-->

Đồng hành để nâng tầm tổ chức

(LĐTĐ) Với mục tiêu không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô, trong nhiệm kỳ 2018 - 2023, bên cạnh việc duy trì phối hợp với chính quyền và các sở, ban, ngành của Thành phố, Đảng đoàn, Thường trực Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã ký kết Quy chế phối hợp công tác, giai đoạn 2022 - 2025 với Ban Thường vụ 30 Quận, Huyện, Thị ủy và các Đảng ủy trực thuộc Thành ủy Hà Nội. Từ đó, tăng cường sự phối hợp của các cấp ủy Đảng để nâng cao vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn.
Chú trọng làm tốt công tác đại diện, chăm lo cho đoàn viên, người lao động Phối hợp với chuyên môn tổ chức hiệu quả các phong trào thi đua

Tăng cường sự phối hợp giữa Công đoàn và các cấp ủy Đảng

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước nhiều cơ hội, thách thức đen xen, đòi hỏi các cấp Công đoàn phải nỗ lực đổi mới mạnh mẽ, thực chất cả về mô hình tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động, ngày 12/6/2021, Bộ Chính trị (khóa XIII) đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TW về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” (Nghị quyết số 02). Ngay sau đó, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 35-KH/TU, ngày 28/7/2021 về thực hiện Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị (Kế hoạch số 35).

Đồng hành để nâng tầm tổ chức
Đảng đoàn, Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội và Ban Thường vụ Thị ủy Sơn Tây và Ban Thường vụ các Huyện ủy Ba Vì, Hoài Đức, Đan Phượng, Quốc Oai ký kết Quy chế phối hợp công tác giai đoạn 2022 - 2025. Ảnh: Mai Quý

Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị khẳng định tổ chức Công đoàn là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng, Nhà nước; là tổ chức đại diện lớn nhất, trung tâm tập hợp, đoàn kết giai cấp công nhân và người lao động cả nước. Đồng thời, Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị cũng đặt ra các nhiệm vụ: Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tập hợp, vận động đoàn viên, người lao động; tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện mô hình tổ chức; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Công đoàn đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, hướng hoạt động của tổ chức Công đoàn vào thực hiện nhiệm vụ cốt lõi là đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động công đoàn.

Bám sát tinh thần chỉ đạo trong Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 35 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, tổ chức Công đoàn Thủ đô với sự chủ động, quyết liệt, nhạy bén, sáng tạo, đổi mới đã có nhiều giải pháp thiết thực để đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Nổi bật là Đảng đoàn, Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội đã ký kết Quy chế phối hợp công tác, giai đoạn 2022 - 2025 với Ban Thường vụ 30 Quận, Huyện, Thị ủy và các Đảng ủy trực thuộc Thành ủy Hà Nội. Đây là tiền đề quan trọng để các bên phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động công đoàn và phong trào CNVCLĐ Thủ đô trong tình hình mới.

Nội dung Quy chế phối hợp nêu rõ, các bên phối hợp trong công tác tổ chức, cán bộ. Cụ thể, các bên phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo việc sắp xếp tổ chức bộ máy, thực hiện bố trí đủ cán bộ Công đoàn phù hợp với đặc thù của địa phương và đầu mối Công đoàn cơ sở quản lý theo hệ thống Công đoàn trên địa bàn Thành phố; phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Công đoàn, năng lực tập hợp đoàn viên, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh; phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn chuyên trách đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng; phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác cán bộ Công đoàn chuyên trách theo quy định phân cấp quản lý cán bộ của Thành ủy Hà Nội.

Các bên phối hợp trong công tác tuyên truyền, phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, làm cơ sở phát triển đảng viên, thành lập tổ chức Đảng trong doanh nghiệp. Cụ thể là phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo các cấp chính quyền, các cơ quan: Thuế, Bảo hiểm xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra… phối hợp với tổ chức Công đoàn nắm bắt, khảo sát, điều tra, dự báo tình hình người lao động và doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn để xây dựng kế hoạch vận động phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức Công đoàn; phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền, vận động, tập hợp, thu hút người lao động tham gia tổ chức Công đoàn, thành lập Công đoàn cơ sở, tạo tiền đề thành lập tổ chức Đảng, đoàn thể khác trong doanh nghiệp. Các cấp ủy Đảng thường xuyên lãnh đạo các cấp chính quyền phối hợp với tổ chức Công đoàn, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về thành lập và hoạt động của “Tổ chức đại diện người lao động” tại doanh nghiệp đảm bảo đúng tôn chỉ, mục đích, tuân thủ các quy định pháp luật.

Ngoài ra, các bên phối hợp quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các nghị quyết, chương trình công tác của Thành ủy Hà Nội, Tổng LĐLĐ Việt Nam; phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức các phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng địa phương; công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng; nâng cao phúc lợi đối với đoàn viên, người lao động. Trong đó, chú trọng phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo vận động đoàn viên, người lao động tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước do Tổng LĐLĐ Việt Nam và thành phố Hà Nội phát động; phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo trong việc tổ chức lấy ý kiến người lao động về xây dựng chính sách, pháp luật; xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương; lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động…

Triển khai hiệu quả Quy chế phối hợp

Ghi nhận thực tế cho thấy, ngay sau khi ký kết Quy chế phối hợp công tác, các bên đã cụ thể hóa nội dung phối hợp bằng những kế hoạch, chương trình hành động cụ thể; Ban Thường vụ các Quận, Huyện, Thị ủy và các Đảng ủy trực thuộc Thành ủy Hà Nội đã tập trung chỉ đạo chính quyền và các phòng, ban, ngành của địa phương triển khai thực hiện tốt các nội dung của Quy chế phối hợp. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn và phong trào CNVCLĐ Thủ đô; đồng thời góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn đã đề ra trong từng năm và cả nhiệm kỳ.

Đồng hành để nâng tầm tổ chức
Công đoàn ngày càng khẳng định vai trò là điểm tựa vững chắc của đoàn viên, người lao động.Ảnh: Mai Quý

Theo LĐLĐ thành phố Hà Nội, từ sự chủ động, quyết liệt của các cấp Công đoàn và sự phối hợp chặt chẽ của các cấp ủy Đảng, công tác tuyên truyền, phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh và công tác tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh đã được triển khai hiệu quả. Nhiệm kỳ 2018 - 2023, toàn Thành phố đã thành lập mới 2.821 Công đoàn cơ sở (vượt 9,3% Kế hoạch), phát triển mới 206.227 đoàn viên Công đoàn (vượt 23,6% Kế hoạch). Trong đó, thành lập 1.292 Công đoàn cơ sở doanh nghiệp có từ 25 đoàn viên trở lên, thành lập mới 2.670 Công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước với 191.434 đoàn viên, đạt 188% chỉ tiêu Kế hoạch Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 09 của Thành ủy Hà Nội giao.

Đánh giá về việc ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Đảng đoàn, Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội và Ban Thường vụ các Quận, Huyện, Thị ủy, Đảng ủy trực thuộc Thành ủy Hà Nội, đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam ghi nhận, LĐLĐ thành phố Hà Nội đang ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong hệ thống Công đoàn Việt Nam, không chỉ ở những hoạt động thiết thực, hiệu quả mà chính là tầm ảnh hưởng của các chủ trương, giải pháp mới, khả thi để giải quyết các vấn đề cốt lõi của tổ chức và hoạt động Công đoàn. Quy chế phối hợp công tác giữa Đảng đoàn, Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội và Ban Thường vụ các Quận, Huyện, Thị ủy, Đảng ủy trực thuộc Thành ủy Hà Nội là giải pháp cơ bản trong tổ chức thực hiện Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị. Quy chế phối hợp đã bao quát các vấn đề cốt yếu, cho phép hình thành một mặt trận sâu rộng, chủ động trợ lực cho tổ chức Công đoàn trong tình hình mới.

Công tác đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng, nâng cao phúc lợi đối với đoàn viên, CNVCLĐ được triển khai hiệu quả thông qua việc Công đoàn và chuyên môn phối hợp tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, Hội nghị người lao động. Hàng năm, có 100% cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức; 74% doanh nghiệp tổ chức Hội nghị người lao động; 82% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp xây dựng được Quy chế dân chủ ở cơ sở. Công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể được nâng cao cả về số lượng và chất lượng, nhiều điều khoản có lợi cho người lao động và cao hơn so với quy định của pháp luật đã được đưa vào Thỏa ước lao động tập thể.

Việc tổ chức hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo chính quyền với công nhân lao động được tổ chức thường niên ở cả cấp Thành phố và quận, huyện. Sau hội nghị, nhiều ý kiến, đề xuất liên quan đến những vấn đề thiết thân của người lao động đã được chỉ đạo giải quyết kịp thời. LĐLĐ Thành phố và các Công đoàn cấp trên cơ sở đã phối hợp với các đơn vị liên quan như thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Công đoàn tại 3.713 doanh nghiệp, xử phạt vi phạm với số tiền 16,37 tỉ đồng.

Công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động được triển khai bằng nhiều hình thức thiết thực, ý nghĩa như: Hỗ trợ Mái ấm Công đoàn; thăm hỏi, hỗ trợ đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ công nhân, viên chức, lao động vay vốn phát triển kinh tế gia đình; ký kết thỏa thuận hợp tác với các doanh nghiệp để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho đoàn viên với giá ưu đãi; tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; duy trì các điểm sinh hoạt văn hóa công nhân, Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân… Giai đoạn 2018 - 2023, từ nguồn “Quỹ Xã hội Công đoàn” và ngân sách Công đoàn, các cấp Công đoàn Thủ đô đã chi hỗ trợ cho 1,2 triệu lượt đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, với tổng số tiền gần 600 tỷ đồng. Qua đó, tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn là điểm tựa vững chắc của đoàn viên, người lao động.

Công tác quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết, chương trình công tác của Thành ủy Hà Nội, Tổng LĐLĐ Việt Nam được thực hiện thường xuyên, liên tục, tạo thành các đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, góp phần nâng cao ý thức chính trị, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên, người lao động. Nội dung và hình thức tuyên truyền, vận động từng bước được đổi mới, phù hợp với tình hình thực tiễn của cơ sở, tạo ra nhiều cách làm hay, mô hình mới, thu hút đông đảo đoàn viên, CNVCLĐ tham gia.

Các phong trào thi đua, trọng tâm là phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”, “Sáng kiến, sáng tạo trong CNVCLĐ Thủ đô”, phong trào “Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi”, phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, phong trào “Xây dựng gia đình CNVCLĐ tiêu biểu”, “Cuộc vận động xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức: Trung thành, trách nhiệm, liêm chính, sáng tạo”… được triển khai sâu rộng và có bước chuyển biến mạnh mẽ cả về chất lượng, số lượng, lan tỏa trên tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo, y tế, môi trường và quản lý nhà nước… Từ đó, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong CNVCLĐ, góp phần hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và địa phương. Hàng năm, có hàng chục nghìn CNVCLĐ được biểu dương, khen thưởng vì đã có thành tích tốt trong việc thực hiện các phong trào thi đua.

Trong công tác tổ chức, cán bộ, trước Đại hội, Hội nghị Công đoàn các cấp, nhiệm kỳ 2023 - 2028, Đảng đoàn, Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội và Ban Thường vụ các Quận, Huyện, Thị ủy, Đảng ủy trực thuộc Thành ủy Hà Nội đã phối hợp làm tốt công tác chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Công đoàn cơ sở, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Việc lựa chọn, giới thiệu nhân sự được thực hiện đúng với quy định của Đảng, tổ chức Công đoàn và phù hợp với đặc điểm, tình hình, điều kiện cụ thể của từng địa phương, đơn vị, doanh nghiệp. Theo đó, nhân sự được lựa chọn và được bầu vào Ban Chấp hành, giữ các chức danh Công đoàn khóa mới đều là những đồng chí có đủ năng lực, bản lĩnh đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; được đoàn viên, người lao động tín nhiệm; tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm với hoạt động công đoàn và phong trào CNVCLĐ.

Có thể khẳng định, việc ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Đảng đoàn, Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội với Ban Thường vụ các Quận, Huyện, Thị ủy và các Đảng ủy trực thuộc Thành ủy Hà Nội là giải pháp thiết thực để tổ chức Công đoàn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo đúng tinh thần Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 35 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”. Thông qua việc triển khai Quy chế phối hợp đã nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn và phong trào CNVCLĐ, góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh; đồng thời góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung.

Mai Quý

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Sử dụng nguồn tài chính hiệu quả vì lợi ích đoàn viên

Sử dụng nguồn tài chính hiệu quả vì lợi ích đoàn viên

(LĐTĐ) Xác định rõ tầm quan trọng của nguồn lực tài chính trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội luôn quan tâm, chú trọng thực hiện hiệu quả công tác tài chính Công đoàn.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Công đoàn với tâm thế mới

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ Công đoàn với tâm thế mới

(LĐTĐ) Đổi mới mạnh mẽ về nhận thức, tư duy, kỹ năng và bản lĩnh chính trị của cán bộ Công đoàn các cấp là điều kiện tiên quyết, nhiệm vụ sống còn để xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh. Chính vì vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên, là yêu cầu khách quan trong xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn, đặc biệt trong điều kiện hội nhập sâu rộng và ảnh hưởng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
Nâng cao vị thế của tổ chức Công đoàn Thủ đô

Nâng cao vị thế của tổ chức Công đoàn Thủ đô

(LĐTĐ) Trong không khí chào Xuân Ất Tỵ 2025, đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã dành cho Báo Lao động Thủ đô cuộc phỏng vấn về những kết quả nổi bật trong hoạt động công đoàn cũng như phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của các cấp Công đoàn Thủ đô.
Dấu ấn hoạt động công đoàn Thủ đô năm 2024

Dấu ấn hoạt động công đoàn Thủ đô năm 2024

Năm 2024, các cấp Công đoàn Thủ đô đã nỗ lực, phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, đổi mới trong triển khai phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn; tập trung đưa Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp vào cuộc sống; thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam và 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Tổ chức thành công hoạt động đối thoại điểm bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ

Tổ chức thành công hoạt động đối thoại điểm bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ

(LĐTĐ) Ngày 16/9, tại Công ty TNHH Tư vấn Y dược Quốc tế đã diễn ra hoạt động điểm “Đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ thông qua đối thoại tại nơi làm việc”.
Công đoàn hai Thủ đô Hà Nội và Viêng Chăn (Lào): Thặt chặt quan hệ hữu nghị - hợp tác

Công đoàn hai Thủ đô Hà Nội và Viêng Chăn (Lào): Thặt chặt quan hệ hữu nghị - hợp tác

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và Liên hiệp Công đoàn (LHCĐ) Thủ đô Viêng Chăn (Lào) đã và đang phối hợp triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm đưa mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Công đoàn hai Thủ đô ngày càng đi vào chiều sâu và có nhiều bước tiến mới.
Công đoàn Thủ đô làm theo lời Bác

Công đoàn Thủ đô làm theo lời Bác

(LĐTĐ) Phát huy hào khí Cách mạng tháng Tám và tinh thần Quốc khánh 2/9, các cấp Công đoàn Thủ đô đã phát động sâu rộng nhiều phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động để góp phần xây dựng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại, đất nước thịnh cường.
Công đoàn Thủ đô luôn quan tâm công tác gia đình và trẻ em

Công đoàn Thủ đô luôn quan tâm công tác gia đình và trẻ em

(LĐTĐ) Với quan điểm “Gia đình là nền tảng của xã hội”, những năm qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội luôn quan tâm, chú trọng công tác gia đình, trong đó có việc đẩy mạnh xây dựng gia đình công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh và quan tâm chăm lo tới con CNVCLĐ để CNVCLĐ yên tâm lao động, sản xuất, công tác.
Triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ

Triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, các cấp Công đoàn Thủ đô đã tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Từ đó, tiếp tục nâng cao vai trò, vị thế của tổ chức, xứng đáng là điểm tựa vững chắc của đoàn viên, người lao động.
Xây dựng Tổ chức mạnh bắt đầu từ cơ sở

Xây dựng Tổ chức mạnh bắt đầu từ cơ sở

(LĐTĐ) Xác định công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở (CĐCS) là nhiệm vụ sống còn, góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, thời gian qua, các cấp Công đoàn Thủ đô dưới sự chỉ đạo sát sao của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố đã tập trung chỉ đạo và thực hiện quyết liệt, luôn hoàn thành vượt chỉ tiêu kết nạp đoàn viên, thành lập CĐCS và phát triển tổ chức Công đoàn.
Xem thêm
Phiên bản di động