Đưa hội nhập quốc tế đi vào chiều sâu, nâng cao vị thế đất nước
Đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã tham luận về chủ đề " Đưa quá trình hội nhập quốc tế đi vào chiều sâu, phục vụ hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam".
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tham luận tại Đại hội (Ảnh TTX VN) |
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nêu rõ: Năm năm qua, trong bối cảnh tình hình khu vực, thế giới có nhiều biến động rất phức tạp, khó lường tác động tới an ninh và phát triển của đất nước, công tác đối ngoại đã được triển khai chủ động, đồng bộ, huy động được sức mạnh tổng hợp của đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân, đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc triển khai thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.
Hoạt động đối ngoại đã góp phần quan trọng duy trì môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho phát triển đất nước, thông qua việc đưa mối quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các nước đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả. Việt Nam đã chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Công tác đối ngoại đã góp phần quan trọng vào nhiệm vụ giữ vững chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo, bảo vệ an ninh Tổ quốc. Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại đa phương với phương châm chuyển mạnh từ “tham gia tích cực” lên “chủ động đóng góp xây dựng”, qua đó góp phần quan trọng vào việc nâng cao vị thế quốc tế của đất nước.
Phân tích bối cảnh tình hình thế giới và trong nước giai đoạn tới, Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở giữ vững đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, vì lợi ích quốc gia, dân tộc là định hướng chiến lược lớn của Đảng nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Năm năm tới là thời kỳ Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết trong Cộng đồng ASEAN, của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, hội nhập quốc tế với tầm mức sâu hơn nhiều so với giai đoạn trước, đòi hỏi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phải nỗ lực rất cao để tận dụng thời cơ, vượt qua những thách thức lớn trong quá trình hội nhập, để hội nhập quốc tế thực sự trở thành phương tiện hữu hiệu phục vụ phát triển bền vững và bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa, bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia – dân tộc.
Phó Thủ tướng nêu rõ: Với nước ta, trong 5-10 năm tới, chiều sâu của hội nhập quốc tế được thể hiện trên các lĩnh vực sau: Trong lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đưa hội nhập đi vào chiều sâu tức là phải tạo được sự đan xen, gắn kết lợi ích một cách lâu dài và bền vững giữa nước ta với các đối tác, đưa khuôn khổ quan hệ đã xác lập đi vào thực chất, nhất là với các đối tác có tầm quan trọng chiến lược đối với an ninh và phát triển của đất nước; tạo dựng được lòng tin và hình thành nên các cơ chế hợp tác có hiệu quả trong việc thúc đẩy quan hệ, ngăn ngừa, đẩy lùi các nguy cơ, kiểm soát các bất đồng và giải quyết các vấn đề nảy sinh, nhất là các vấn đề có thể tác động nghiêm trọng tới an ninh và phát triển của đất nước ta.
Các đại biểu tham dự phiên thảo luận |
Về kinh tế, năm năm tới là thời kỳ Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết trong Cộng đồng ASEAN và WTO, tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Do vậy, đưa hội nhập đi vào chiều sâu tức là phải tận dụng các cam kết quốc tế để mở rộng thị trường, tái phân bổ và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế cũng như của doanh nghiệp Việt Nam. Đưa hội nhập kinh tế quốc tế đi vào chiều sâu cũng có nghĩa là phải tận dụng được chính hệ thống quy tắc và luật lệ của các tổ chức quốc tế để bảo vệ được các lợi ích chính đáng của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân Việt Nam trong quan hệ với đối tác nước ngoài.
Trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác, đưa hội nhập đi vào chiều sâu tức là chủ động hơn trong việc nghiên cứu, chọn lựa các bộ tiêu chí, xây dựng, triển khai lộ trình áp dụng, đồng thời tham gia xây dựng các tiêu chí, chuẩn mực chung, góp phần nâng trình độ phát triển của nước ta trong các lĩnh vực này; phục vụ các mục tiêu xây dựng nền kinh tế tri thức và con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh: Để đưa hội nhập quốc tế đi vào chiều sâu, trên cơ sở quán triệt và thực hiện đúng các quan điểm về hội nhập quốc tế được nêu trong Dự thảo văn kiện Đại hội, đối ngoại cần tập trung làm tốt các công việc sau: Thứ nhất, thực hiện triệt để phương châm “triển khai đồng bộ” các định hướng đối ngoại được Đại hội XII của Đảng thông qua, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình hội nhập quốc tế; nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân, giữa các ngành, các cấp, các địa phương.
Thứ hai, trên cơ sở bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia – dân tộc, đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác, nhất là các khuôn khổ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định cho đất nước, thúc đẩy quan hệ chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học, công nghệ, tạo thuận lợi cho phát triển đất nước và quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả hội nhập, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế, theo đó cần tăng cường công tác phổ biến các cam kết quốc tế ta đã ký kết, đã nội luật hóa và các quy định trong quá trình triển khai; làm cho mỗi tổ chức, mỗi người dân hiểu rõ thách thức, cơ hội mà họ có được từ hội nhập quốc tế để tham gia một cách chủ động và tích cực; biến quá trình hội nhập từ các hoạt động chủ yếu do các cơ quan nhà nước tiến hành thành quá trình tham gia chủ động và tích cực của từng địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, người dân.
Thứ tư, triển khai các định hướng lớn về hội nhập được nêu trong Văn kiện Đại hội, tập trung thực hiện Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến 2020, tầm nhìn 2030 và các đề án, kế hoạch triển khai Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị; khẩn trương hoàn thiện, nâng cao năng lực các thể chế hội nhập; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ hội nhập; phấn đấu đến 2020, mức độ hội nhập trên các lĩnh vực của nước ta ở mức độ cao trong ASEAN.
X.Sinh-M.Tiến
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Tin mới 23/01/2025 11:57
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình
Tin mới 22/01/2025 16:22
Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng
Tin mới 22/01/2025 11:39
Hơn 2,7 triệu lượt khách đi tàu metro số 1
Tin mới 20/01/2025 15:24
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”
Tin mới 19/01/2025 20:11
Hướng dẫn cách tính chế độ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy
Tin mới 18/01/2025 06:17