-->

Đông Anh: Chủ động ứng phó với mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ”

Để chủ động ứng phó, xử lý kịp thời các tình huống thiên tai có thể xảy ra do mực nước sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ lên cao gây ra, huyện Đông Anh đã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị có liên quan, đặc biệt là các xã ven sông thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án hộ đê, phương án ứng phó với mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ” phù hợp với địa bàn, phạm vi, lĩnh vực quản lý.
Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh: Quyết tâm không để xảy ra thiệt hại cho người dân Ưu tiên đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ cứu hộ, cứu nạn Hà Nội: Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ, chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai

Bên cạnh đó, huyện Đông Anh cũng chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị có liên quan, nhất là là các xã ven sông tập trung kiểm tra, rà soát các khu vực trũng, có nguy cơ mất an toàn, vận động, tuyên truyền người dân di chuyển đến nơi an toàn, chỉ đạo lực lượng trực 24/24 giờ và duy trì lực lượng ứng cứu nhanh trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp.

Đông Anh: Chủ động ứng phó với mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ”
Các lực lượng chức năng thực hiện phương án ứng phó với mưa lũ.

Là xã ven sông Cà Lồ, đặc biệt có 4 thôn ven đê là Đào Thục, Cổ Miếu, Mạnh Tân và Khu 7 với tổng số 4.726 hộ dân, trước thực trạng nước sông dâng cao, xã Thụy Lâm đã triển khai mọi phương án để chủ động phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại tối đa do mực nước sông dâng cao.

Ông Nguyễn Văn Phi - Trưởng thôn Đào Thục, xã Thụy Lâm cho biết, hiện thôn có trên 400 hộ dân với trên 1.600 khẩu, có 9 hộ dân chăn nuôi ngoài đê với tổng số hơn 5.000 con gà, 300 con vịt ngan... Thực hiện sự chỉ đạo của xã, thôn đã tuyên truyền đến nhân dân và các chủ trang trại đang chăn nuôi ven đê thực hiện các biện pháp phòng chống lũ nhằm đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi. Hiện các lực lượng của xã và thôn đã di chuyển toàn bộ vật nuôi của các hộ dân đến nơi an toàn.

Vĩnh Ngọc là xã nằm ven sông Hồng có diện tích đất nông nghiệp và người dân sinh sống ở ngoài đê khá lớn với trên 400 hộ, trên 60ha sản xuất hoa màu và các loại cây ăn quả và cây đô thị khác. Trước thực trạng nước trên sông Hồng đang dâng cao, để chủ động phòng chống lụt úng trên địa bàn, chính quyền địa phương đã khẩn trương chỉ đạo 2 Tổ Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thường xuyên kiểm tra, rà soát, trực tiếp đi tuyên truyền vận động người dân tại các nơi giáp sông, vị trí xung yếu di chuyển người và tài sản đến nơi an toàn; đồng thời xây dựng phương án và biện pháp xử lý các tình huống nếu lũ sông Hồng lên các cấp báo động.

Đông Anh: Chủ động ứng phó với mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ”
Vật nuôi của các hộ dân được di chuyển đến nơi an toàn.

Bên cạnh việc tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra, xã Vĩnh Ngọc cũng tăng cường công tác tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của xã và trực tiếp đến từng hộ dân sinh sống tại các khu vực có nguy cơ cao lũ lụt để vận động và hỗ trợ các hộ di dời, vận chuyển tài sản đến nơi an toàn.

Tại xã Đông Hội, trước tình hình mực nước sông Hồng, sông Đuống đang lên rất nhanh, lưu tốc dòng chảy lớn. Để chủ động ứng phó với lũ lớn, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, Tiểu ban Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã đã trực tiếp thành lập các đội đi kiểm tra các khu vực ven đê, khu vực xung yếu có nguy cơ cao. Đồng thời triển khai các kế hoạch, phương án hộ đê, phương án ứng phó với mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ”. Huy động nhân lực, lực lượng trực 24/24 và sẵn sàng các phương án để kịp thời ứng cứu khi có tình huống xảy ra. Tổ chức kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng quân đội, công an, y tế để ứng cứu kịp thời, hiệu quả.

Đông Anh: Chủ động ứng phó với mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ”
Mực nước trên các sông hiện vẫn đang tiếp tục lên, nguy cơ rất cao xảy ra ngập lụt vùng trũng thấp bãi bồi ven sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ và sạt lở đất, đê kè xung yếu.

Cùng với đó, để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, xã Đông Hội đã khẩn trương kiểm tra, rà soát, tổ chức các chốt trực cấm toàn bộ các phương tiện đi qua các công trình cầu tạm, cầu yếu không đảm bảo giao thông trên địa bàn và phân luồng để đảm bảo giao thông thông suốt, không gây ùn tắc. Việc làm này đã nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của đông đảo nhân dân.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, mực nước trên các sông hiện vẫn đang tiếp tục lên, nguy cơ xảy ra ngập lụt vùng trũng thấp bãi bồi ven sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ và sạt lở đất, đê kè xung yếu. Do vậy để chủ động phòng chống lụt úng, huyện Đông Anh đề nghị các xã ven các sông lớn và người dân thường xuyên theo dõi diễn biến mực nước sông và chủ động có các biện pháp ứng phó khi có tình huống xảy ra, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là để đảm bảo thiệt hại thấp nhất về người và tài sản của nhân dân.

Mạnh Quân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phương án thành lập đơn vị hành chính cấp xã của huyện Thanh Oai

Phương án thành lập đơn vị hành chính cấp xã của huyện Thanh Oai

Theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thanh Oai về triển khai lấy ý kiến nhân dân đối với Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, trên địa bàn huyện Thanh Oai sẽ thực hiện trong 3 ngày, từ 19 đến 21/4/2025 (chậm nhất ngày 21/4/2025 phải hoàn thành).
Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Sau khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính, dự kiến quận Tây Hồ sẽ có 2 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Tây Hồ, Phú Thượng.
Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Luật Thủ đô năm 2024 được Quốc hội thông qua với nhiều nội dung mới, trong đó có những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho Thủ đô Hà Nội phát triển trong giai đoạn mới. Việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, đưa Luật vào cuộc sống không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là nội dung thiết thực đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn phát động Tháng Công nhân năm 2025

LĐLĐ huyện Sóc Sơn phát động Tháng Công nhân năm 2025

Ngày 18/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025, tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024; trao chứng nhận “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” giai đoạn 2023 - 2024.
Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến quận Hoàn Kiếm còn 3 phường, đó là phường Hoàn Kiếm, phường Cửa Nam và phường Hồng Hà.
Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính quận Hoàng Mai còn 7 phường: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam.
Tăng cường chăm lo sức khỏe cho công nhân viên chức, người lao động

Tăng cường chăm lo sức khỏe cho công nhân viên chức, người lao động

Nhằm thiết thực chăm lo và nâng cao sức khỏe cho đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), nhân dịp Tháng Công nhân, sáng 19/4/2025, tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đan Phượng, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho CNVCLĐ.

Tin khác

Phương án thành lập đơn vị hành chính cấp xã của huyện Thanh Oai

Phương án thành lập đơn vị hành chính cấp xã của huyện Thanh Oai

Theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thanh Oai về triển khai lấy ý kiến nhân dân đối với Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, trên địa bàn huyện Thanh Oai sẽ thực hiện trong 3 ngày, từ 19 đến 21/4/2025 (chậm nhất ngày 21/4/2025 phải hoàn thành).
Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Quận Tây Hồ, sau sắp xếp dự kiến có 2 đơn vị hành chính cơ sở

Sau khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính, dự kiến quận Tây Hồ sẽ có 2 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Tây Hồ, Phú Thượng.
Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn tới cán bộ Công đoàn, người lao động

Luật Thủ đô năm 2024 được Quốc hội thông qua với nhiều nội dung mới, trong đó có những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho Thủ đô Hà Nội phát triển trong giai đoạn mới. Việc tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, đưa Luật vào cuộc sống không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là nội dung thiết thực đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Dự kiến 3 phường mới của quận Hoàn Kiếm sau sắp xếp

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến quận Hoàn Kiếm còn 3 phường, đó là phường Hoàn Kiếm, phường Cửa Nam và phường Hồng Hà.
Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi

Theo Dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa, thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa với nhiều chính sách ưu đãi, trong đó có việc lập quy hoạch, bố trí quỹ đất, đầu tư hạ tầng và hỗ trợ tài chính cho các trung tâm công nghiệp văn hóa.
Sau sắp xếp, quận Long Biên dự kiến còn 4 phường

Sau sắp xếp, quận Long Biên dự kiến còn 4 phường

Quận Long Biên đang lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường. Dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính, quận Long Biên sẽ gồm 4 phường: Long Biên, Bồ Đề, Việt Hưng và Phúc Lợi.
Quận Đống Đa dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Đống Đa dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Đống Đa đang khẩn trương lấy ý kiến nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường. Dự kiến trên địa bàn quận Đống đa gồm 5 phường sau sắp xếp là: Đống Đa, Láng, Ô Chợ Dừa; Kim Liên; Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Khai thác tiềm năng đơn vị sự nghiệp công lập trong phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội

Khai thác tiềm năng đơn vị sự nghiệp công lập trong phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội

Trong khuôn khổ Hội thảo "Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội" do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức ngày 18/4, TS Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã có những ý kiến tham góp quan trọng về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa từ đơn vị sự nghiệp công lập.
Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong chiều nay (18/4), Hà Nội tổ chức cuộc họp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn, với sự tham gia của lãnh đạo các sở, ngành và UBND quận, huyện. Đây là cuộc họp sẽ cơ bản xác định số lượng và tên gọi các xã, phường. Sau đó, các quận, huyện sẽ triển khai lấy ý kiến nhân dân.
Quận Thanh Xuân gặp mặt đại biểu tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Quận Thanh Xuân gặp mặt đại biểu tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), quận Thanh Xuân đã tổ chức gặp mặt hơn 300 đại biểu là Anh hùng lực lượng vũ trang, cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu công an nhân dân trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang sinh sống trên địa bàn quận.
Xem thêm
Phiên bản di động