-->

Đưa thương hiệu quà tặng Thủ đô lên tầm cao mới

Phát triển sản phẩm quà tặng du lịch Hà Nội được coi là một nhiệm vụ quan trọng trong hành trình xây dựng thương hiệu du lịch Thủ đô. Trong đó, trọng tâm là xây dựng, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, phát triển các sản phẩm thủ công truyền thống, nhằm hướng đến xây dựng ngành công nghiệp sản xuất quà tặng hấp dẫn có sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Ứng dụng công nghệ trong phát huy giá trị di sản Góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”

Khi được hỏi các chuyên gia, doanh nghiệp lữ hành về sản phẩm quà tặng đặc trưng của Hà Nội là gì? Có tới 60% lượt bình chọn là sản phẩm thủ công mỹ nghệ, còn sản phẩm ẩm thực chiếm 20%, sản phẩm sáng tạo chiếm 15%; các sản phẩm khác chiếm 5%.

Đưa thương hiệu quà tặng Thủ đô lên tầm cao mới
Du khách thích thú với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống tại Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2023.

Trong khi, đối với hoạt động du lịch, các sản phẩm quà tặng chính là những tác phẩm nghệ thuật, thông qua đó để kể câu chuyện về văn hóa, lịch sử, con người Hà Nội. Đây là một trong những yếu tố quan trọng, tạo dấu ấn cho điểm đến, tăng sức hút, hấp dẫn du khách, đồng thời tạo sự lan tỏa, quảng bá hình ảnh điểm đến.

Thời gian qua, nhiều địa phương và các làng nghề, các cơ sở sản xuất quà tặng trên địa bàn Hà Nội đã có nhiều nhiều chuyển biến tích cực trong việc khôi phục và phát triển các sản phẩm làng nghề truyền thống thành những sản phẩm quà tặng có giá trị kinh tế cao đáp ứng thị trường khách du lịch.

Ví như, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát được biết đến là một trong những người làm sơn mài nổi tiếng của làng Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội). Xưởng điêu khắc của anh gần đây trở thành điểm đến của nhiều du khách trong hành trình khám phá các di sản nổi tiếng ở xứ Đoài. Là người con của mảnh đất Sơn Tây, Hà Nội, mặc dù tuổi đời còn trẻ, nhưng nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát không chỉ nuôi khát vọng gìn giữ nghệ thuật sơn mài, sơn dầu truyền thống mà còn muốn quảng bá hàng thủ công mỹ nghệ của nước nhà tới bạn bè và du khách trên khắp thế giới. Các tác phẩm tranh, tượng của anh đều được làm từ gỗ mít và đá ong. Đây đều là những chất liệu bản địa tại miền trung du Sơn Tây, kết hợp với nghệ thuật sơn mài thuần Việt với mong muốn tạo thành quà tặng du lịch mang đậm giá trị văn hóa đặc sắc của chính quê hương mình.

Hà Nội vốn được mệnh danh là mảnh đất trăm nghề, có khu phố cổ, có hệ thống di tích lịch sử - cách mạng cùng kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú… Những vốn quý này đều chứa đựng rất nhiều chất liệu văn hóa, những câu chuyện hay để “truyền tải” một cách mạnh mẽ thông qua từng sản phẩm. Với 1.350 làng nghề, số lượng làng nghề lớn nhất cả nước hiện nay như: Gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, mây tre đan Phú Vinh, thêu Quất Động, khảm trai Chuôn Ngọ, sơn mài Hạ Thái, nón Chuông..., Hà Nội có nguồn tài nguyên phong phú và cơ hội lớn để phát triển ngành công nghiệp sản xuất quà tặng hấp dẫn, đa dạng, đầy bản sắc văn hóa và mang tính đặc trưng của Thủ đô.

Xác định phát triển sản phẩm du lịch làng nghề truyền thống là thế mạnh, những năm qua, Thành phố đã chỉ đạo tập trung và triển khai các quy hoạch phát triển nghề và làng nghề nổi tiếng, kế hoạch bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề đến năm 2030; xây dựng các chương trình, đề án phát triển làng nghề gắn với du lịch; triển khai chương trình OCOP; xây dựng và ban hành cơ chế chính sách khuyến khích phát triển làng nghề; xây dựng các sản phẩm hàng lưu niệm mang đặc trưng của từng làng nghề và điểm du lịch nhằm tạo sức hấp dẫn cho mỗi điểm đến Hà Nội…

Những lợi ích của việc phát triển du lịch làng nghề, phát triển sản phẩm nghề truyền thống thành những sản phẩm quà tặng phục vụ khách du lịch không chỉ góp phần gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hoá, tạo nên giá trị tăng thêm cho một điểm đến du lịch, kéo dài thời gian lưu trú, khuyến khích chi tiêu, tăng giá trị kinh tế mà còn góp phần triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 09/NQ-TU ngày 22/2/2022 về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2045”.

Chính vì vậy chủ trương đẩy mạnh phát triển các sản phẩm quà lưu niệm du lịch mang tính đặc trưng của Thủ đô Hà Nội là yêu cầu cấp thiết đối với ngành du lịch, làng nghề, điểm đến, di tích, doanh nghiệp lữ hành, toàn thể các đơn vị hoạt động du lịch đang hướng đến để xây dựng thương hiệu quà tặng cho du lịch Thủ đô. Tuy nhiên, để sản phẩm quà tặng phát triển bền vững, có giá trị, định vị được thương hiệu rất cần có các giải pháp, để mỗi một sản phẩm quà tặng đến được với khách du lịch phải truyền tải được thông điệp văn hóa, lịch sử, có câu chuyện, đáp ứng số lượng, đảm bảo chất lượng, đa dạng mẫu mã, bền đẹp với thời gian, thân thiện với môi trường, giá cả hợp lý, có tính ứng dựng cao, linh hoạt trong truyền tải thông điệp...thì còn nhiều việc phải bàn.

Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang cho rằng, thời gian tới, Sở Du lịch Hà Nội sẽ nâng cao vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước, vai trò của doanh nghiệp và tính liên kết của các sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách du lịch đến Hà Nội. Đặc biệt, đẩy mạnh việc nghiên cứu thị trường, đầu tư phát triển các sản phẩm lưu niệm được du khách yêu thích gắn với chuyển đổi số và thiết kế để phát triển du lịch làng nghề. Kết hợp giữa truyền thống và công nghệ hiện đại vào sản phẩm quà tặng, phát triển các sản phẩm quà tặng du lịch mang tính biểu tượng của Hà Nội; truyền tải được câu chuyện văn hóa, yếu tố lịch sử của Hà Nội, của làng nghề vào sản phẩm. Bên cạnh đó, cũng cần có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đối với làng nghề, nghề truyền thống, sản phẩm sáng tạo, nguồn nhân lực, xúc tiến đầu tư…

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dấu ấn nổi bật của Công đoàn phường Trung Văn

Dấu ấn nổi bật của Công đoàn phường Trung Văn

Với sự quan tâm sâu sắc và tạo điều kiện của Đảng ủy và Ủy ban nhân dân phường, Công đoàn phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong việc nâng cao đời sống tinh thần cho đoàn viên.
Liên hoan văn nghệ trong CNVCLĐ quận Long Biên chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

Liên hoan văn nghệ trong CNVCLĐ quận Long Biên chào mừng 50 năm thống nhất đất nước

Tối 18/4, tại Đình làng Lệ Mật (phường Việt Hưng, quận Long Biên), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức Liên hoan văn nghệ đặc biệt trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận.
Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Tối 18/4, Festival Phở 2025 với chủ đề “Tinh hoa phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số” đã chính thức khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội). Chương trình do Trung tâm Hội nghị thành phố Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và các đơn vị tổ chức.
Tích cực triển khai các hoạt động chăm lo cho người lao động

Tích cực triển khai các hoạt động chăm lo cho người lao động

Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực triển khai các hoạt động chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động. Từ đó, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giúp người lao động yên tâm lao động sản xuất, cống hiến cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Dự kiến thành phố Vinh sau sắp xếp còn 6 phường

Dự kiến thành phố Vinh sau sắp xếp còn 6 phường

Theo phương án mới nhất, dự kiến thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An sẽ sáp nhập 33 phường, xã hiện tại còn 6 phường, trong đó có phường Cửa Lò.
Nghệ An phát động hưởng ứng Ngày sách và Văn hoá đọc

Nghệ An phát động hưởng ứng Ngày sách và Văn hoá đọc

Chiều ngày 18/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ phát động Ngày sách và Văn hoá đọc Việt Nam (21/4) và Cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc năm 2025.
Bắt khẩn cấp lãnh đạo Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn khu vực II

Bắt khẩn cấp lãnh đạo Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn khu vực II

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Thọ vừa tiến hành bắt khẩn cấp đối với kiểm định viên, lãnh đạo Trung tâm Kiểm định kỹ thuật an toàn khu vực II trực thuộc Bộ Nội vụ.

Tin khác

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Công an Hà Nội tri ân các thế hệ đi trước nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Trong khuôn khổ các hoạt động chính trị kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đoàn công tác của Công an thành phố Hà Nội đã đến thăm hỏi tặng quà tri ân những đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô.
Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Làng Chàng Sơn, xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) từ lâu đã có nghề làm quạt giấy nổi tiếng bao đời nay. Trải qua những thăng trầm của nghề, quạt giấy Chàng Sơn nay đã vươn mình ra thế giới, nhận được nhiều sự yêu thích của bạn bè khắp bốn phương, góp phần bảo tồn nét văn hóa xưa.
Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Hà Nội những ngày cuối xuân thời tiết se se lạnh. Khi trời đã ngả chiều, “xách" xe dạo một vòng từ hồ Gươm, qua Công viên Thống Nhất đến đường Láng, nơi công nhân đang ngày đêm cải tạo sông Tô Lịch… bất chợt nhớ đến lời bài hát “Trời Hà Nội xanh”: Xanh xanh thắm bầu trời xanh Hà Nội/Hồ Gươm xanh như mái tóc em xanh/Thân thương quá nụ cười người Hà Nội/Đã gặp rồi mà bồi hồi nhớ mãi Hà Nội ơi…
Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Từ xưa đến nay, những nghệ nhân làng thêu tay truyền thống Quất Động (huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn duy trì tạo ra những sản phẩm cầu kỳ và tinh tế, khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ.
"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

Nhằm phát huy giá trị không gian di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, UBND thành phố Hà Nội là quyết định nghiên cứu quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết một số khu vực xung quanh hồ theo hướng tăng cường không gian mở, phục vụ cộng đồng, vấn đề này đang nhận được những ý kiến tán đồng cao của các chuyên gia đô thị, cũng như người dân.
HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

Sáng 28/2, HĐND huyện Hoài Đức khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ Mười sáu, Kỳ họp chuyên đề để xem xét và quyết nghị một số nội dung liên quan đến phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các phòng chuyên môn trực thuộc UBND huyện Hoài Đức.
Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía Tây, làng Cự Đà thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội được biết tới là một trong những ngôi làng cổ còn giữ nguyên nét truyền thống từ xa xưa. Nằm bên bờ sông Nhuệ yên bình, làng Cự Đà mang đậm dấu ấn của làng quê Bắc Bộ Việt Nam với những mái đình, cổng làng, cây đa, đặc biệt là lối kiến trúc kiểu Pháp còn sắc nét.
Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Dưới bàn tay thoăn thoắt khéo léo của người nghệ nhân, những cục bột màu sắc dần hiện lên thành những con giống với hình thù xinh xắn, đa dạng: đây Tôn Ngộ Không, đây Siêu nhân Gao, có cả những nhân vật rất “bắt trend” như chuột lang nước Capybara, công chúa Disney,... Những đứa trẻ tò mò, thán phục vây xung quanh ngắm nhìn người nghệ nhân tạo những nhân vật chúng yêu thích. Nhìn khung cảnh vui vẻ, nhộn nhịp ấy, đâu ai nghĩ rằng đã một khoảng thời gian nghề tò he truyền thống tưởng như đứt đoạn.
Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu xuân Ất Tỵ 2025, mới đây, huyện Ứng Hòa đã tổ chức gặp mặt, động viên, tặng quà tân binh chuẩn bị nhập ngũ năm 2025 và quân nhân xuất ngũ tiêu biểu.
Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Từ bao đời nay, cổng làng đã trở thành biểu tượng rất đỗi tự hào của người dân, là hình ảnh thân quen tô điểm sức sống văn hoá tinh thần cho mọi làng quê. Là nơi chứng kiến bao cuộc hẹn hò, tiễn đưa và đón đợi những người xa quê trở về làng. Mỗi người xa quê khi nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh cổng làng thân thương bên gốc đa, giếng nước, sân đình.
Xem thêm
Phiên bản di động