Đưa vải thiều Thanh Hà chuẩn xuất khẩu đến với người dân Thủ đô
Vải thiều Việt Nam được quảng bá đa dạng tại Nhật Bản Hải Dương tiêu thụ vải thiều và các sản phẩm trên nền tảng số Vải - nhãn: Sản phẩm chủ lực tạo nên thương hiệu nông sản Việt |
Sự kiện nhằm tăng cường hoạt động kết nối tiêu thụ, tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm vải thiều Thanh Hà tiếp cận với khách hàng Thủ đô và các doanh nghiệp lớn, nhà đầu tư trong và ngoài nước để từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế, giá trị của quả vải.
Ông Nguyễn Tiến Hưng - Giám đốc Công ty TNHH thực phẩm sạch BigGreen Việt Nam, chia sẻ, trong 2 ngày 10-11/6, giá bán sản phẩm vải thiều sẽ được giảm 20%, theo đó, thay vì phải trả 65.000 đồng/kg thì khách hàng chỉ phải trả 52.000 đồng/kg.
![]() |
Các đại biểu cắt băng khai trương điểm giới thiệu. |
“Vụ mùa năm ngoái, khi chưa có chương trình kết nối thì khối lượng tiêu thụ vải thiều Thanh Hà của chúng tôi khoảng 50 tấn. Kỳ vọng, với vụ mùa năm nay, chúng tôi sẽ tiêu thụ với khối lượng tăng gấp 3-4 lần so với năm ngoái. Ngoài bán ở Hà Nội, BigGreen còn đưa sản phẩm vải thiều Thanh Hà chuẩn xuất khẩu đi khắp các tỉnh, thành lân cận và cả khu vực phía Nam”, ông Nguyễn Tiến Hưng cho biết.
Luôn tìm kiếm sản phẩm mới để đưa về phục vụ người tiêu dùng, ông Nguyễn Tiến Hưng cho hay, với sản phẩm vải thiều, có 2 tiêu chí để Công ty lựa chọn đó là chất lượng và độ an toàn. Đây cũng là lý do vùng vải Thanh Hà hiện đang được xuất khẩu đi Mỹ, Nhật Bản, EU… Bởi đây là những thị trường khó tính, kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, mã số vùng trồng, cũng như áp dụng các tiêu chuẩn rất khắt khe.
Thường xuyên mua sản phẩm vải thiều từ đầu vụ đến giờ, chị Nguyễn Phương Thủy (Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội) cho hay: “Một số nơi giá vải thiều ở mức 70.000-100.000 đồng/kg, tuy nhiên, vẫn còn vị chua và chát nhẹ. Hôm nay, đến với cửa hàng để mua thực phẩm, chúng tôi có dùng thử sản phẩm vải thiều Thanh Hà, thấy vị vị ngọt thanh mát, mùi thơm nhẹ, mẫu mã đẹp... nên tôi mua một vài cân về gia đình sử dụng”.
Được biết, hiện nay thị trường nội địa đang tiêu thụ khoảng 50% tổng sản lượng vải thiều của Hải Dương. Bà Lương Thị Kiểm - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hải Dương, cho biết, người tiêu dùng cũng đã đón nhận quả vải Hải Dương ngay từ thời điểm cuối tháng 5/2023 và đánh giá cao về chất lượng.
Hiện đang thời điểm thu hoạch rộ của vải thiều Thanh Hà và đây cũng là thời điểm NN&PTNT Hải Dương lựa chọn để triển khai các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại đến thị trường Hà Nội.
“Việc quảng bá xúc tiến, giới thiệu đến khách hàng này không chỉ có tác dụng trong một năm mà có tác động trong nhiều năm. Do đó, chúng tôi chọn thời điểm chính vụ thu hoạch giống vải ngon nhất của địa phương và giới thiệu đến người tiêu dùng Thủ đô”, bà Lương Thị Kiểm lý giải.
![]() |
Người tiêu dùng khi mua sản phẩm vải thiều Thanh Hà tại đây có thể truy xuất nguồn gốc đến tận nhà vườn chỉ bằng chiếc điện thoại thông minh. |
Theo ông Nguyễn Thế Hiệp - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, trái vải Thanh Hà tiêu chuẩn xuất khẩu đi thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản có mặt và bán đến tay người tiêu dùng Thủ đô, đây là sự chủ động cố gắng nỗ lực của người dân trồng vải, doanh nghiệp phân phối và sự vào cuộc của các cơ quan chức năng.
Với tinh thần hợp tác, hỗ trợ quảng bá, kết nối cung - cầu hàng hóa trong lĩnh vực công thương giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố trong đó có Hải Dương, ông Nguyễn Thế Hiệp tin tưởng, trong thời gian tới, sản phẩm OCOP, trái cây, nông sản giữa hai địa phương sẽ tiếp tục được tăng cường. Việc này không chỉ tạo điều kiện cho bà con có thể tiêu thụ được các sản phẩm có chất lượng, đồng thời giúp người tiêu dùng Thủ đô được tiếp cận, nhận biết mẫu mã, thương hiệu các sản phẩm, rõ nguồn gốc xuất xứ để ưu tiên lựa chọn, tiêu dùng.
Được biết, sau khi khai trương gian hàng trưng bày, bán, giới thiệu vải thiều tại Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương sẽ tiếp tục mở thêm các gian hàng tại thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh vào các ngày 11 và 12/6.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Tổng LĐLĐ Việt Nam gặp mặt cán bộ chủ chốt Công đoàn qua các thời kỳ

Ứng phó bão số 3: Xe buýt, tàu điện linh hoạt điều chỉnh thời gian hoạt động hoặc tạm dừng

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Tháng Công nhân 2025: Khẳng định vai trò tổ chức Công đoàn, lan tỏa tinh thần tiên phong, sáng tạo
Tin khác

Hà Nội dự trữ gần 123 tỷ đồng hàng hóa để ứng phó thiên tai, bão lũ
Tiêu dùng 21/07/2025 13:01

Siết chặt quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng để bảo vệ cộng đồng
Tiêu dùng 19/07/2025 10:14

Infographic - Quản lý thị trường Hà Nội xử lý 2.064 vụ vi phạm trong 6 tháng đầu năm 2025
Tiêu dùng 18/07/2025 18:21

Đột phá dinh dưỡng 6 HMO từ Vinamilk Optimum liên tiếp tạo ấn tượng tại sân chơi quốc tế
Tiêu dùng 17/07/2025 14:12

Mã QR truy xuất nguồn gốc: Hàng rào bảo vệ người tiêu dùng
Tiêu dùng 17/07/2025 12:33

Hưng Yên khai trương Trung tâm thương mại GO lớn nhất tỉnh
Tiêu dùng 16/07/2025 18:23

Thúc đẩy phát triển làng nghề truyền thống: Chuyển từ nhỏ lẻ sang liên kết chuỗi
Tiêu dùng 15/07/2025 19:15

Siết chặt quản lý, bảo vệ tiểu thương làm ăn chân chính tại chợ Phùng Khoang
Tiêu dùng 12/07/2025 16:38

Quyết liệt hơn nữa với "cuộc chiến" chống hàng giả, hàng nhái
Tiêu dùng 09/07/2025 06:12

Doanh thu dịch vụ tiêu dùng và bán lẻ hàng hóa 6 tháng năm 2025 tăng 9,3%
Tiêu dùng 06/07/2025 17:12