Đừng bắt khán giả “xem từ thiện”
“Ký sinh trùng” mang đến cho khán giả trải nghiệm phiên bản đen trắng | |
Cơ hội xem phim Nga miễn phí cho khán giả Thủ đô |
Các phim Việt ra rạp trong dịp Tết năm nay hưởng lợi lớn khi không phải cạnh tranh với bất cứ bom tấn nào của điện ảnh nước ngoài. Không có bất cứ phim Hoa ngữ nào trình làng bởi bản thân hàng loạt tác phẩm còn đang bị hoãn chiếu vô thời hạn tại quê nhà vì virus corona. Phim Hàn Quốc vắng bóng, phim châu Âu chỉ có một bộ phim được coi là “bom xịt” tại Mỹ là “Bác sỹ Dolitte”.
Vắng bóng người xem không phải tại dịch corona (ảnh Bảo Thoa) |
Phim điện ảnh Việt được dịp tung hoành khắp các rạp chiếu, không phải lo cạnh tranh về doanh thu với những “lực lượng” phim bom tấn đến từ nước ngoài. Thế nhưng, dù “đất rộng”, thoải mái “vẫy vùng” nhưng doanh thu phim Việt vẫn rơi vào thảm họa, bởi chính nội dung thảm họa của những tác phẩm điện ảnh ấy đã “dọa” khán giả quyết định thà ngồi nhà xem truyền hình còn hơn đến rạp.
Đầu năm 2020, khán giả chứng kiến nhiều bước đi táo bạo của điện ảnh Việt với sự đầu tư lớn cả về ý tưởng, nội dung lẫn truyền thông. Những tác phẩm điện ảnh ngay từ khi chưa ra mắt đã được giới thiệu đến công chúng rầm rộ hơn cả bom tấn Hollywood. Hình ảnh đầu tư kỹ lưỡng, diễn viên tận dụng dàn hotgirl nổi tiếng, trailer đầy hấp dẫn, kịch tính… Phải nói rằng những nhà làm phim Việt rất có tài trong việc quảng cáo phim.
Nhưng cũng chính vì cái “tài” này mà khi phim ra rạp, khán giả ồ ạt đi xem, sau đó thất vọng, bực bội. Sự hụt hẫng như ăn phải quả lừa khiến cho tiếng đồn lan xa trên khắp cộng đồng mạng, phương tiện truyền thông vốn mang sức mạnh tối thượng đối với khán giả Việt, khiến cho nhiều “bom tấn” bị “xịt” chỉ ngay sau ngày đầu công chiếu.
Điểm lại những bộ phim chiếu đầu năm, có thể thấy ý tưởng mới lạ là thế, nhưng chất lượng, nội dung chỉ ở mức trung bình, thậm chí thảm họa. Ví như “Đôi mắt âm dương” được ê kíp sản xuất quảng bá rầm rộ với nhiều điểm cộng bởi yếu tố ma mị, độc, lạ, âm nhạc rùng rợn, lôi cuốn… nhưng khi xem khán giả lại thấy đầy lỗ hổng với những trường đoạn kinh dị kéo dài, nhạt, đuối. “30 chưa phải Tết” lại mang đến một kịch bản rối rắm, đầy mâu thuẫn, chơi vơi giữa hài và tình cảm, cái gì cũng “chưa tới” khiến khán giả sau khi xem chỉ có một cảm nhận duy nhất là dài dòng, phi thực tế.
Phần thoại và biểu cảm giọng nói của các nhân vật khiến nhiều người cho rằng, đã đến lúc điện ảnh Việt quay lại thời “đồ đá” làm phim lồng tiếng còn đỡ khó chịu hơn. “Gái già lắm chiêu 3” được quảng bá rầm rộ bởi cái tên nghe rất Hollywood. Kịch bản “sạn” không thể “nhặt” nổi, yếu tố hài hước lạm dụng những câu thoại, hành động 18+, lố lăng khiến cho “Gái già lắm chiêu 3” chỉ có thể phân tranh giành giải “thảm họa” với “Bí mật đảo Linh Xà”. “Bí mật đảo Linh Xà”, tác phẩm điện ảnh khiến người xem lắc đầu ngao ngán bởi phần kỹ xảo tệ hại, kỹ thuật lồng tiếng cẩu thả. Kịch bản phim chẳng tuân theo bất cứ quy tắc gì và chỉ tập trung vào những màn tán tỉnh, khoe thân vô nghĩa, thay vì xoay quanh chuyến phiêu lưu tìm kiếm bí mật như quảng cáo.
Mới đây nhất, “Sắc đẹp dối trá”, phim đầu tay của hoa hậu Hương Giang trong vai trò diễn viên, gây thất vọng vì tiếp tục mắc điểm yếu cố hữu: Kịch bản dở, không trọng tâm, ôm đồm quá nhiều chủ đề như chuyển giới, thi hoa hậu, truy sát nhưng không một chủ đề nào được thể hiện kỹ.
Với loạt phim Việt áp đảo phòng chiếu, nhiều khán giả đành bấm bụng mua vé xem “Bác sĩ Dolite”, một “bom xịt” của Hollywood, nhưng so với phim Việt thì vẫn thu hút hơn rất nhiều. Nhiều khán giả đến rạp nếu có mua vé xem phim Việt cũng chỉ là tò mò hoặc đi xem với tâm thế hy vọng, “biết đâu lại có một phim hay”. Ngay cả phim “Mắt biếc” vừa làm mưa làm gió tại thị trường phim Việt với doanh thu kỷ lục, thì cũng không phải bởi chất lượng phim hay hơn phim nước ngoài, mà bởi hiệu ứng “domino” từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Phim được cho là hay hơn những bộ phim Việt khác, chứ đừng nói mang ra so sánh với “Ký sinh trùng” của Hàn Quốc hay “Jocker” của điện ảnh Mỹ.
Nhiều khán giả sau khi xem “Mắt biếc” cũng không thể nói rõ phim hay ở điểm nào ngoài một từ chung chung “xúc động”. Phải chăng, do quá nhiều phim tệ nên chỉ cần một phim “xem được” là khán giả dốc sức ủng hộ điện ảnh nước nhà? Nếu đúng là như vậy, thì các nhà làm phim còn nợ khán giả Việt một lời cảm ơn, bởi họ đã từng mua vé đến rạp chỉ để xem “từ thiện”.
“Bí mật đảo Linh Xà” quảng cáo hay, nội dung dở (ảnh trong phim) |
Trải qua những năm tháng của nền điện ảnh Việt Nam, từ dấu ấn của những bộ phim đầu tiên của dòng phim điện ảnh cách mạng những năm 70 như “Ván bài lật ngửa”, “Cánh đồng hoang”... thu hút được nhiều khán giả, giành được giải thưởng trong những liên hoan phim quốc tế, cho đến nay, sau những thăng trầm, phim Việt lại bắt đầu chuyển mình tìm hướng đi mới. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề khiến các nhà chuyên môn cần phải bàn luận và các nhà làm phim cũng cần phải nhìn lại chính mình.
Theo đạo diễn, nghệ sỹ Vũ Xuân Hưng, thì “có những phim chẳng thể hiện được tiêu chí nào cả. Đông đảo nhất là những phim được tiêu chí này thì hỏng tiêu chí khác”. Đề tài phim nghèo nàn, chủ yếu tập trung vào gia đình, tình yêu, học đường. Có nhiều phim bố cục rối, ôm đồm nhiều tuyến truyện, tuyến nhân vật làm cho phim khó theo dõi. Có những yếu tố làm hỏng tinh thần của bộ phim, đó là yếu tố giả như cốt truyện, tình huống giả, diễn xuất cường điệu như sân khấu, lời nói đao to búa lớn, hóa trang không phù hợp, phụ trang, đạo cụ không đúng với nhân vật, không đúng với thời gian, không gian của bộ phim. Đặt ra một cảm giác giả dối với bộ phim, làm mất niềm tin của khán giả đối với bộ phim.
Đạo diễn Nhuệ Giang cũng cho rằng, nhiều phim xem thấy rất khó chịu về diễn xuất, bởi điện ảnh không có diễn xuất như vậy, nó rất kịch, quá cường điệu, kệch cỡm, gây phản cảm về thẩm mỹ, tỷ lệ phim tồi chắc chắn nhiều hơn phim xem được. Nhiều phim kể cả phim re-make rất thiếu chuyên nghiệp, không chỉ cường điệu về mặt diễn xuất mà cả cách thể hiện từ khâu kịch bản đến diễn xuất.
Có một số khán giả cho rằng, nhiều người có tiền, muốn thử sức với điện ảnh nhưng lại không thích đọc sách, không biết lựa chọn kịch bản hay, không đón được xu thế của người xem, không hiểu khán giả nên cứ thế làm phim theo chủ nghĩa cá nhân. Như vậy, dù bản thân nhà đầu tư làm phim họ có tâm huyết đến đâu cũng chỉ để bản thân cảm thấy hay, còn khán giả thì không. Bởi thế nên làm phim để mình xem, còn khán giả thì phải xem “từ thiện”.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
"Độc đạo" và "Anh trai vượt ngàn chông gai" thắng lớn tại VTV Awards 2024
Điện ảnh 02/01/2025 14:08
Lee Min Ho sẽ tái xuất màn ảnh nhỏ vào đầu năm 2025
Điện ảnh 25/12/2024 09:40
Phim Tết "Bộ tứ báo thủ" của Trấn Thành có gì đặc biệt?
Điện ảnh 25/12/2024 09:38
Tuần phim kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Điện ảnh 10/12/2024 11:55
Hôm nay bắt đầu phát sóng bộ phim "Không thời gian"
Điện ảnh 25/11/2024 12:44
Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng
Điện ảnh 21/11/2024 14:16
Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?
Điện ảnh 20/11/2024 11:25
Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây
Điện ảnh 18/11/2024 07:37
Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán
Điện ảnh 15/11/2024 06:43
Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ
Điện ảnh 12/11/2024 20:26