa dạng về mẫu mã.
Theo anh Lĩnh, quất “bonsai” hiện đang có giá cho thuê dao động từ 800 nghìn đồng đến gần 100 triệu đồng. Vào các năm thời tiết thuận lợi, cây phát triển theo dáng đẹp thì được giá cao. Cây quất cảnh vốn khó tạo hình hơn cây xanh, cây si. Để có được một chậu quất “bonsai” độc đáo thì phải bắt đầu chăm bón từ mùng 6 Tết Âm lịch trở đi.
Việc làm giàn cây, uốn bẻ cho kịp thời vụ mất nhiều thời gian, có thể đến hết tháng 2 Âm lịch. Nếu như tạo hình từ đầu đến khi cây phát triển mà dáng xấu thì lại không được giá. Đến tháng 5 hoặc tháng 6 phải bắt hoa để cây cho ra quả. Nhiều chậu cảnh phải mất từ 1 năm - 2 năm mới cho ra dáng đẹp. Tuy nhiên, công sức bỏ ra cũng không ít ỏi, nhiều khi phải ăn ngủ tại vườn để chăm cây, nhưng vẫn thấp thỏm vì lo quất trượt vụ.
Được biết, chi phí đầu tư cho hàng nghìn cây quất cảnh của vườn nhà anh Lĩnh khá tốn kém. Riêng bình trồng cây, đá nghệ thuật, nhà gốm, tượng gốm… phải đặt tận xưởng sản xuất. Nói về thu nhập hiện tại, anh Lĩnh chia sẻ: “Tại vườn của tôi có rất nhiều cây đặc sắc, độc lạ, nhiều cây mang dáng dấp hiện đại, nhưng cũng đã bán và cho thuê hết. Có cây cho thuê giá 80 triệu đồng nhưng hiện nay cũng đã được bán ra. Khách quen cứ đến hỏi, chúng tôi lại chuyển cây đến tận nhà. Năm nay bán chậm nhưng hầu như nhà vườn chúng tôi vẫn kiếm được một nguồn thu nhập đều đặn, lợi nhuận hàng tỷ đồng”.
Tương tự, chị Đào Nhật Linh - chủ của một vườn quất cảnh Tứ Liên tâm sự: “Quất bonsai có chi phí đầu tư gấp 2 đến 3 lần so với đầu tư một vườn quất thông thường. Tuy nhiên nguồn thu về thì khá, cũng ổn định theo từng năm, nếu bán được hết số cây trong vườn sẽ thu lãi gần chục tỷ đồng. Năm nay, có rất nhiều người đã tìm tới và đặt cây trước để về chơi Tết sớm hơn 1 đến 2 tuần. Khách công ty, tư nhân hỏi thuê rất nhiều, có khi họ còn đặt mua để đem đi làm quà biếu. Những chậu cây quất phong thuỷ độc đáo có giá bán từ 10 đến 15 triệu đồng tuỳ vào từng mẫu mã, chủng loại”.
Đáp ứng nhu cầu chơi quất bonsai trong bình tạc linh vật hổ, chị Nguyễn Thị Phượng - chủ vườn Quốc Phượng Hoàng đang bán quất loại này với mức giá trung bình từ 1-1,5 triệu đồng/chậu. Chị Phượng cho hay: “Năm nay cây quất trên tượng hổ khó bán do con vật này đại diện cho sức mạnh, vốn không thân thiết, gần gũi với con người. Do đó nhà vườn vẫn đẩy mạnh việc kinh doanh chủ yếu là quất “bonsai” phong thủy. Bình quất Phúc Lộc Thọ bán với giá 3 triệu đồng là loại quất được nhiều người hỏi mua nhất tại vườn.
Thông thường, cứ vào dịp Tết, cây quất sẽ được tạo hình trên các chậu. Để có một cây quất cảnh đẹp đòi hỏi người nghệ nhân phải rất khéo léo và kỳ công. Sẽ mất khoảng 8 tháng để cây quất có thể xuất ra thị trường, tính từ khi bắt đầu gieo mầm, uốn nắn cho đến khi ra sản phẩm cuối cùng độc đáo và hiện đại. Đến khi bán ra, thu lợi nhuận về cũng đã mất một năm trời bỏ công sức chăm sóc cây cảnh. Bù lại gia đình nhà tôi kiếm bội từ quất cảnh dịp Tết, thu nhập khá ổn định”.
Thị trường chậm nhưng vẫn được giá
Làng quất Tứ Liên từ lâu đã nổi tiếng với nghề trồng quất cảnh. Vài năm trở lại đây, do nhu cầu của thị trường tiêu thụ cây cảnh để trưng bày trong những ngày Tết đến xuân về, nên các nhà vườn tại làng đã không ngừng sáng tạo ra những chậu quất bonsai có giá trị cao cả về nghệ thuật và kinh tế. Phần lớn các hộ gia đình kinh doanh quất cảnh Tứ Liên đều sử dụng đất nông nghiệp có sự hỗ trợ từ Nhà nước. Ảnh hưởng từ dịch bệnh, theo nhiều chủ vườn, hiện các thương lái đặt mua rất ít, được khoảng 20 - 30%. Tuy nhiên, được sự ủng hộ rất lớn từ Hội Làng nghề truyền thống quất cảnh của địa phương, nên phần thiệt hại cũng được cải thiện đáng kể.
Cây quất cảnh cho thuê có giá 80 triệu đồng tại nhà vườn Xuân Lĩnh. |
Trao đổi với phóng viên, Chủ tịch Hội làng nghề truyền thống quất cảnh Tứ Liên Ngô Thị Ngà cho biết, hiện có khoảng 400 hộ trồng quất cảnh, người lao động lên đến 600 hộ dân với tổng diện tích 30 ha. Mỗi nhà vườn sử dụng khoảng 1.000 m2, số lượng quất vào khoảng vài trăm đến cả nghìn gốc.
Nói về tình hình sức mua bán quất cảnh năm nay, bà Ngà cho hay: “Thị trường quất đến giờ này so với mọi năm nhộn nhịp người đi thăm vườn, còn khách mua quất thì vẫn chậm. Quất cảnh vẫn bán được giá nhưng hiện tại số lượng bán ra chưa đạt được 30% trên tổng diện tích. Quất Tứ Liên bán buôn cho các tỉnh lẻ khá nhiều, như mọi năm, thời điểm đầu tháng Chạp, các người ngoại tỉnh đổ về lấy quất bán buôn đã đạt được khoảng 50%. Tuy nhiên năm nay các tỉnh về ít do dịch Covid-19 nên lượng quất ra khỏi vườn cũng hạn chế. Nhìn chung mặt bằng bán quất chậm hơn hẳn vì vắng khách”.
Theo Chủ tịch Hội làng nghề truyền thống quất cảnh Tứ Liên, trong năm nay không thể tổ chức hội chợ thúc đẩy việc kinh doanh quất cảnh cho các hộ dân, Hội làng nghề đã phối hợp với phường Âu Cơ tổ chức tập huấn bán hàng online qua mạng, cùng các hộ dân để tháo gỡ những thiệt hại về mặt kinh tế.
Một năm khó khăn chồng chất khi vừa dịch bệnh khiến nhu cầu của khách hàng giảm, vừa thời tiết không ủng hộ, quá trình sinh trưởng của cây cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, cây quất phụ thuộc vào thời tiết nhưng không nhiều như cây đào nên thời điểm sát Tết chỉ cần tưới nước là được. So với các năm trước, mặc dù sức mua có giảm nhưng người trồng quất ở làng Tứ Liên vẫn có một cái Tết ấm no vì không phải lo lắng quá nhiều về tình trạng hàng ế ẩm.
Bà Ngà cũng cho rằng nhiều chủ vườn đang phải nỗ lực để có được chất lượng cây tốt, đồng đều cung ứng ra thị trường dịp Tết Nhâm Dần năm nay. Những ngày này, người dân phải thường xuyên túc trực để vừa chăm bón cây, làm thay việc của những lao động thời vụ để tiết kiệm chi phí chăm bón. Bên cạnh việc bán quất phát triển kinh tế, người trồng quất ở Tứ Liên còn đóng vào sắc màu du lịch cho ngày Tết ở mọi nhà của Thủ đô./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Giao thông 23/01/2025 20:03
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?
Du lịch 23/01/2025 13:09
Công đoàn Viên chức Việt Nam tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động huyện Phúc Thọ
Công đoàn 23/01/2025 13:03
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng
Giao thông 23/01/2025 12:26
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Bình Dương: Chuyến tàu nghĩa tình đưa 200 lao động khó khăn đầu tiên về quê đón Tết
Đề án TLĐ 23/01/2025 11:29
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài
Giao thông 22/01/2025 16:24
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm
Giao thông 22/01/2025 16:20
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng
Giao thông 22/01/2025 16:07