Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng mức lương hưu tối đa?
Theo quy định tại Điều 56 và 74 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, mức lương hưu hằng tháng đối với người đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo công thức như sau:
Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội. Trong đó, lao động nam tham gia bảo hiểm xã hội đủ 20 năm thì được hưởng 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm thì cộng thêm 2%, tối đa 75%. Đối với lao động nữ, thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm thì được hưởng 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm thì cộng thêm 2%, tối đa 75%. Tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội nhất định thì tỷ lệ hưởng của mỗi người lao động sẽ là khác nhau.
Với cách tính trên thì lao động nam muốn hưởng lương hưu tối đa phải đóng BHXH ít nhất 35 năm. Tương tự, lao động nữ phải đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 30 năm để hưởng mức lương hưu tối đa. Mặt khác, lương hưu sẽ được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
![]() |
Ảnh minh họa |
Cùng với quy định cách tính mức hưởng lương hưu như trên, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 cũng quy định những điều kiện để người lao động được hưởng lương hưu.
Theo quy định tại Điều 73 Luật BHXH 2014 (sửa đổi tại khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019), để được hưởng lương hưu, người lao động phải đáp ứng hai điều kiện. Điều kiện thứ nhất, người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019.
Cụ thể, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi ba tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi bốn tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm ba tháng đối với lao động nam và bốn tháng đối với lao động nữ.
Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường của năm 2024 là 61 tuổi với lao động nam và 56 tuổi bốn tháng đối với với lao động nữ.
Điều kiện thứ hai, người lao động tham gia đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên. Đối với trường hợp đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định trên nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

15 đội bóng sôi nổi tham gia Giải bóng đá CNVCLĐ & LLVT quận Hai Bà Trưng năm 2025

Chính thức thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài

Chi tiết diện tích, dân số của 5 xã thuộc huyện Sóc Sơn sau khi sắp xếp

Cập nhật giá vàng trưa 19/4: Vàng miếng SJC đột ngột giảm 6 triệu đồng/lượng

Quan tâm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động

Sau sắp xếp, huyện Quốc Oai dự kiến còn 4 xã

Quận Bắc Từ Liêm dự kiến còn 5 phường sau khi sắp xếp
Tin khác

Lấy ý kiến về việc kéo dài tuổi nghỉ hưu với công chức ở một số lĩnh vực
Chính sách 15/04/2025 17:26

Khuyến nghị xét nâng ngạch cho công chức
Chính sách 15/04/2025 16:22

Khuyến nghị chế độ làm việc bán thời gian cho công chức
Chính sách 14/04/2025 13:52

Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?
Chính sách 13/04/2025 16:45

Đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế
Chính sách 10/04/2025 13:41

Cách tính lương với người nghỉ hưu trước tuổi mới nhất khi sắp xếp bộ máy
Chính sách 09/04/2025 11:02

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động
Chính sách 07/04/2025 22:21

Quyền lợi khi đi khám chữa bệnh BHYT vượt tuyến, trái tuyến
Chính sách 05/04/2025 22:37

Người lao động có được thưởng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương?
Chính sách 05/04/2025 18:24

Đi làm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người lao động được tính lương thế nào?
Chính sách 05/04/2025 18:24