Đừng để nếp gia đình bị biến dạng
Tôn vinh những giá trị tốt đẹp của gia đình | |
Văn hóa gia đình từ góc nhìn điện ảnh |
Bố mẹ là tấm gương sáng cho con noi theo
Từ xưa đến nay, người ta cho rằng gia giáo và nề nếp chính là tài sản quý giá nhất của một gia đình, và tấm gương của cha mẹ có ảnh hưởng đến con trẻ vô cùng lớn, giúp con cái trở thành công dân tốt.
Vợ chồng ông Vượng, bà Toa cho rằng cha mẹ phải làm gương cho con cháu noi theo (Ảnh: K.Tiến) |
Có dịp được tiếp xúc với gia đình ông Nguyễn Đức Vượng và bà Nguyễn Thị Toa (phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội), người viết mới càng thêm thấm thía về quan điểm trên. Hơn 40 năm chung sống, ông Vượng và bà Toa chính là tấm gương sáng để con, cháu noi theo.
Trước khi về hưu, ông Vượng công tác trong quân đội còn bà Toa làm việc tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô. Hơn 40 năm chung sống, hai ông bà có với nhau 4 người con trai, 7 người cháu. Mỗi ngày lễ, ngày tết con cái tập trung đông đủ, cả nhà đông vui như ngày hội. Nhớ lại chuyện trước đây, ông Vượng chia sẻ: “Ngày xưa lúc vợ chồng tôi cưới nhau còn khổ lắm. Thời kì bao cấp đến cái màn, cái giường cũng phải phân phối. May mắn lắm mới mua được mấy cân kẹo, mấy bao thuốc lá để mời mọi người. Lúc đó cả hai vợ chồng đều động viên nhau, thôi thì tiền bạc không bằng ai nhưng vợ chồng thương nhau, cố gắng sống với nhau hòa thuận là được”.
Hiện nay đã gần 80 tuổi, điều mà ông Vượng cảm thấy tự hào nhất chính là việc giữ được gia đình hạnh phúc suốt hơn 40 năm qua và nuôi dạy được con cái trưởng thành, làm người có ích. Bốn người con trai của ông hiện nay đều đã có công ăn việc làm ổn định, có được gia đình hạnh phúc. Đại gia đình ông chưa bao giờ chịu một lời chê trách từ hàng xóm láng giềng cả.
Khi chúng tôi hỏi rằng trong suốt bao nhiêu năm qua ông bà có bao giờ cãi nhau không thì bà Toa trả lời rằng: “Vợ chồng với nhau cốt là ở sự thấu hiểu lẫn nhau. Nói thật thì cuộc sống gia đình nhà ai mà chẳng có va chạm. Vợ chồng tôi cũng thế thôi thế nhưng suốt bao nhiêu năm qua chúng tôi đều nhìn nhau mà sống. Có những lúc giận nhau quá tôi cũng cáu gắt, cũng này nọ thế nhưng chưa bao giờ tỏ thái độ ấy trước mặt con cái cả. Chúng tôi cùng thống nhất quan điểm dạy con. Hơn nữa, ông nhà tôi cũng là người khéo léo, sống biết trước biết sau nên chưa bao giờ có chuyện cãi vã, ầm ĩ xóm giềng”.
Tranh minh họa |
Trong buổi trò chuyện, ông Vượng cũng cho biết, gia sản lớn nhất mà ông bà để lại cho các con chính là cách ứng xử tốt đẹp trong gia đình. Bố mẹ gương mẫu đối với các con, sẵn sàng giúp đỡ các con những lúc khó khăn, chăm sóc các cháu để các con yên tâm làm việc. Mặc dù có 4 người con trai, nhưng ông Vượng, bà Toa lại không sống chung với bất cứ người con nào.
Không phải vì ông bà khó tính quá nên con cái không ở cùng được mà là vì chính suy nghĩ tân tiến của họ. Ông Vượng cho hay: “Bọn trẻ nó có cuộc sống riêng của chúng nó, chúng tôi già rồi cũng cần có không gian riêng của mình.Vợ chồng tôi vẫn còn sức khỏe, chưa cần đến các con phải chăm sóc hay phụng dưỡng. Chỉ cần chúng có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc là chúng tôi vui rồi”.
Có 4 cậu con trai đồng nghĩa với việc vợ chồng ông bà có 4 người con dâu. Ông bà luôn coi con dâu cũng như con đẻ của mình, và ngược lại 4 người con dâu cũng yêu quý ông bà như bố mẹ ruột. Ông bà cho rằng, mình có tôn trọng con thì con cũng tôn trọng mình, không bao giờ có một chiều. Nếu điều gì con chưa biết thì ông bà sẽ góp ý dạy bảo, không la mắng. Vì vậy, những người con của ông bà luôn biết ơn bố mẹ và nhìn vào hành động mà làm theo. Ông Vượng vẫn nói với các con là đi làm về đến nhà là dành trọn vẹn thời gian cho gia đình để dạy con thành người, con cái ngoan là hạnh phúc nhất.
Chú trọng giáo dục nề nếp gia đình
Có thể thấy, mỗi gia đình là một hạt nhân của xã hội, do vậy gia đình êm ấm, hạnh phúc thì xã hội sẽ bình yên. Để các mối quan hệ xã hội và ứng xử trong gia đình được tốt đẹp thì việc nhận thức và thực hiện các nếp sống tốt đẹp trong gia đình có ý nghĩa quyết định. Đây là vấn đề đạo đức, giá trị xã hội, giá trị văn hóa mang những bản sắc riêng của từng loại hình gia đình, tộc người và quốc gia.
Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình ghi nhận những giá trị truyền thống tốt đẹp trong gia đình: Tôn trọng, Bình đẳng, Yêu thương, Chia sẻ. Trên thực tế, có thể thấy Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình không hề xa lạ với những truyền thống, nề nếp gia phong trong gia đình Việt Nam bao đời nay. Với các tiêu chí chung và 4 nhóm tiêu chí, mọi người đều có thể bắt gặp ở mọi nơi, mọi chỗ, ở trong mọi gia đình truyền thống Việt Nam. |
Được biết, mới đây Hà Nội là một trong 12 tỉnh/thành đang thực hiện thí điểm Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Theo đó, thành phố Hà Nội đã chọn xã Phú Cường (huyện Ba Vì) và phường Khương Trung (quận Thanh Xuân) để triển khai thực hiện thí điểm bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình nhằm từng bước đưa vào cuộc sống các chuẩn mực giá trị đạo đức và văn hóa.
Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình ghi nhận những giá trị truyền thống tốt đẹp trong gia đình: Tôn trọng, Bình đẳng, Yêu thương, Chia sẻ. Trên thực tế, có thể thấy Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình không hề xa lạ với những truyền thống, nề nếp gia phong trong gia đình Việt Nam bao đời nay. Với các tiêu chí chung và 4 nhóm tiêu chí, mọi người đều có thể bắt gặp ở mọi nơi, mọi chỗ, ở trong mọi gia đình truyền thống Việt Nam. Cụ thể, đó là truyền thống “chị ngã em nâng”, “anh em như thể tay chân”, “thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn” hoặc đạo lý kính trên nhường dưới, hiếu thảo với cha mẹ, ông bà hay ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền.
Đưa Bộ tiêu chí ra để thực hiện, mục đích để mối quan hệ gia đình được củng cố vững chắc, bền bỉ hơn trong thời buổi kinh tế thị trường mọi người, mọi nhà đều say sưa phát triển kinh tế mà đôi lúc quên đi các mối quan hệ gia đình cần được nuôi dưỡng. Là một trong những gia đình tham gia ký cam kết thực hiện Bộ quy tắc ứng xử trong gia đình tại phường Khương Trung, ông Đỗ Quang Minh cho rằng nội dung của Bộ tiêu chí đặt ra gần gũi với thực tế hiện nay của các hộ gia đình. Việc thực hiện cam kết sẽ giúp cho các gia đình ý thức được hơn nữa những giá trị chuẩn mực về đạo đức, văn hóa gia đình, đặc biệt là ngăn chặn sự xuống cấp của đạo đức trong gia đình, giữ gìn sự ổn định và hạnh phúc của mỗi gia đình.
Sau khi thực hiện việc ký cam kết thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong gia đình, rất nhiều gia đình trên địa bàn phường Khương Trung đã nhiệt tình tham gia. “Uỷ ban nhân dân phường Khương Trung sẽ nghiêm túc thực hiện, gắn với chỉ tiêu bình xét Gia đình Văn hoá tại địa phương. Đặc biệt tăng cường công tác tuyên truyền để triển khai Bộ Tiêu chí đến từng gia đình, đưa ra các đề xuất giải pháp thực hiện, kiểm định các tiêu chí phù hợp với địa bàn để hoàn thiện Bộ Tiêu chí chung trước khi triển khai trên cả nước”, ông Nguyễn Anh Chiến- Phó Chủ tịch phường Khương Trung cho biết.
K.Tiến
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tin khác
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Nhịp sống Thủ đô 02/02/2025 21:31
Mô hình thành phố trong Thủ đô: Giải quyết vấn đề về giãn dân ở khu vực trung tâm
Luật Thủ đô 2024 02/02/2025 18:39
Hàng nghìn người dân đi lễ Phủ Tây Hồ dịp đầu năm
Nhịp sống Thủ đô 02/02/2025 18:36
Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong công tác cải cách hành chính
Thủ đô 02/02/2025 15:10
Lễ hội Gò Đống Đa 2025 sử dụng công nghệ 3D mapping hiện đại
Nhịp sống Thủ đô 02/02/2025 14:18
Sức hút của Sơn Tây
Nhịp sống Thủ đô 02/02/2025 06:03
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dâng hương tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi
Nhịp sống Thủ đô 01/02/2025 21:21
Hà Nội: Thêm tuyến buýt điện kết nối với Đại học Tài nguyên và Môi trường
Nhịp sống Thủ đô 01/02/2025 16:42
Nhân dân Thủ đô đón Tết trong không khí vui tươi, an toàn
Chỉ đạo - Điều hành 31/01/2025 18:48
Hà Nội thành lập, mở rộng 15-20 cụm công nghiệp
Chỉ đạo - Điều hành 31/01/2025 15:27