Ghi nhận các ý kiến để xem xét
Lãng phí, nguy hiểm và không hiệu quả! | |
Xe máy lưu thông ban ngày phải bật đèn: Liệu có phản tác dụng? | |
“Bật đèn xanh” |
Vì sao dư luận phản ứng?
Như Lao động Thủ đô đã đề cập, quanh đề xuất phương tiện xe máy lưu thông phải bật đèn 24/24 giờ được Bộ Giao thông Vận tải đề cập tại dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), không ít chuyên gia nghiên cứu cho rằng đề xuất này nên được cân nhắc kỹ lưỡng.
Góp ý vào Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, cho rằng nên bỏ quy định xe máy phải bật đèn nhận diện. Thay vào đó, cơ quan chức năng chỉ nên khuyến cáo các phương tiện sử dụng đèn nhận diện trong điều kiện thời tiết xấu.
Theo nhiều chuyên gia, đèn nhận diện của xe máy là nội dung được luật hóa theo quy định tại điều 32 Công ước Viena, đã được nghiên cứu và áp dụng ở nhiều quốc gia, trong đó có các quốc gia có khí hậu tương đồng Việt Nam. Tại Việt Nam, những quy định pháp lý hiện hành mới chỉ yêu cầu người điều khiển phương tiện xe máy bật đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ hôm trước đến 5 giờ hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.
Bày tỏ quan điểm của mình về đề xuất phương tiện xe máy lưu thông phải bật đèn 24/24 giờ, ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho rằng đề xuất không nên áp dụng quá cứng nhắc và máy móc các quy định.
Nhiều ý kiến cho rằng, phương tiện giao thông bật đèn ban ngày có thể gây chói mắt với người điều khiển phương tiện đi ngược chiều. Ảnh: Giang Nam |
Khi đề xuất cần căn cứ vào những điều kiện cụ thể và mang tính đặc thù của giao thông Việt Nam. Viện dẫn điều này, ông Bùi Danh Liên chia sẻ, trong công cuộc chống dịch Covid – 19 thời gian qua, Việt Nam xử lý tương đối hiệu quả và thành công. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới có những phương cách tưởng chừng hữu hiệu song khi áp dụng thực tế lại không mấy hiệu quả.
Đồng quan điểm này, chuyên gia giao thông TS Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, ở Việt Nam, loại phương tiện di chuyển chủ yếu là xe gắn máy, vì vậy việc sử dụng đèn ban ngày, gia tăng sự căng thẳng cho người tham gia giao thông. Nguy cơ tai nạn nhiều hơn.
Lấy ý kiến hoàn thiện
Trao đổi quanh đề xuất này, bà Trịnh Thị Hằng Nga, Vụ trưởng Pháp chế (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết quy định về đèn nhận diện là nội dung được luật hóa theo quy định tại công ước quốc tế trong lĩnh vực này, đã được nghiên cứu và áp dụng ở nhiều quốc gia, bao gồm cả các nước có khí hậu tương đồng Việt Nam. Tuy nhiên, bà Trịnh Thị Hằng Nga cũng chia sẻ quy định bật đèn nhận diện xe máy vào ban ngày sẽ không quy định “cứng” thành quy tắc giao thông.
Thay vào đó, chỉ quy định về đèn nhận diện thành một cấu thành bắt buộc của phương tiện để vừa đảm bảo quy định của Công ước, vừa đảm bảo cơ chế phòng ngừa tai nạn cho người tham gia giao thông. "Trên cơ sở ý kiến đóng góp của người dân, dự thảo đã được chỉnh lý theo hướng không quy định cứng thành quy tắc giao thông mà chỉ quy định về đèn nhận diện thành một cấu thành bắt buộc của phương tiện để vừa đảm bảo quy định của Công ước vừa đảm bảo cơ chế phòng ngừa tai nạn cho người dân" – đại diện Vụ trưởng Pháp chế thông tin.
Với vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ cho biết, ban soạn thảo sẽ tiếp tục ghi nhận các ý kiến góp ý của các bộ ngành, địa phương, người dân đến ngày 21/6. Sau đó sẽ tiếp thu, chỉnh sửa và trả lời bằng văn bản. Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội vào kỳ họp cuối năm nay.
Liên quan đến Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định, Luật Giao thông Đường bộ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Qua nhiều năm triển khai, dù đã được sửa đổi nhưng Luật Giao thông Đường bộ hiện thời đã bộc lộ một số bất cập nhất định, chưa theo kịp với sự phát triển của đời sống kinh tế hiện đại. Theo đó, vẫn tồn tại sự chồng chéo giữa các quy định và thủ tục dẫn tới sự chồng lấn về mặt quản lý giữa các cơ quan Nhà nước và gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện.
“Luật Giao thông Đường bộ mới cần tạo hành lang pháp lý điều chỉnh vận tải, thúc đẩy phát triển giao thông đường bộ và kinh tế đất nước, hội nhập giao thông trong khu vực. Trong đó, nhiều vấn đề cộng đồng doanh nghiệp quan tâm như việc phân loại các loại hình, điều kiện kinh doanh vận tải, cấp phép điều hành giao thông thông minh, quản lý điều hành cao tốc. Luật Giao thông Đường bộ mới phải mở đường cho hướng phát triển đó” - ông Vũ Tiến Lộc chia sẻ quan điểm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Tin khác
Hà Nội không xảy ra ùn tắc trong ngày cuối kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ
Giao thông 02/02/2025 19:26
9 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ, toàn quốc xảy ra 445 vụ tai nạn giao thông, 209 người tử vong
Giao thông 02/02/2025 18:02
Hà Nội: Tết Ất Tỵ, tai nạn giao thông giảm sâu so với cùng kỳ
Giao thông 02/02/2025 10:59
Tăng cường kiểm soát hoạt động vận tải hành khách ngay từ đầu năm
Giao thông 02/02/2025 10:43
Hà Nội: Năm 2025, phấn đấu vận tải công cộng đáp ứng 20% nhu cầu
Giao thông 02/02/2025 06:04
Mùng 4 Tết Ất Tỵ: Toàn quốc xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người
Giao thông 01/02/2025 18:11
Cách di chuyển qua nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển mới nhất
Đô thị 01/02/2025 17:15
820 lái xe bị trừ điểm bằng lái trong ngày mùng 3 Tết
Giao thông 01/02/2025 16:51
Chiều mùng 4 Tết, nhiều cao tốc hướng về Hà Nội bị ùn tắc
Giao thông 01/02/2025 16:47
Lộ trình 2 tuyến buýt kết nối với chùa Hương
Giao thông 01/02/2025 16:35