Du lịch Hà Nội kỳ vọng khởi sắc
Nỗ lực hỗ trợ người lao động ngành du lịch Thủ đô vượt khó |
![]() |
Du khách tham gia gói bánh chưng trong chương trình tái hiện Tết xưa tại làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây). Ảnh: Linh Tâm |
Cố gắng ngay từ đầu năm
Sau hơn 2 năm chịu tác động của dịch Covid-19, du lịch Hà Nội đã có dấu hiệu khởi sắc hơn khi nhiều sản phẩm du lịch mới thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch đã được hình thành, hâm nóng thị trường du lịch nội địa từ cuối năm 2021. Tín hiệu vui ấy tiếp tục được duy trì trong đầu năm 2022 khi nhiều đơn vị lữ hành đẩy mạnh các tour phục vụ khách trong dịp Tết. Chủ tịch Hội Lữ hành Hà Nội, Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist Phùng Quang Thắng cho rằng, dù chỉ có 5% doanh nghiệp lữ hành còn hoạt động, nhưng các đơn vị đang chủ động xây dựng chương trình riêng, tạo tâm lý an tâm cho du khách trong trạng thái “bình thường mới”.
Thực tế, ngay từ đầu năm 2022, bên cạnh việc chào bán các gói tour Tết với nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá từ 20% đến 25%, nhiều đơn vị kinh doanh du lịch còn chủ động tìm kiếm thị trường khách mới để sẵn sàng phục hồi. Ngoài những sản phẩm mang tính đặc thù của Hà Nội, như: Tour xe đạp khám phá phố cổ; tour đi bộ “Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội” duy trì hằng tuần, các đơn vị còn xây dựng nhiều sản phẩm “độc, lạ” để hấp dẫn du khách.
Cụ thể, từ tháng 1-2022, Công ty Du lịch Pattours xây dựng gói sản phẩm đưa khách nội địa đi du lịch quốc tế (outbound), trong đó hướng đến tour Worldcup Quatar 2022. Công ty Lữ hành VietFoot Travel tổ chức sản phẩm du lịch bất động sản, hướng tới đối tượng khách hạng sang, có khả năng chi trả cao. Bên cạnh đó, đơn vị cũng chuẩn bị điều kiện để sẵn sàng mở lại các tour đưa khách đi du lịch nước ngoài. Công ty Lữ hành Fivestar Travel tập trung sản phẩm đặc thù là caravan (tự lái xe) kết hợp trekking (leo núi, đi bộ địa hình) dành cho du khách thích mạo hiểm. Dự kiến xu hướng này sẽ bùng nổ hơn vào năm 2022.
Không chỉ hoạt động lữ hành khởi sắc, nhiều điểm đến của Hà Nội cũng có sáng tạo riêng để tăng tính trải nghiệm cho du khách với điều kiện bảo đảm an toàn phòng, chống dịch. Đón Xuân Nhâm Dần 2022, làng cổ Đường Lâm tổ chức chương trình tái hiện lại Tết xưa với nhiều hoạt động như gói bánh chưng, làm kẹo truyền thống. Trong khi đó, Công viên Thiên đường Bảo Sơn xây dựng gói sản phẩm khám phá vườn thú với giá ưu đãi giảm 20%.
Quyết tâm phục hồi thị trường
Bước vào năm 2022, với những dự báo lạc quan về tình hình kinh tế - xã hội, Sở Du lịch Hà Nội đã xây dựng kế hoạch phục hồi và phát triển du lịch năm 2022-2023, trong đó tập trung phát triển thị trường khách du lịch nội địa; đồng thời, tổ chức khai thác phục vụ khách du lịch quốc tế theo lộ trình mở cửa hoạt động du lịch quốc tế. Cụ thể, Hà Nội phấn đấu đón và phục vụ từ 9 đến 10 triệu lượt khách, trong đó có 1,2-2 triệu lượt khách quốc tế; tổng thu từ khách du lịch dự kiến khoảng 27-35 nghìn tỷ đồng. Công suất sử dụng phòng trung bình của khối khách sạn từ 40 đến 45%.
Bàn về giải pháp giúp Hà Nội hoàn thành kế hoạch này, Chủ tịch Câu lạc bộ lữ hành UNESCO Hà Nội Trương Quốc Hùng cho rằng, do diễn biến dịch còn phức tạp, nên các đơn vị du lịch cần tăng cường liên kết để xây dựng các sản phẩm rõ tính đặc trưng Hà Nội.
Còn theo Chủ tịch Hội Lữ hành Hà Nội, Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist Phùng Quang Thắng, các doanh nghiệp nên tập trung cho du lịch thể thao, du lịch chăm sóc sức khỏe, đón đầu sự kiện Việt Nam đăng cai Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31. Trong khi đó, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh lưu ý, ngành Du lịch Thủ đô cần nắm bắt rõ xu hướng du lịch của khách, đẩy mạnh phát triển du lịch “không chạm”, chú ý đào tạo nguồn nhân lực đang bị hao hụt. “Việc xây dựng sản phẩm mới không chỉ kích cầu du lịch nội địa, mà còn phải hướng tới thị hiếu khách quốc tế”, ông Nguyễn Trùng Khánh nhấn mạnh.
Với nhiệm vụ rõ ràng được đặt ra trong năm 2022, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang bày tỏ, ngành Du lịch Thủ đô sẽ quyết tâm sớm phục hồi thị trường, đưa “kinh tế xanh” của Hà Nội trở thành “nền kinh tế mũi nhọn” theo đúng tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TƯ của Bộ Chính trị. “Trước mắt, Sở Du lịch Hà Nội sẽ đẩy mạnh quảng bá trên các phương tiện truyền thông để thu hút khách; đôn đốc các đơn vị nâng cấp chất lượng sản phẩm du lịch, điểm đến du lịch gắn với di sản - di tích, làng nghề; triển khai các hoạt động, sự kiện, lễ hội chuyên nghiệp mang đậm bản sắc văn hóa Thủ đô, hướng đến hội nhập quốc tế”, bà Đặng Hương Giang cho biết.
Theo Hoàng Lân/hanoimoi.com.vn
https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Du-lich/1023400/du-lich-ha-noi-ky-vong-khoi-sac
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Xã Thiên Lộc chủ động các phương án “4 tại chỗ” ứng phó với bão số 3

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa gắn với công nghệ: Nâng tầm giá trị nghìn năm của Thủ đô

Cần giải pháp cụ thể để hiện thực hóa danh hiệu "Thành phố Sáng tạo"

Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Thủ đô kiểm tra công tác phòng chống bão Wipha tại xã đảo Minh Châu

Đảng bộ các cơ quan Đảng phường Chương Mỹ tổ chức thành công Đại hội lần thứ nhất

Điện Biên: Cầu treo Pa Thơm đứt cáp, xe chở cán bộ xã rơi xuống sông khi đi chống bão

Điểm sàn đại học, cao đẳng năm 2025 nhóm ngành sư phạm
Tin khác

Không đưa khách du lịch đến vùng đang có bão để đảm bảo an toàn
Du lịch 22/07/2025 06:40

Những điều du khách cần lưu ý khi đi tàu biển du lịch
Du lịch 21/07/2025 13:42

Du lịch Hà Nội nắm bắt thời điểm vàng để bứt tốc dịp 2/9
Du lịch 19/07/2025 20:39

Huyền thoại golf thế giới Greg Norman làm Đại sứ Du lịch Việt Nam
Du lịch 18/07/2025 17:03

Dốc Lết, điểm đến lý tưởng để tìm kiếm sự yên bình
Du lịch 18/07/2025 12:59

MICE EXPO 2025 quy tụ hơn 800 doanh nghiệp trong, ngoài nước
Du lịch 16/07/2025 05:39

Phát động cuộc thi: Happy Nghệ An
Du lịch 15/07/2025 08:00

Cứu nạn thành công 2 người rơi xuống vực tại Vườn Quốc gia Ba Vì
Du lịch 13/07/2025 16:55

Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng
Du lịch 09/07/2025 22:28

6 tháng đầu năm 2025: Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 518.000 tỷ đồng
Du lịch 09/07/2025 15:20