-->

Gặp “thiếu nữ” kéo cờ Tổ quốc trong ngày 2/9

(LĐTĐ) Mặc dù đã bước sang tuổi 94, mắt đã mờ, chân đã chậm, nhưng những cảm xúc  là 1 trong 2 người kéo lá cờ Tổ quốc tại Quảng trường Ba Đình trong ngày 2/9/1945 vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí cụ bà Lê Thi.
gap thieu nu keo co to quoc trong ngay 29 Xúc động lễ chào cờ tại Quảng trường Ba Đình mừng ngày Quốc khánh 2/9
gap thieu nu keo co to quoc trong ngay 29 Xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh
gap thieu nu keo co to quoc trong ngay 29 Quảng trường Ba Đình tưng bừng tổng duyệt diễu binh

Khoảnh khắc xúc động

Trong một ngày giữa tháng 8, theo lối cầu thang gỗ của ngôi nhà cổ số trên phố Ngô Quyền (Hà Nội), chúng tôi lên căn phòng ấm cúng của gia đình bà Lê Thi - người thiếu nữ năm xưa kéo cờ trong ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử.

gap thieu nu keo co to quoc trong ngay 29
Bà Lê Thi cùng bà Đàm Thị Loan, hai người vinh dự được kéo cờ Tổ quốc trong ngày Quốc khánh 2/9/1945

Tiếp đón tôi rất nồng hậu, bà Lê Thi chia sẻ những cảm xúc mà cách đây 73 năm bà cùng với người bạn Đàm Thị Loan vinh dự được cử lên lễ đài kéo cờ Tổ quốc.Ngồi bên chiếc bàn, bà Thi tay run run lật lại từng tấm hình cũ, trong đó có những hình ảnh đen trắng đã được chụp cách đây cả nửa thế kỷ. Dù hơn 7 thập kỷ đi qua nhưng những ký ức về thời kỳ lịch sử huy hoàng, người phụ nữ ngoài 90 tuổi ấy vẫn còn nhớ đến từng chi tiết như mới xảy ra.

Năm 17 tuổi, sau khi tốt nghiệp Trường Đồng Khánh (nay là Trường Trưng Vương, Hà Nội), dù được cha định hướng đi theo ngành sư phạm song bà Lê Thi sớm giác ngộ, tham gia cách mạng. Công việc của bà là cùng với Hội Phụ nữ Cứu quốc đi tuyên truyền, vận động người dân ủng hộ cách mạng.

“Lúc bước lên lễ đài, tôi vừa đi vừa run vì sợ kéo không được ở dưới nhiều người sẽ trách vì đây là sự kiện trọng đại của đất nước. Khi bước tới gần lễ đài, tôi gặp 1 phụ nữ ăn mặc trang phục người Tày, chúng tôi dắt tay nhau bước tời lễ đài.

Khi tới nơi, tôi nói với chị ấy là em cao để em kéo, còn chị thấp thì đỡ cờ. Khi bài hát Quốc ca vang lên, chúng tôi từ từ kéo lá cờ Tổ quốc, khi cờ vừa lên đến đỉnh tung bay trước gió cũng là lúc bài hát Quốc ca kết thúc. Lúc đó tôi biết tôi đã hoàn thành nhiệm vụ” – bà Thi xúc động.

Đôi khi bà còn đóng vai trò là người thu thập tin tức về các trận đánh cho báo đưa tin. Bà Thi kể lại, trước ngày 2/9/1945 khoảng 1 tuần, bà nhận được lệnh của cấp trên đi vận động tất cả phụ nữ ở phố Hàng Bông tập hát Quốc ca, đi đều bước, chọn trang phục quần áo để chuẩn bị đi dự ngày trọng đại của đất nước.

Sáng 2/9 năm ấy, bà Thi cùng với số chị em trong Hội Phụ nữ phố Hàng Bông đi vận động các gia đình đóng cửa hàng để ra Quảng trường Ba Đình dự Lễ mít tinh. “Lúc ấy tôi đang là Bí thư của Hội Phụ nữ cứu Quốc ở quận Hoàn Kiếm, nên có nhiệm vụ dẫn một số chị em phụ nữ trong hội đi lên quảng trường Ba Đình.

Mọi người mặc quần trắng áo dài, đi giầy ba ta trắng. Riêng tôi cầm cây gậy vừa đi vừa hô khẩu hiệu để chị em hô theo. Đến quảng trường Ba Đình tôi thấy các đoàn thể được xếp theo giới, phụ nữ, thanh niên, công nhân, viên chức… May mắn cho Đoàn phụ nữ Hàng Bông chúng tôi, tuy đến sau nhưng lại được xếp đứng ở hàng đầu của đoàn phụ nữ của Thủ đô” – bà Thi kể lại.

Bà Lê Thi nhớ lại: “Khoảng 13h30 ngày 2/9/1945, hàng vạn đồng bào đã sẵn sàng chờ đến giờ phút Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Chúng tôi đang đứng hồi hộp chờ đợi mít tinh sắp bắt đầu, bỗng nhiên một đại diện Ban tổ chức đến chỗ đoàn phụ nữ chúng tôi yêu cầu cử một người lên kéo cờ. Lúc đó, các chị em trong hội đều bất ngờ, không ai dám nhận. Lúc sau, nhiều người nói “Thi lên đi”. Khi đó tôi ngập ngừng, e ngại vì sự việc xảy ra quá bất ngờ. Đây cũng là một việc ngẫu nhiên, có lẽ vì tôi là bí thư nên đứng ở hàng đầu, lại ở ngoài hàng, dáng “oai vệ” vác gậy gỗ, giữ trật tự cho đội ngũ chị em”...

“Lúc bước lên lễ đài, tôi vừa đi vừa run vì sợ kéo không được ở dưới nhiều người sẽ trách vì đây là sự kiện trọng đại của đất nước. Khi bước tới gần lễ đài, tôi gặp 1 phụ nữ ăn mặc trang phục người Tày, chúng tôi dắt tay nhau bước tời lễ đài. Khi tới nơi, tôi nói với chị ấy là em cao để em kéo, còn chị thấp thì đỡ cờ. Khi bài hát Quốc ca vang lên, chúng tôi từ từ kéo lá cờ Tổ quốc, khi cờ vừa lên đến đỉnh tung bay trước gió cũng là lúc bài hát Quốc ca kết thúc. Lúc đó tôi biết tôi đã hoàn thành nhiệm vụ” – bà Thi xúc động.

Và những chuyện chưa kể…

Bà Thi quê gốc vốn ở Hưng Yên nhưng sinh ra và lớn lên tại Hà Nội trong một gia đình trí thức có 8 anh chị em, sống ở 98 Hàng Bông (Hoàn Kiếm – Hà Nội). Cụ thân sinh là một nhà giáo nổi tiếng đó là Hiệu trưởng Trường Bưởi, liệt sĩ Dương Quảng Hàm. Tên thật của bà Thi là Dương Thị Thoa, vì tham gia cách mạng nên mới lấy bí danh như vậy.

Họ Lê là theo họ vua Lê Thái Tổ, còn Thi là tên người bạn thân của bà.Vì gia đình có truyền thống theo nghề giáo, trước đó bà luôn tâm niệm sẽ nối nghiệp gia đình mà chưa từng nghĩ sẽ đi theo cách mạng.

Nhắc lại giây phút lần đầu tiên nhìn thấy Bác và quyết định đi theo cách mạng của mình, bà kể, khi hoàn thành nhiệm vụ, đứng trên lễ đài, bà được thấy hình ảnh Bác Hồ rất gần. Lúc đó Bác mặc bộ quần áo kaki màu vàng, đi đôi dép cao su giản dị, khác hẳn với hình dung của bà trước đó.

Trong lúc đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập, giọng Bác trầm ấm, rõ ràng.Thỉnh thoảng đang đọc, Bác lại dừng lại, hỏi: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”. Hàng vạn người ở dưới đồng thanh đáp lại: “Có ạ!”. Bà Thi cho hay, bản thân bà lúc đó vô cùng xúc động, bà không nghĩ một vị lãnh tụ vĩ đại lại biết quan tâm đến dân chúng và bình dị đến vậy.

“Trước kia khi học ở Trường Đồng Khánh, lãnh đạo người Pháp đứng lên phát biểu nói rất nhiều, đôi khi còn mắng học sinh, chứ chưa bao giờ hỏi xem họ có nghe rõ không. Sự quan tâm, sâu sắc của Bác khiến chúng tôi không thể nào quên. Sau khi nghe Bác đọc Bản Tuyên ngôn, cùng với sự quan tâm của Bác đến mọi người dân, từ đó tôi quyết định học làm cán bộ cách mạng, chứ không đi học làm cô giáo như dự định trước đây nữa” – bà Thi chia sẻ.

Sau ngày Độc lập, bà Thi dành tất cả thời gian và sức lực cho cách mạng. Bà vận động những gia đình giàu có quyên góp gạo, muối mang đi cứu đói cho người nghèo…Vào chiến khu, bà được điều động lên Vĩnh Yên làm Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ, rồi Chủ tịch Hội Phụ nữ Tuyên Quang. Trên những cương vị mới, bà đã hoàn thành xuất sắc việc vận động và tập hợp nữ giới tham gia kháng chiến, xây dựng hậu phương cho cuộc đấu tranh chống Pháp trường kỳ.

Quãng đời hoạt động cách mạng, cống hiến cho sự nghiệp chung của bà Lê Thi tiếp tục trải qua nhiều công việc, sau đó kết thúc bằng việc thành lập và đứng đầu Viện Nghiên cứu gia đình và giới. Bà được Nhà nước phong hàm Giáo sư năm 1991.Về người phụ nữ cùng kéo cờ với mình, bà Thi cho biết, thời điểm đó 2 người cũng không hỏi tên nhau.

Mãi đến rất nhiều năm về sau bà mới biết người kéo cờ cùng bà năm ấy là bà Đàm Thị Loan – phu nhân cố Đại tướng Hoàng Văn Thái. Cơ duyên của lần gặp lại sau này là do bà Đàm Thị Loan đã viết lại những dòng hồi ký của mình về “Cô thiếu nữ Hà Nội” trong cuốn Từ Việt Bắc đến Tây Ninh xuất bản năm 1988.

Còn bà Lê Thi thì viết bài báo đăng trên nội san của cơ quan mình về “cô du kích người Tày”. Vô tình tìm được mối liên hệ giữa hai bài báo, hai người đã có những cuộc hội ngộ xúc động vào ngày 2/9/1989, sau 44 năm. Và đến năm 2010 thì bà Đàm Thị Loan mất.

Giờ đây, khi tuổi đã cao, cụ bà Lê Thi vẫn tìm niềm vui trong công việc nghiên cứu, viết sách với mong muốn cống hiến cho xã hội những kiến thức, kinh nghiệm đã tích lũy được trong những năm tháng học tập và chiến đấu mà mình đã trải qua. Bà Thi bày tỏ:“Tôi mong muốn truyền thống của cha ông ta được tiếp nối.

Thế hệ trẻ phải thấy được trách nhiệm của mình, đó là đưa đất nước tiến lên trong thời bình, cần nắm chắc những thành tựu khoa học, công nghệ của thế giới để vận dụng vào Việt Nam một cách tốt nhất trong điều kiện của đất nước. Tôi nghĩ những vấn đề này phải trông vào thế hệ trẻ”...

Chia tay cụ bà Lê Thi khi trời đã chập choạng tối, hình ảnh về “cô thiếu nữ Hà Nội” kéo cờ trong ngày Lễ Độc lập năm ấy vẫn còn in sâu trong tâm trí. Tôi tự hỏi: Trong thời bình, thế hệ trẻ chúng ta cần làm gì để tiếp nối truyền thống yêu nước, tinh thần cách mạng của cha ông?

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái

Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động vì cộng đồng hằng năm, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tập đoàn Central Retail Việt Nam phối hợp với Hội Chữ thập đỏ và Chính quyền các địa phương - nơi có siêu thị GO!, Big C, Tops Market hoạt động, tổ chức chương trình Tết nhân ái, trao tặng quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ đón một cái Tết đầm ấm và trọn vẹn.
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn

Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn

(LĐTĐ) Ngày nay, thay vì phải ra chợ mua nguyên liệu rồi tự tay chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo, nhiều chị em phụ nữ hiện đại chỉ cần đặt hàng online là đã có ngay một mâm cỗ tươm tất, đầy đủ. Cuộc sống bận rộn khiến hình ảnh các bà, các mẹ tất bật trong gian bếp chuẩn bị mâm cỗ dần được thay thế bởi dịch vụ đặt cỗ trực tuyến, tiện lợi và nhanh chóng.
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp

(LĐTĐ) Nguồn gốc của tục cúng ông Công, ông Táo bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian kể về ba vị thần là Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ, thường gọi chung là ông Công, ông Táo. Theo quan niệm dân gian, ba vị thần này chính là những người cai quản bếp núc trong mỗi gia đình, giữ nhiệm vụ ghi chép lại mọi việc tốt xấu xảy ra trong gia đình suốt một năm.
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025

Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Bên cạnh việc chuẩn bị lễ vật, bài khấn ông Công, ông Táo là nghi thức không thể thiếu mỗi khi gia đình làm lễ cúng tiễn đưa ông Táo về trời. Dưới đây là bài văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025 phổ biến, được nhiều gia đình sử dụng.
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin - Truyền thông) cho biết thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo thường xuyên lợi dụng mạng xã hội để tìm kiếm nạn nhân, đưa ra các lời mời mua vé máy bay, đổi tiền giả với giá cực kỳ hấp dẫn nhằm chiếm đoạt tiền thật của người bị hại.
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán

Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam đã phối hợp cùng các cơ quan, tổ chức trao tặng hàng nghìn phần quà cho các gia đình chính sách, công nhân, học sinh, sinh viên và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên khắp cả nước, đặc biệt là các tỉnh vùng sâu, vùng xa.
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?

Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?

(LĐTĐ) Lễ cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp là một nghi thức truyền thống quan trọng, thể hiện lòng thành kính và mong cầu một năm mới an lành, ấm no của người Việt. Việc lựa chọn giờ đẹp để cúng lễ, hóa vàng, thả cá hay cách thực hiện các nghi thức đều mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc.
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn

Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn

(LĐTĐ) Dọn nhà đón Tết là cơ hội loại bỏ năng lượng tiêu cực, thu hút may mắn cho năm mới. Bỏ đồ hỏng để không gian thông thoáng, đón tài lộc. Sắp xếp đúng phong thủy giúp cân bằng âm dương, thu hút thịnh vượng cho năm mới an lành.
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội

Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội

(LĐTĐ) Trước những tác động tiêu cực từ các nền tảng mạng xã hội như Instagram, Facebook, Snapchat và TikTok, nhiều quốc gia đã đưa ra các biện pháp mạnh mẽ nhằm bảo vệ trẻ em trong không gian số. Các động thái này không chỉ thể hiện mối quan tâm sâu sắc đến sức khỏe tâm lý và sự an toàn của trẻ em mà còn đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của các giải pháp quản lý mạng xã hội hiện nay.
Người người rời phố về quê đón Tết sớm

Người người rời phố về quê đón Tết sớm

(LĐTĐ) Còn gần hai tuần nữa là tới Tết Ất Tỵ 2025, nhiều người đã sắp xếp hành lý, bắt đầu rời thành phố về quê để chuẩn bị Tết sớm.
Xem thêm
Phiên bản di động