Dự án mở đường Bắc Sơn - Minh Cầu tại Thái Nguyên: Nhiều quyết định “vênh” nhau
Bán “lúa non”, chủ dự án hét giá… trên trời | |
Công trình xây dựng đầu tiên theo dự án BT | |
Thúc tiến độ 2 dự án “treo” |
Những con số “nhảy múa”
Dự án đường Bắc Sơn được quy hoạch từ năm 1990, với tên gọi “Quy hoạch đường Gia Bảy - Cứu Hoả và Phù Liễn - Minh Cầu”. Năm 1994, UBND tỉnh Bắc Thái ra Quyết định số 822/UB – QĐ ngày 10/11/1994 về việc thay đổi tên dự án thành: “Đường Bắc Sơn, đường Minh Cầu và san xây dựng hai bên theo hai tuyến trong phạm vi một lớp khu dân cư”. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do, tuyến đường đã được quy hoạch này không thể triển khai.
Với quyết tâm thực hiện dự án trọng điểm nằm trong quy hoạch phát triển đô thị mới của TP Thái Nguyên, dự án đường Bắc Sơn từ khi chính thức triển khai luôn được sự hậu thuẫn đáng kể của chính quyền địa phương. Theo đó, tại Công văn số 958/UBND-XDCB ngày 30/7/2007, UBND tỉnh Thái Nguyên đã thống nhất chủ trương cho Công ty Xây dựng và San nền Thái Nguyên thực hiện dự án đường Bắc Sơn, đường Minh Cầu (đoạn nối đường Bắc Sơn) và khu dân cư dọc hai tuyến đường. Khác với nhiều dự án đã và đang được triển khai tại TP Thái Nguyên, kể từ khi triển khai phương án đền bù GPMB, dự án liên tục “vấp” phải sự phản ứng của người dân. Theo kế hoạch, dự án đường Bắc Sơn sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2013 nhưng đến nay dù quá thời gian gần 2 năm nhưng dự án vẫn chưa thể hoàn thành. Đặc biệt, sẽ không có điều gì đáng nói nếu như những quyết định của các cấp chính quyền địa phương không “vênh” nhau.
Những ô đất đã được san nền, bán lô có giá chênh lệch lớn khiến người dân bức xúc. |
Ngày 8/7/2008, UBND TP Thái Nguyên có Quyết định số 5042/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án xây dựng đường Bắc Sơn. Theo quyết định này, diện tích phải thu hồi để thực hiện dự án là 100.308m2; trong đó có 48.215,8m2 đất nông nghiệp của 61 hộ, 1.261,2m2 đất lâm nghiệp tương ứng với 1 tổ chức, 48.569m2 đất ở đô thị tương ứng với 237 hộ, 422m2 đất an ninh quốc phòng tương ứng với 1 tổ chức, 1.529m2 đất giáo dục đào tạo tương ứng với 1 tổ chức và 311m2 đất SXKD tương ứng với 1 tổ chức. Cũng theo quyết định này, tổng số hộ nằm trong quy hoạch dự án là 333 hộ và 4 tổ chức, số hộ phải tái định cư là 202 hộ.
Không lâu sau đó, tại Quyết định số 9468/QĐ-UBND ngày 9/12/2008, UBND TP Thái Nguyên đã “thay đổi con số” đưa “diện tích phải thu hồi để thực hiện dự án là 173.478m2. Trong đó, có 83.729,8m2 đất nông nghiệp của 87 hộ, 1.557m2 đất lâm nghiệp của 1 tổ chức, 61.298m2 đất ở đô thị của 330 hộ, 424m2 đất an ninh quốc phòng của 1 tổ chức, 1.972m2 đất giáo dục của 1 tổ chức, 1.036m2 đất kinh doanh của 3 tổ chức, 11.902m2 đất giao thông, 2.911m2 đất thủy lợi, 3.165m2 đất sự nghiệp, 368m2 đất nghĩa địa, 526m2 đất văn hóa, 4.590m2 đất bằng chưa sử dụng”. Cũng theo quyết định này, tổng số hộ nằm trong quy hoạch dự án là 412 hộ và 7 tổ chức, số hộ phải tái định cư là 266 hộ.
Trong khi trước đó, tại Quyết định số 1672/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đường Bắc Sơn, đường Minh Cầu (đoạn nối đường Bắc Sơn) và khu dân cư số 1 P.Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên ngày (25/7/2008); Quyết định số 3299/QĐ-UBND phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đường Bắc Sơn, đường Minh Cầu (đoạn nối đường Bắc Sơn) và các công trình hạ tầng khu dân cư số 1, P.Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên ngày 19/12/2008 và giấy chứng nhận đầu tư số 17121000105 (chứng nhận lần đầu ngày 22/12/2008 của UBND tỉnh Thái Nguyên đều ghi rõ: “Diện tích đất dự kiến sử dụng 19,9ha” (giấy chứng nhận đầu tư số 17121000105), diện tích lập quy hoạch 19,84ha (Quyết định số 1672/QĐ-UBND và Quyết định số 3299/QĐ-UBND).
Có thể nói, qua văn bản của các cấp có thẩm quyền tỉnh Thái Nguyên đã thấy những con số rất khác nhau khiến ngay những người trong cuộc cũng không biết đâu là con số chính xác. Điều khiến dư luận quan tâm là dường như theo mỗi quyết định, đất dành cho xây dựng khu dân cư có thu tiền của dự án lại “nở” thêm. Dư luận đặt câu hỏi, liệu đây có phải là kiểu làm dự án “hai trong một” khi diện tích làm đường chỉ là phụ còn chủ yếu san nền, bán lô hay không?. |
Một điểm đáng chú ý là tại Quyết định số 9468/QĐ-UBND ngày 09/12/2008 của UBND TP Thái Nguyên, ghi: “Tổng kinh phí phải thực hiện bồi thường GPMB là: 297.335.393.000 đồng”. Thế nhưng, gần 10 ngày sau (ngày 18/12/2008), UBND tỉnh Thái Nguyên lại ban hành Quyết định số 3253/QĐ-UBND ghi: “Tổng kinh phí dự toán bồi thường, hỗ trợ GPMB dự án đường Bắc Sơn là: 4.387.194.005 đồng”.
Có thể nói, qua văn bản của các cấp có thẩm quyền tỉnh Thái Nguyên đã thấy những con số rất khác nhau khiến ngay những người trong cuộc cũng không biết đâu là con số chính xác. Điều khiến dư luận quan tâm là dường như theo mỗi quyết định, đất dành cho xây dựng khu dân cư có thu tiền của dự án lại “nở” thêm. Dư luận đặt câu hỏi, liệu đây có phải là kiểu làm dự án “hai trong một” khi diện làm đường chỉ là phụ còn chủ yếu san nền, bán lô hay không?.
Vì sao người dân khiếu kiện
Theo tìm hiểu của PV, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành quyết định thu hồi 32.000m2 đất sản xuất nông nghiệp, đất ở thổ cư tại phường Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên, đồng thời đưa ra mức bồi thường hỗ trợ đất nông nghiệp bình quân là 400.000 đồng/m2. Tuy nhiên, trên thực tế tiền đền bù hỗ trợ đến với người dân chỉ có 196.000 đồng/m2, chưa bằng 50% mức phê duyệt.
Phải chăng, chênh lệch quá lớn giữa giá đền bù (3,3 triệu đồng đất ở, 400.000 đồng đất nông nghiệp) với giá đất được quy hoạch chia lô bán đã khiến người dân bất bình, liên tục gửi đơn kiến nghị lên các cơ quan chức năng của tỉnh Thái Nguyên?. Trong khi kiến nghị của người dân chưa được trả lời, giải quyết thỏa đáng thì UBND TP Thái Nguyên đã ra quyết định và tiến hành cưỡng chế, thu hồi đất của các hộ chưa giao đất cho dự án.
Trên thực tế, nếu tính theo con số cao nhất được ghi trong quyết định thì diện tích đất DN phải đền bù cũng chỉ là con số không quá lớn: 83.729,8m2 đất nông nghiệp của 87 hộ và 61.298m2 đất ở đô thị của 330 hộ. Trong khi đó, diện tích đất còn lại gồm: 11.902m2 đất giao thông, 2.911m2 đất thủy lợi, 3.165m2 đất sự nghiệp, 368m2 đất nghĩa địa, 526m2 đất văn hóa, 4.590m2 đất bằng chưa sử dụng cũng như 424m2 đất an ninh quốc phòng của 1 tổ chức, 1.972m2 đất giáo dục của 1 tổ chức và 1.036m2 đất kinh doanh của 3 tổ chức gần như không phải đền bù, hỗ trợ. Nếu làm một phép tính đơn thuần, có thể thấy một số tiền “khủng” chênh lệch mà chủ đầu tư có được từ “những mảnh đất công” kể trên.
Liên quan đến bức xúc của người dân, để có thông tin hai chiều, chúng tôi đã liên hệ với các cấp, các ngành liên quan đến dự án để làm việc nhưng đều bị “từ chối khéo”.
Báo Lao động Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin sự việc.
Ngô Hùng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Tin khác
Hà Nội không xảy ra ùn tắc trong ngày cuối kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ
Giao thông 02/02/2025 19:26
9 ngày nghỉ Tết Ất Tỵ, toàn quốc xảy ra 445 vụ tai nạn giao thông, 209 người tử vong
Giao thông 02/02/2025 18:02
Hà Nội: Tết Ất Tỵ, tai nạn giao thông giảm sâu so với cùng kỳ
Giao thông 02/02/2025 10:59
Tăng cường kiểm soát hoạt động vận tải hành khách ngay từ đầu năm
Giao thông 02/02/2025 10:43
Hà Nội: Năm 2025, phấn đấu vận tải công cộng đáp ứng 20% nhu cầu
Giao thông 02/02/2025 06:04
Mùng 4 Tết Ất Tỵ: Toàn quốc xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm chết 21 người
Giao thông 01/02/2025 18:11
Cách di chuyển qua nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển mới nhất
Đô thị 01/02/2025 17:15
820 lái xe bị trừ điểm bằng lái trong ngày mùng 3 Tết
Giao thông 01/02/2025 16:51
Chiều mùng 4 Tết, nhiều cao tốc hướng về Hà Nội bị ùn tắc
Giao thông 01/02/2025 16:47
Lộ trình 2 tuyến buýt kết nối với chùa Hương
Giao thông 01/02/2025 16:35