Giá dịch vụ tăng, chất lượng có tăng?
Sẽ giãn thời gian điều chỉnh giá dịch vụ y tế | |
Điều chỉnh giá dịch vụ y tế : Đối tượng nào bị tác động mạnh? |
Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: Theo Nghị định 16 thì trong năm 2017 thì phải hoàn thành tính đúng, tính đủ về yếu tố đầu vào trực tiếp, nhưng đến năm 2017 chúng ta chưa thực hiện được do phải xem xét CPI để chống lạm phát. Khi giá tính đúng, tính đủ, thay vì người dân bù thêm giá chưa được tính thì được bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả, người dân sẽ đỡ mất tiền túi. Giá tăng thì chất lượng phải tăng.
Các bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải. (Ảnh Tuổi trẻ) |
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, ngành Y tế sẽ thúc đẩy đổi mới toàn diện phong cách phục vụ, trước giờ khám bệnh phải cúi chào bệnh nhân, niềm vui và hạnh phúc là phục vụ bệnh nhân. Đối với nhà nước thì giảm chi ngân sách cho các chi phí trực tiếp vào lương.
Theo thống kê chưa đầy đủ đơn vị trực thuộc Bộ từ khi tính lương vào giá, thì ngành Y tế đưa không phụ cấp vào lương khoảng 10 nghìn tỷ đồng, đó là chưa lấy chi phí tái đầu tư theo Quỹ phát triển trích lại. TP Hồ Chí Minh là thành phố lớn, giai đoạn đầu báo cáo chưa đầy đủ cũng đã tiết kiệm được 1.000 tỷ đồng không phải cho ngành Y tế. Đó cũng là lợi cho người dân, nhà nước và các cơ sở y tế.
Mặc dù Bộ trưởng Bộ Y tế trả lời như vậy, song theo ý kiến của người dân và cá nhân người viết cho rằng, nếu xét về dài hạn giá dịch vụ y tế tăng, chất lượng dịch vụ cũng được nâng cao theo. Tuy nhiên, xét về ngắn hạn và trung hạn việc tăng một số dịch vụ y tế có thể khẳng định chất lượng khó có thể tăng theo. Có dịp vào các bệnh viện hiện nay, nhìn chung giá cả tương đối đắt. Và điều đặc biệt, không phải người nào có bảo hiểm y tế cũng được miễn 100%; không phải điều trị bệnh nào cũng được bảo hiểm chi trả 100%; Thậm chí, có những bệnh được bảo hiểm chi trả 70- 90% song các “dịch vụ" đi kèm như máu, thuốc biệt dược bệnh nhân phải chịu hoàn toàn.
Thế nên, khi giá một số dịch vụ tăng khẳng định không ảnh hưởng đến người bệnh là không đúng. Không những thế, khi giá dịch vụ tăng thì phải khẳng định rất khó để có thể 1- 2 năm các bệnh viện đổi mới được trang thiết bị, cũng như xây mới các phòng ốc để không còn tình trạng ghép, nằm chung giường vốn đang diễn ra khá phổ biến như hiện nay. Từ thực tế này, câu hỏi giá dịch vụ tăng, chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh có tăng? Có lẽ chỉ thời gian mới có thể trả lời được.
L.Hà
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47