Dự thảo mới về kinh doanh xăng dầu: Tính cạnh tranh trên thị trường có bị mất đi?
Minh bạch hóa thị trường xăng, dầu Định giá xăng, dầu: Để thị trường vận hành? Giá xăng ngày 3/10 dự báo có thể giảm khoảng 800 đồng/lít |
Xoay quanh dự thảo Nghị định thay thế các Nghị định kinh doanh xăng dầu đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến các bộ ngành, hiệp hội; trong đó, vấn đề được quan tâm là hoạt động thương nhân phân phối xăng dầu, bà Nguyễn Thúy Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, theo quy định hiện hành, mặt hàng xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, khi tham gia thị trường, các thương nhân cần phải đáp ứng, duy trì các điều kiện và thực hiện quyền và nghĩa vụ ở từng phân khúc mà thương nhân tham gia.
Bà Nguyễn Thúy Hiền - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương). |
Đối với thương nhân phân phối, hiện nay phải đáp ứng và duy trì các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kinh doanh như: Có 5 cửa hàng trực thuộc, 10 đại lý bán lẻ, có kho bể, phương tiện vận tải sở hữu hoặc thuê trên 5 năm...
Cũng theo bà Nguyễn Thúy Hiền, thời gian qua, thực hiện quan điểm, đường lối của Đảng, cơ chế, chính sách pháp luật của Nhà nước về kinh doanh xăng dầu đã tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước. Nhiều thương nhân phân phối xăng dầu được hình thành và phát triển trở thành một mắt xích quan trọng trong hệ thống phân phối xăng dầu, tạo nên một hệ thống phân phối hoàn chỉnh, bắt đầu từ khâu tạo nguồn (nhập khẩu, mua của nhà máy sản xuất) - phân phối - bán lẻ. Tuy nhiên, qua quá trình kiểm tra, thanh tra và điều tra của cơ quan chức năng đã chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế.
Cụ thể, việc cho phép thương nhân phân phối xăng dầu được mua xăng dầu của nhau tạo ra nhiều tầng nấc trung gian trong khâu phân phối (thị trường thứ cấp) làm tăng thêm chi phí trong khâu này, là một trong những nguyên nhân dẫn tới chiết khấu tại khâu bán lẻ ở mức thấp, không khuyến khích doanh nghiệp bán xăng dầu ra thị trường.
Ngoài ra, việc mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu với nhau trên thực tế khiến cho cùng một lượng xăng dầu đưa ra tiêu thụ trên thị trường, nhưng đều nằm trong số liệu báo cáo tiêu thụ xăng dầu của nhiều thương nhân phân phối xăng dầu, tạo nên con số tiêu thụ "ảo" trên thị trường, gây khó khăn cho cơ quan quản lý Nhà nước trong việc kiểm soát nguồn cung, điều tiết thị trường.
“Việc thương nhân phân phối xăng dầu, mua bán xăng dầu lẫn nhau như hiện nay, trên thực tế còn phục vụ mục đích kinh doanh tài chính của doanh nghiệp, tạo doanh thu cho thương nhân phân phối xăng dầu để chứng minh tài chính khi vay vốn ngân hàng, không đảm bảo đúng mục tiêu kinh doanh xăng dầu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân”, bà Nguyễn Thúy Hiền nhấn mạnh.
Dự thảo Nghị định thay thế các Nghị định kinh doanh xăng dầu sẽ không làm mất đi tính cạnh tranh của thị trường. |
Cùng với những tồn tại được chỉ ra, một trong những nội dung được quan tâm tại dự thảo Nghị định thay thế các Nghị định kinh doanh xăng dầu, đó là quy định thương nhân phân phối được mua xăng dầu từ các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, và được bán xăng dầu cho cơ quan, tổ chức, nhà máy để phục vụ sản xuất; cung ứng xăng dầu cho thương nhân bán lẻ xăng dầu (các thương nhân phân phối không được mua bán xăng dầu với nhau). Về nội dung này, theo bà Nguyễn Thúy Hiền, dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu đã xây dựng hệ thống phân phối xăng dầu với 3 cấp (phân khúc), đó là: Thương nhân đầu mối kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu - Thương nhân phân phối xăng dầu - Thương nhân bán lẻ xăng dầu; đồng thời, dự thảo quy định cụ thể về điều kiện, quyền và nghĩa vụ của thương nhân ở từng phân khúc. Mặt hàng xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, khi tham gia thị trường, các doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện, thực hiện quyền và nghĩa vụ ở từng phân khúc mà doanh nghiệp tham gia.
Theo đại diện Vụ Thị trường trong nước, dự thảo Nghị định thiết kế theo hướng bỏ quy định mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu với nhau, loại bỏ số liệu “ảo” về lượng xăng dầu tiêu thụ trên thị trường; điều này giúp cho thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu tính toán chính xác được lượng xăng dầu tiêu thụ trong nước để mua từ các nhà sản xuất trong nước, nước ngoài phục vụ cho tiêu thụ trong nước. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý Nhà nước xác định được chính xác nhu cầu tiêu thụ trong nước để thực hiện phân giao tổng nguồn hằng năm cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu thực hiện, nhằm bảo đảm nguồn cung phục vụ tiêu thụ trong nước.
Bên cạnh đó, để đảm bảo công khai, minh bạch trong điều hành, tạo sự đồng thuận của xã hội, dự thảo Nghị định xác định rõ mục tiêu điều hành là góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; nguyên tắc điều hành là theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, hài hòa lợi ích giữa người tiêu dùng, doanh nghiệp sử dụng xăng dầu và doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, giảm bớt khâu trung gian trong chuỗi cung ứng xăng dầu.
Theo đó, một số điểm mới trong dự thảo Nghị định là, dự thảo Nghị định đưa ra công thức giá bán xăng dầu để doanh nghiệp tự tính toán giá, quy định Nhà nước công bố các yếu tố hình thành giá để doanh nghiệp tự quyết định giá, thực hiện kê khai giá và gửi văn bản kê khai giá, thông báo giá về cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để giám sát; quy định việc bình ổn giá xăng dầu thực hiện theo quy định tại Luật Giá năm 2023 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2024), do Luật Giá đã quy định rõ danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, các trường hợp bình ổn và biện pháp thực hiện bình ổn giá.
Dự thảo cũng bổ sung điều kiện đối với thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu đó là, có thời gian làm thương nhân phân phối xăng dầu trong thời hạn ít nhất 36 tháng, để thương nhân có kinh nghiệm trong kinh doanh xăng dầu… Ngoài ra, dự thảo Nghị định bỏ quy định thương nhân phân phối xăng dầu phải dự trữ lưu thông xăng dầu 5 ngày; bỏ điều kiện về kho chứa xăng dầu, phòng thử nghiệm chất lượng xăng dầu. Đặc biệt, để tránh việc mua bán lòng vòng, tạo nhiều tầng nấc trung gian, dự thảo Nghị định quy định thương nhân phân phối xăng dầu không được mua bán xăng dầu của nhau, chỉ được mua xăng dầu từ thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu (là doanh nghiệp có trách nhiệm đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường); đồng thời, bỏ quy định về kinh doanh dịch vụ xăng dầu, do qua rà soát, Luật Đầu tư không có quy định kinh doanh dịch vụ xăng dầu là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết
Thị trường 23/01/2025 15:59
Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng
Thị trường 23/01/2025 09:18
Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi
Thị trường 23/01/2025 07:41
Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt
Thị trường 23/01/2025 06:56
Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít
Thị trường 22/01/2025 14:04
Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh
Thị trường 22/01/2025 07:34
Tỷ giá USD hôm nay (22/1): Đồng USD thế giới lao dốc
Thị trường 22/01/2025 06:26
Giá vàng hôm nay (22/1): Vẫn tiếp tục tăng mạnh
Thị trường 22/01/2025 06:22
Giá vàng hôm nay (21/1): Vàng tăng giá sau khi ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ
Thị trường 21/01/2025 10:04
Tỷ giá USD hôm nay (21/1): Đồng USD trong nước và thế giới đồng loạt giảm
Thị trường 21/01/2025 10:02