Đừng bao giờ bắt con “chở” ước mơ của bố mẹ
10 bí quyết hay dạy trẻ làm việc nhà bố mẹ nên biết Cách bố mẹ chia sẻ với con khi đang ở độ tuổi teen |
Tôi đã từng bật khóc khi đọc bài báo một nam sinh H.T.C lớp 10 E trường Trung học phổ thông Nguyễn Khuyến TP Hồ Chí Minh nhảy lầu tự tử cách đây không lâu. Tôi khóc vì liên tưởng đến nỗi ám ảnh và áp lực của con gái tôi khi học lớp 12 cách đây 4 năm trước.
Sáng ấy, chừng hơn 6 giờ sáng, tôi gọi: “Thư ơi, dậy đi con”. Không thấy con gái trả lời. Tôi lại gọi “Thư ơi, dậy đi con” lần nữa, cũng không thấy con tra lời. Tưởng con gái “lười”, tôi lập lại với “cường độ” gắt hơn. Từ trong phòng, con gái tôi nói vọng ra. “Bố không biết đâu. Đêm qua con học đến hơn hai giờ sáng ”. Tự dưng, nước mắt tôi trào ra thương con quá. Thì ra, cả đêm qua con gái thức gần trắng để học bài, vậy mà suýt nữa tôi mắng oan con.
Học quá sức, học sinh ngủ luôn tại bàn học, ảnh Minh họa |
Câu chuyện em nam sinh H.T.C lớp 10 E trường Trung học phổ thông Nguyễn Khuyến nhảy lầu tự tử, ai cũng nhói lòng. Em H.T.C tự tử không phải “tự dưng”, mà em đã bị áp lực quá lớn từ gia đình, từ môn học, và từ ngay chính môi trường dạy học Nguyễn Khuyến. Nguyễn Khuyến là trường khá nổi tiếng nghiêm khắc với việc học, dạy và quản lý giống kiểu “bộ đội”. Nhưng Nguyễn Khuyến cũng là nhà trường gây sức ép cho học sinh quá lớn.
Theo thầy giáo Lê Trọng Tín, hiệu trưởng nhà trường, “một kỷ luật sắt và học sinh phải tự học đến 9h tối”, trong khi đó sáng, chiều các em đều lên lớp. Đây là áp lực quá sức về thời gian đối với các em. Ngày học, tối học đến 21 giờ, và dứt khoát “học chưa thuộc bài chưa rời lớp”, áp lực càng lớn.
Một nguyên nhân áp lực dẫn đến học sinh muốn tự tử là từ gia đình. Tâm lý bố mẹ ai cũng muốn con mình học giỏi chăm ngoan, điểm cao. Đa phần bố mẹ “ép” con phải học thêm, học nhiều thầy cô để “theo kịp kiến thức” mà không hiểu rằng chính bản thân họ đang gây áp lực lớn đối với con mình. Có bà mẹ đã mắng con rằng: “Mày học cho mày chứ học cho ai?”, nhưng thực ra người mẹ ấy đang ép con học để thỏa mãn ước mơ của bản thân bà. Một ông bố tỏ ra lịch sự mời con ngồi xuống ghế, nói: “Nếu con được vào trường chuyên, muốn cái gì bố cũng cho”. Ông bố kia đâu hiểu rằng, ước mơ lớn nhất tuổi học trò của con là học hành hồn nhiên như qui luật tự nhiên của nó.
Không ít ông bố bà mẹ chứng kiến cảnh con mình gục đầu ngay trên chồng sách vở thiếp đi. Không ít lần ông bố bà mẹ chứng kiến sáng ra con mình đờ đẫn vì cả đêm thức trắng; và không ít lần nhìn thấy con dựt mình hoảng sợ trong giấc ngủ. Song, thay vì chia sẻ với con, thì bố mẹ lại tỏ ra hài lòng với con mà bố mẹ ngộ nhận rằng con mình “tự giác, chăm học”. Để rồi sáng ra, khi con đờ đẫn đến trường, bà mẹ lại đi khoe hàng xóm “hôm qua con mình học đến mãi hai giờ sáng, dạo này nó chăm học lắm” như một “tự hào”, “hãnh diện”. Một “hão sĩ” vô tình dìm trong vòng vây áp lực, lâu ngày dẫn đến trầm cảm.
Còn đó những “sự kiện” về giáo dục “cô giáo bắt gọc sinh uống nước dẻ lau bảng”, “cô giáo lên lớp 4 tháng không giảng bài”, “học sinh đâm thầy giáo thủng gan” chưa lắng dịu dư luận; thì em H.T.C ở trường Nguyễn Khuyến tự tử bằng nhảy lầu, đó là tiếng chuông cảnh báo thực sự “xuống cấp” về đạo đức của nền giáo dục nước nhà, mà nguyên nhân chính của nó là áp lực từ việc dạy quá tải, học quá sức. Tất cả những mâu thuẫn nảy sinh, suy cho cùng đều bắt nguồn từ đó.
Thanh niên Việt Nam trong tương lai của thế kỷ XX, giỏi về trình độ tri thức là dĩ nhiên, song không phải vì thế mà nhồi nhét bằng bất cứ giá nào. Bởi, nếu chỉ giỏi về kiến thức chuyên môn, mà không có đạo đức nghề nghiệp tốt, rốt cuộc cũng làm tổn hại đến công danh. Chẳng lạ gì, một học sinh cấp ba hỏi phim Hàn nói vanh vách, nhưng hỏi về Bác Hồ quê ở đâu thì “ậm ừ”, hỏi Thủ tướng chính phủ là ai cũng “lơ ngơ”. Thầy, cô lên lớp chỉ dạy chữ kiểu “mọt” sách, không có sự sáng tạo vận dụng, không dạy học sinh tình thương, lòng nhân ái vị tha… Vì thế, có vô vàn học sinh giỏi về “sách vở”, nhưng yếu về hiểu biết. Thời nào cũng vậy, xã hội nào cũng thế, giáo dục cũng lấy đức làm trọng, làm gốc; sau đó với đến kiến thức khoa học.
Thực tế hiện nay nền giáo dục đang chạy đua thành tích, quá đề cao điểm nên đã gây áp lực quá lớn cho học sinh. Áp lực “đổ” lên đầu học sinh không chỉ từ bài học quá nhiều, từ thầy cô yêu cầu quá cao, mà ngay cả gia đình cũng đòi hỏi, kỳ vọng ngoài sức học thực tế của con, em mình.
Ước mơ của học sinh dẫu được nuôi dưỡng, định hướng, nhưng chính các em mới là người quyết định. Câu chuyện của em C ở trường Nguyễn Khuyến quá đau lòng. Các bậc phụ huynh ơi hãy thức tỉnh đi. Đừng bao giờ bắt con “chở” ước mơ của bố mẹ nữa.
Mai Thắng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Giáo dục 21/01/2025 12:54
Nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp tuyển sinh
Giáo dục 21/01/2025 06:05
Đáp án các môn thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/01/2025 22:05
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025
Giáo dục 20/01/2025 17:29
Hà Nội tiếp tục dẫn đầu kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
Giáo dục 18/01/2025 16:56
Công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 18/01/2025 15:54
Hà Nội chưa "chốt" môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
Giáo dục 17/01/2025 13:32
Gặp mặt, tặng quà vợ, con chiến sĩ đang công tác tại biển đảo nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Giáo dục 16/01/2025 16:08
Sân chơi lành mạnh cho học sinh có năng khiếu và đam mê âm nhạc
Giáo dục 16/01/2025 06:08