Đột tử tại hiệu thuốc - Giật mình với thói quen chết người
Nữ sinh thiệt mạng sau khi sử dụng thuốc giảm cân | |
Những nguy hại khi dùng thuốc ngủ | |
Suy thận, dị ứng toàn thân vì dùng thuốc nam | |
Lạm dụng thuốc tra mắt có corticoid, coi chừng bị Glôcôm |
Hễ cứ có bệnh là ra hiệu thuốc mua thuốc về uống là thói quen rất tai hại của người dân. |
Tùy tiện đến nguy hiểm
Khoảng 5h30 sáng, ông Võ Văn Hưng (48 tuổi) được vợ chở đến quầy thuốc Quốc Tuấn (xã Phước Thái, huyện Long Thành, Đồng Nai) mua thuốc uống vì thấy khó thở. Do còn sớm nên họ phải gọi một hồi lâu chủ quầy thuốc mới mở cửa.
Uống thuốc chừng 15 phút, vừa ra khỏi cửa quầy thuốc, ông Hưng bất ngờ gục xuống, co giật. Chủ tiệm và mọi người đã cố sơ cứu, nhưng nạn nhân không qua khỏi. Chủ quầy thuốc cho biết đã bán cho ông Hưng 4 viên thuốc cảm và dặn ông này nên đi bệnh viện khám tim. Không may vừa ra đến cổng thì ông té ngã, đột quỵ, rồi tử vong.
Trường hợp tử vong của bệnh nhân này do không có thông tin cụ thể người bệnh đã uống thuốc gì, cơ địa lúc đó như thế nào nên chưa thể kết luận là do thuốc hay do tình trạng huyết áp, tim mạch của bệnh nhân có vấn đề. Song, việc bệnh nhân có biểu hiện bệnh mà không đến khám bệnh ở cơ sở y tế gần nhất, lại đến mua thuốc để uống ngay tại hiệu thuốc là một điều đáng tiếc, bởi đã tự đánh mất cơ hội được chữa bệnh của mình.
Trên thực tế, có rất nhiều người tự chẩn đoán bệnh cho mình rồi ra hiệu mua thuốc uống. Nhiều bà mẹ thấy con ho sốt là mặc nhiên mua kháng sinh cho con uống. Uống 2-3 ngày thấy đỡ là thôi không uống hoặc không đỡ thì lại đổi sang thuốc kháng sinh mạnh hơn cho con uống.
Nhiều trẻ bị viêm phổi nặng, không được điều trị đúng, đến khi khó thở, tím tái nhập viện thì không còn cơ hội chữa chạy. Đa số người dân khi có bệnh đến hiệu thuốc chỉ cần kể bệnh cho cô bán thuốc mặc áo trắng là có ngay một liều thuốc về uống. Không đỡ, quay lại thì cô bán thuốc này lại bán cho liều thuốc khác… Chỉ đến khi chữa mãi không khỏi mới đến bệnh viện khám xét.
Có thể nói, những hậu quả của việc tự mua thuốc điều trị vô cùng tai hại. Trường hợp ông Hưng ở Đồng Nai gục chết ngay sau khi uống thuốc tại nhà thuốc đã làm nhiều người giật mình lo ngại. Và sự việc này đã gióng hồi chuông cảnh báo về thói quen sử dụng thuốc tùy tiện của người dân.
Thói quen có thể “giết” người
Theo các bác sĩ, thói quen lâu nay của nhiều người là cứ thấy có bệnh thì ra hiệu thuốc mua thuốc về dùng mà không cần đi khám bệnh ở các cơ sở y tế. Nhiều lần như vậy, thấy bệnh tình hoặc tình trạng khó chịu có thể giảm, thậm chí khỏi, nên họ coi đó là chuyện bình thường.
Thực ra, đây là thói quen dùng thuốc rất nguy hiểm, coi thường tính mạng của chính mình, thường có ở những người kém hiểu biết, tùy tiện trong việc dùng thuốc. Nhiều trường hợp bệnh nhân tử vong hoặc diễn biến rất nguy kịch ngay sau khi dùng thuốc đã được các nhà chuyên môn cảnh báo nhiều lần.
Thuốc là con dao hai lưỡi, lợi ích và nguy cơ khi dùng thuốc đã được cảnh báo trước. Trong một số trường hợp, nguy cơ bệnh nhân bị tử vong do sốc phản vệ hoặc dị ứng trầm trọng không hồi phục xảy ra ở một số nơi đã gióng lên hồi chuông báo động về việc dùng thuốc tùy tiện.
Bệnh nhân tử vong sau dùng thuốc, nhất là các thuốc dễ gây sốc phản vệ như kháng sinh, thuốc tim mạch... đã xảy ra nhiều trong thực tế. Có bệnh nhân sốc phản vệ trầm trọng đến mức vừa rút kim tiêm ra đã bị tụt huyết áp, trụy tim mạch, tử vong ngay, không kịp cấp cứu.
Theo quy định của ngành y tế, nhiều loại thuốc các nhà thuốc chỉ được phép bán khi có đơn và người uống nên uống theo đơn của bác sĩ, song quy định này đã bị bỏ lửng nhiều năm nay. Vì lợi nhuận, người bán sẵn sàng bán tất cả các loại thuốc, thậm chí cả thuốc độc bảng A. Còn lâu nay dùng thuốc tùy tiện đã trở thành thói quen khó bỏ của người dân.
BS Nguyễn Văn Bình - Khoa cấp cứu BV Bạch Mai - khuyến cáo, người dân tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi có các biểu hiện bệnh tật mà cần đến khám ngay tại các cơ sở y tế. Tại các bệnh viện đều bố trí bác sĩ trực 24/24h để khám cấp cứu, chữa bệnh cho nhân dân. Ngay cả khi xảy ra những tai biến do dùng thuốc thì tại các cơ sở y tế sẽ có đầy đủ các phương tiện cấp cứu kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro khi dùng thuốc. Trường hợp ông Hưng ở Đồng Nai có thể thoát chết nếu được đưa đến bệnh viện sớm và được điều trị kịp thời thay vì đến nhà thuốc để mua thuốc. Bác sĩ cũng khuyên người dùng thuốc ở nhà cần tuân thủ theo chỉ định điều trị và hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh nên dùng thuốc khi có người thân bên cạnh để phòng tránh những bất thường có thể xảy ra. |
Theo Hoa Long/ Lao động
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47