Đông Nam Á cần một chiến lược y tế toàn diện đối phó với Zika
Phun thuốc khử trung nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus Zika tại Singapore. (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Trong một bài viết đăng trên trang web của viện về sự bùng phát virus Zika ở Đông Nam Á, hai chuyên gia Sunil Unnikrishnan và Mely Caballero-Anthony cho biết với lịch sử dịch viêm đường hô hấp cấp SARS và cúm H5N1 trong khu vực, các bệnh mới xuất hiện như virus lây nhiễm Zika đặt ra một mối đe dọa đối với an ninh sức khỏe trong khu vực. Điều này có ý nghĩa như một lời nhắc nhở Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần tập trung vào các nhiệm vụ cấp bách về tăng cường năng lực của hệ thống y tế công cộng trong khu vực.
Theo hai chuyên gia trên, tại khu vực Đông Nam Á, do mật độ dân số cao và sự kết nối nhiều hơn của các trung tâm đô thị, bất kỳ sự bùng phát dịch bệnh nào đều có khả năng lây lan nhanh và xa hơn. Hai chuyên gia khuyến cáo các nước cần có cách tiếp cận chủ động với trọng tâm chính sách tập trung vào giám sát dịch bệnh ở cả cấp quốc gia và khu vực. Điều này sẽ liên quan đến việc xây dựng và duy trì các cơ sở vật chất thí nghiệm, tăng cường năng lực của bệnh viện, năng lực sản xuất vaccin và các loại thuốc, và năng lực thể chế cho việc đánh giá rủi ro và truyền thông, cùng nhiều vấn đề khác.
Trong thập kỷ qua, các nước trong khu vực đã đạt được những tiến bộ trong việc hướng tới xây dựng năng lực cốt lõi để thực hiện đầy đủ các yêu cầu của Quy định y tế quốc tế (IHR). Với tư cách là các bên của thỏa thuận IHR, các nước ASEAN phải "xây dựng năng lực của mình để phát hiện, đánh giá và báo cáo các sự kiện liên quan tới sức khỏe cộng đồng."
Xây dựng năng lực ở cấp độ khu vực cũng không kém phần quan trọng đối với việc giải quyết các bệnh mới xuất hiện. Lý do là năng lực của hệ thống y tế khác nhau rất nhiều trong khu vực, trong khi sự biến đổi của các loại vi khuẩn mới xuất hiện và sự truyền nhiễm đòi hỏi khu vực cần thiết lập các cơ chế trong việc thu thập và chia sẻ dữ liệu.
Các chuyên gia trên cho rằng cùng với những nỗ lực liên tục ở cấp khu vực trong việc chia sẻ ý kiến chuyên môn và chia sẻ thông tin, cần sớm hiện thực hóa ý tưởng thành lập một trung tâm khu vực kiểm soát dịch bệnh. Trong ngắn hạn, các cơ chế khu vực như Nhóm công tác kỹ thuật ASEAN về chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với đại dịch cần phải được tăng cường hơn nữa. Do tầm quan trọng của việc đánh giá rủi ro và truyền thông, năng lực thể chế của Trung tâm nguồn lực truyền thông về rủi ro ASEAN (RCRC) cũng cần được nâng cao.
Xây dựng năng lực cũng sẽ đòi hỏi sự hợp tác với các bên liên quan khác. Cộng đồng khoa học trong ASEAN+3 (APT), trong đó bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, là một nguồn vô giá về các nghiên cứu chuyên môn. Điều này có thể được khai thác theo hướng phát triển việc chẩn đoán nhanh và giá rẻ đối với các dịch bệnh mới xuất hiện. Tiền lệ cho sự hợp tác như vậy trong cộng đồng APT là năng lực đào tạo dịch tễ học trong khu vực đã được tăng cường thông qua việc thành lập Mạng lưới đào tạo lĩnh vực dịch tễ học APT (FETN).
Trong hợp tác với các tổ chức khác, các chuyên gia trên đề xuất ASEAN cần thực hiện các bước đầu tư phát triển vắcxin. Đây là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để kiểm soát dịch bệnh, nhưng một vấn đề gây nhiều tranh cãi là khoảng cách giữa sự bắt đầu một đợt bùng phát và thị trường vắcxin sẵn có.
Các thử nghiệm lâm sàng đối với vắcxin Zika bắt đầu vào năm tới và chủng ngừa dự kiến chỉ có thể đưa vào sử dụng trong năm 2018. Các vấn đề về thương mại và quản lý thường cản trở sự tiếp cận công bằng và phát triển nhanh chóng của vắcxin.
Các dịch bệnh mới xuất hiện có thể gây ra tổn thất lớn đến cuộc sống con người, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Ngoài những ảnh hưởng trực tiếp, các dịch bệnh như Zika có thể dẫn đến gánh nặng lâu dài đáng kể cho hệ thống y tế của một quốc gia. Để chắc chắn, cần đầu tư tăng cường xây dựng năng lực hệ thống y tế công cộng quốc gia cũng như ở cấp độ khu vực và quốc tế để chủ động ứng phó với các dịch bệnh mới xuất hiện.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47