--> -->

Đường sắt tốc độ cao để bổ sung cho hệ thống vận tải chứ không phải cạnh tranh

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, việc phát triển hệ thống đường sắt tốc độ cao sẽ bổ sung cho hệ thống vận tải hiện nay chứ không phải cạnh tranh với hệ thống vận tải.
Hà Nội sẽ xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 2, kết nối sân bay Nội Bài Thống nhất trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Giải quyết điểm nghẽn về logictic, vận tải hàng hoá Bắc - Nam

Thảo luận tại tổ sáng 13/11 về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn thành phố Hà Nội) đồng tình cần thiết đầu tư dự án này vì chúng ta có chiều dài đất nước theo chiều dọc với các vùng kinh tế trọng điểm, cần thiết có sự kết nối với các vùng kinh tế để tạo sự lan toả, tránh tình trạng tập trung vào một số thành phố lớn, còn các nơi khác nằm trên trục đó nhưng không phát triển được.

Theo đại biểu, điểm nghẽn hiện nay là vấn đề logistic, không hút được đầu tư phát triển, nên khi xây dựng xong tuyến này sẽ giải quyết điểm nghẽn về logictic, nhất là vận tải hàng hoá Bắc - Nam.

Hiện nay xuất khẩu hàng hoá đang nghiêng về 1 thị trường rất lớn, do đó phải đẩy mạnh thị trường sang khu vực châu Âu và Trung Đông. Cho nên không có con đường nào khác hơn là con đường về đường sắt. Phát triển đường sắt kết nối với hệ thống đường sắt của Bắc Á sẽ giải quyết được vấn đề xuất khẩu hàng hoá. “Tôi kỳ vọng phát triển đường sắt này để giải quyết vấn đề logictic, vận chuyển hàng hoá phục vụ xuất khẩu, kết nối được với quốc tế”, GS Hoàng Văn Cường nói.

Tuy nhiên ông Cường băn khoăn khi tuyến đường sắt đề xuất chỉ vận chuyển hành khách, còn hàng hoá chỉ là đa dụng trong trường hợp cần thiết, hàng hoá ùng hệ thống đường sắt cũ, nhưng hệ thống đường sắt cũ thì không kết nối liên thông được với quốc tế do khổ đường sắt là 1m43, đi đến một điểm nào đó sẽ phải dừng lại thì không còn giá trị. Hiện giờ hàng hoá đang phải vận chuyển trên đường bộ là chủ yếu.

Đường sắt tốc độ cao để bổ sung cho hệ thống vận tải chứ không phải cạnh tranh
Đại biểu Hoàng Văn Cường phát biểu thảo luận tại tổ sáng 13/11.

Vì thế, đại biểu đoàn Hà Nội đề nghị tuyến này là lưỡng dụng, bao gồm cả hàng hoá và hàng khách để giải quyết nhu cầu vận tải hàng cho liên thông quốc tế. Nếu không liên thông quốc tế sẽ là “cái bẫy” trong quá trình đầu tư.

Về phương thưc đầu tư để đạt được tiến độ, theo ông Cường, hiện cả 3 tuyến đường sắt đô thị đều kéo dài cả 10 năm mới hoàn thành, trong khi đó đường dây 500KV mạch 3 triển khai rất thần tốc.

Do đó phải làm chủ công nghệ, chúng ta phải là nhà đầu tư, nhà thầu chứ không thể đi thuê nhà thầu nước ngoài vào mua từng tuyến đó, xong vào thì người ta đầu tư. Nếu cứ tiếp tục đi thuê nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư thì không thể bảo đảm được.

Phải làm chủ công nghệ

Đại biểu nhấn mạnh, việc đầu tư không quan trọng công nghệ của nước nào nhưng phải chuyển giao công nghệ cho ta, và ta phải là nhà đầu tư, nắm được công nghệ thì mới giải quyết được 2 vấn đề là thời gian hoàn thành và quan trọng hơn là sẽ trở thành một ngành sản xuất của chúng ta, chứ bây giờ đi mua thiết bị, dự án thì khi hoàn thành xong lại tiếp tục lệ thuộc vào thiết bị, vận hành, sửa chữa. Như vậy trở thành gánh nặng, món nợ cho tất cả đời sau.

Đại biểu phân tích, việc chuyển giao công nghệ phụ thuộc lớn vào thị phần đường sắt. Nếu thị phần quá nhỏ thì không ai có đủ sức chuyển giao. Tuy nhiên thị phần đường sắt chúng ta hiện nay, nguyên đường sắt tốc độ cao đã gần 70 tỷ USD; hai đường sắt đô thị Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cũng phải 67 tỷ USD nữa. Như vậy mạng hệ thống thị phần của chúng ta đã là 150 tỷ USD. Đây là thị phần rất lớn, đủ khả năng để chuyển giao công nghệ.

“Chúng ta đã có bài học chuyển giao công nghệ rồi. Như Vinfast họ không phải là nhà sản xuất ô tô nhưng chuyển giao công nghệ và trở thành một nhà sản xuất ô tô. Cho nên chúng ta hoàn toàn đủ khả năng.

Tôi rất thiết tha trong Nghị quyết của Quốc hội phải ghi rõ đầu tư phải thực hiện được chuyển giao công nghệ cho Việt Nam, và chúng ta phải làm chủ trong quá trình đầu tư đó để từ đó chúng ta đầu tư được toàn bộ các hệ thống đường sắt khác chứ không phải là đi mua các sản phẩm đó”, ông Cường nói.

Đại biểu cũng nhấn mạnh, việc phát triển hệ thống đường sắt tốc độ cao sẽ bổ sung cho hệ thống vận tải hiện nay chứ không phải cạnh tranh với hệ thống vận tải. Đường sắt tốc độ cao phải giải quyết được kết nối người dân ở các địa bàn không phải điểm hàng không mà đáp ứng được gần như hàng không thì mới giải quyết được bổ sung các phương tiện vận tải, chứ đừng so sánh và cạnh tranh với hàng không.

Trong phương án chạy tốc độ 350km không phải dừng ở tất cả các loại ga, mà chỉ dừng ở 1 số ga, nghĩa là “dừng nhảy cóc”. Vì thế, đại biểu đề nghị, trong Nghị quyết cần nói rõ phát triển hệ thống này để bổ sung cho các hệ thống phương tiện vận tải, giúp cho người dân tiếp cận được các địa bàn. Đây là vấn đề cần thiết đưa vào yêu cầu trong đầu tư dự án này.

Trình Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án khoảng 1.713.548 tỷ đồng (khoảng 67,34 tỷ USD). So với tổng mức vốn đầu tư trung hạn nguồn ngân sách Trung ương, sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án vượt quá (bằng 114%) tổng vốn đầu tư công trung hạn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 và tương đương 59,7% tổng mức vốn đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021 - 2025.
Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

FIFA gây tranh cãi khi tước danh hiệu "vô địch thế giới" của 8 CLB hàng đầu

FIFA gây tranh cãi khi tước danh hiệu "vô địch thế giới" của 8 CLB hàng đầu

FIFA vừa khiến làng túc cầu dậy sóng khi chính thức loại bỏ danh hiệu "vô địch thế giới" từng được trao cho 11 CLB, trong đó có những tên tuổi lừng danh như Real Madrid, Barcelona, Manchester United, Bayern Munich hay AC Milan.
Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến tri ân người có công, gia đình chính sách tại Hà Nội

Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến tri ân người có công, gia đình chính sách tại Hà Nội

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến cùng đoàn công tác đã tới dâng hương, thăm, tặng quà cho các Mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công với cách mạng, các gia đình chính sách trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Giám sát hoạt động ủy thác cho vay trên địa bàn Hà Nội

Giám sát hoạt động ủy thác cho vay trên địa bàn Hà Nội

Chiều 21/7, Đoàn công tác của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã giám sát hoạt động ủy thác cho vay; nắm tình hình hoạt động công tác hội, phong trào phụ nữ thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Giá xăng dầu hôm nay (22/7): Giá dầu thế giới giảm nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay (22/7): Giá dầu thế giới giảm nhẹ

Hôm nay (22/7), giá dầu giảm khi các lệnh trừng phạt mới nhất của châu Âu đối với dầu của Nga được dự đoán sẽ có tác động rất hạn chế đến nguồn cung. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,77 USD/thùng, giảm 0,71%, giá dầu WTI ở mốc 66,91 USD/thùng, giảm 0,67%.
Tin bão mới nhất: Bão số 3 Wipha áp sát Hải Phòng, cảnh báo mưa lớn và gió giật cấp 13 ở nhiều tỉnh phía Bắc

Tin bão mới nhất: Bão số 3 Wipha áp sát Hải Phòng, cảnh báo mưa lớn và gió giật cấp 13 ở nhiều tỉnh phía Bắc

Sáng nay (22/7), bão số 3 Wipha đã áp sát đất liền, chỉ còn cách Hải Phòng khoảng 60km, mang theo gió giật cấp 13 và mưa lớn diện rộng trải dài từ Bắc Bộ tới Bắc Trung Bộ. Dự báo bão sẽ đổ bộ vào đất liền trong khoảng thời gian từ 10h đến 14h hôm nay, với cường độ cấp 8-9, giật cấp 11-12, ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực từ Hải Phòng đến Ninh Bình.
Không đưa khách du lịch đến vùng đang có bão để đảm bảo an toàn

Không đưa khách du lịch đến vùng đang có bão để đảm bảo an toàn

Sở Du lịch Hà Nội yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố khẩn trương, nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống, ứng phó với bão.
Công an Hà Nội khẩn cấp ứng phó bão số 3, bảo đảm an toàn cho người dân

Công an Hà Nội khẩn cấp ứng phó bão số 3, bảo đảm an toàn cho người dân

Công an thành phố Hà Nội vừa ban hành chỉ đạo hỏa tốc, yêu cầu các đơn vị trực thuộc nâng cao cảnh giác, sẵn sàng ứng phó với bão số 3 cùng nguy cơ mưa lớn, lũ quét và sạt lở đất. Mục tiêu hàng đầu là đảm bảo an toàn tuyệt đối về tính mạng và tài sản cho người dân, với nhiều biện pháp chủ động từ tuần tra, cảnh báo đến sơ tán khẩn cấp.

Tin khác

Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Tập huấn trực tuyến công tác tư pháp đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã

Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến về công tác tư pháp khi triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, kết nối trực tuyến đến hơn 3.000 điểm cầu tại các xã trên cả nước.
TP.HCM: Nhiều hoạt động tri ân Ngày Thương binh - liệt sĩ

TP.HCM: Nhiều hoạt động tri ân Ngày Thương binh - liệt sĩ

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Hoàn thiện thể chế đồng thời với cải thiện tổ chức thực thi pháp luật

Hoàn thiện thể chế đồng thời với cải thiện tổ chức thực thi pháp luật

Bộ Tư pháp vừa tổ chức Hội thảo phản ánh khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật qua thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp và đề xuất phương án xử lý.
Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Chính quyền hai cấp ở Nghệ An: Tỉnh, xã quyết tâm, người dân phấn khởi

Sau 2 tuần vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, Nghệ An đã ghi nhận những tín hiệu tích cực từ cơ sở. Cấp xã, nơi trực tiếp tiếp xúc, phục vụ người dân đang thể hiện rõ tinh thần đổi mới, chuyển mình mạnh mẽ.
31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”

31 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự”

Chiều 17/7, tại Hà Nội, Cục Quản lý thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp và Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Chuyện nghề Thi hành án dân sự” lần thứ nhất.
Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Hà Nội thành lập 6 Tiểu ban giúp việc trong Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9

Nhằm đáp ứng yêu cầu của các hoạt động kỷ niệm, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 3036/QĐ-UBND về việc thành lập 6 Tiểu ban giúp việc Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.
Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Sửa đổi Luật Giáo dục đại học: Hoàn thiện cơ chế tự chủ đại học

Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) được xây dựng nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện, hiện đại hóa và đột phá phát triển giáo dục và đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.
Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Nhận diện để gỡ vướng pháp luật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các vướng mắc được phản ánh rất đa dạng, trong nhiều ngành, lĩnh vực, vướng mắc cả trong quy định và thực thi, có trong các văn bản pháp lý khác nhau.
75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

75 năm Ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong (15/7/1950 -15/7/2025)

Lực lượng Thanh niên xung phong đã có nhiều đóng góp to lớn, trở thành biểu tượng của tinh thần xung kích, dấn thân vì độc lập dân tộc, xứng đáng là niềm tự hào của tuổi trẻ Việt Nam. Ghi nhận những cống hiến đó, ngày 30/6/1995, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 382/TTg lấy ngày 15/7 hằng năm làm Ngày truyền thống của Lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo cán bộ, đội viên các thế hệ.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Chăm lo tốt hơn cho các thương binh, bệnh binh và gia đình có công

Tổng Bí thư Tô Lâm: Chăm lo tốt hơn cho các thương binh, bệnh binh và gia đình có công

Theo TTXVN, chiều nay (15/7), Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, tặng quà thương, bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành (phường Ninh Xá, tỉnh Bắc Ninh) nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Xem thêm
Phiên bản di động