Đón Tết giữa trùng khơi
Triển khai các dự án cấp điện nông thôn, hải đảo đến năm 2020 | |
Cung cấp thông tin dự báo thiên tai kịp thời, chính xác cho vùng ven biển và hải đảo |
Có lẽ, trong các chuyến tầu vượt sóng, ra khơi, đến với các đảo thuộc chủ quyền của ta, ít có những chuyến tầu nào ghi dấu nhiều kỷ niệm như những chuyến tầu ra đảo trong những dịp Tết. Ngoài những chuyện vui thì còn là sự bịn rịn, mà bịn rịn nhất trong các chuyến tầu ấy là việc chia tay của những người lính trẻ, “mới toanh”, đầu tiên xa nhà ra đảo làm nhiệm vụ thiêng liêng, bảo vệ chủ quyền và dựng xây biển đảo quê hương. Xa nhà vào độ Tết, ai cũng “thương nhớ đất liền”. Nhưng dường như những khoảnh khắc ấy cũng nhanh chóng qua với những người lính mới. Nhiệm vụ đất nước, dân tộc mà họ gánh trên vai đã nhanh chóng xóa đi những niềm thương, nỗi nhớ. Niềm vui choán chỗ, nghị lực nhân lên, ai cũng hồ hởi.
Trong chuyến tầu Tết này, huyện đảo Trường Sa - nơi có một thị trấn duy nhất giữa trùng khơi có tên Trường Sa là nơi chúng tôi hướng đến. Con tầu mang mầu xanh quân sự, rất đỗi bình yên ấy, đem trên mình nào gạo, nào lá dong, đỗ, lạt, những chú lợn béo ngật… “tiếp viện” cho các đảo vào dịp Tết. Những người lính trẻ hết hát hò, lại kể chuyện trăm miền, trăm quê về tục lệ Tết. Trong đó có cả những chuyện khi họ chưa mang mầu xanh áo lính, đi tán gái làng bên vào các dịp Tết. Rồi lại “nỗi lo” bất chợt của cậu lính nào đó về việc Tết này không biết ai sẽ đưa người yêu mình đi chơi, đi hội làng…
Chuyện vui nối tiếp chuyện vui, sau vài ngày lênh đênh, chúng tôi đã thấy huyện đảo Trường Sa hiện ra trước tầm mắt. Trong phản chiếu của trời xuân trên biển, lại thêm mầu xanh của cây cối do sự chuyên cần của lính và dân gây dựng, Thị trấn Trường Sa hiện lên, đẹp lạ lùng. Neo buông, quân lệnh vang lên, còi hú, trên chiếc cầu tầu nối nhịp là những nụ cười, là quân, dân trên đảo ra đón khách từ đất liền tới thăm. Những cái bắt tay, những cái ôm choàng giữa lính cũ và lính mới ra nhận công tác ngoài đảo sao mà thân thiết thế!
Ông Nguyễn Viết Thuân - Chủ tịch UBND huyện đảo Trường Sa - mở đầu câu hỏi thăm như anh em người nhà lâu ngày gặp lại: “Đất liền Tết đến đâu rồi? Ngoài này, cánh lính và bà con đã chuẩn bị khá đầy đủ rồi, chỉ còn chờ lá dong tươi, gạo nếp và đỗ xanh nữa để gói bánh thôi. Tết đảo chả khác gì, có khi còn hơn cả đất liền đấy chứ các anh nhỉ?”. Từ một đảo gọi là thiếu thốn của những năm về trước, nay đến Thị trấn Trường Sa, một cảm giác đất liền hóa đã hiện hữu. Ngoài việc thu hút nhiều công dân đất liền ra sống nhất, thì đảo Trường Sa lớn còn là vị trí tiền tiêu của ta trên biển. Từ trong khó khăn, bằng sự nỗ lực, nay đảo Trường Sa lớn, đặc biệt là Thị trấn trường Sa đang là chỗ dựa của rất nhiều ngư dân đi biển.
Trong không gian thoang thoảng hương trầm, tôi tìm đến nhà đôi vợ chồng trẻ Nguyễn Tấn Thi và Nguyễn Thị Thanh Thúy. Đây là cặp vợ chồng trẻ ở Cam Ranh, vì yêu biển, yêu hòn đảo này nên đã xung phong ra đây để lập nghiệp. Vợ chồng Thi – Thúy cũng vừa sinh thêm cháu bé đặt tên là Nguyễn Ngọc Trường Xuân. Đây là cái Tết thứ 3 mà công dân nhí đầu tiên được khai sinh trên đảo này đón xuân với gia đình. Căn nhà khép kín, kiên cố của gia đình Thi - Thúy ấm cúng hẳn bởi bàn thờ gia đình được sắp bày công phu những thứ hoa quả đón Tết theo truyền thống. Trước cái Tết cận kề, anh Thi vui vẻ nói: “Tết ở ngoài này chẳng thiếu cái gì anh ạ. Mọi thứ đều được đất liền gửi ra. Kẹo bánh, quần áo cho lũ trẻ đã có rồi. Chỉ chờ mai đi nhận lợn về là các hộ gia đình chúng em “ngả ra” để làm giò, chả và bánh trái thôi.
Với phong bao lì xì sớm do khách đất liền gửi tặng trên tay, Nguyễn Thị My Sen cho biết: Đây là cái Tết nữa em được đón xuân trên đảo. Em rất thích Tết ở đây. Giao thừa, được bố mẹ cho đi thắp hương, viếng chùa trên đảo, lại được xem các chú bộ đội biểu diễn văn nghệ, nhận tiền mừng tuổi nữa”.
Vì còn phải chuyển quà từ đất liền ra các đảo khác, chúng tôi lại lên đường. Tạm biệt mùi hương lá tra, mùi thơm ngái của những búp bàng vuông đang đơm dưới nắng xuân, chúng tôi lên đường tới đảo Đá Tây.
Đến đảo Đá Tây, từ xuồng, chúng tôi thấy một mâm đầy sản vật đang nghi ngút hương trước tấm bia đá khắc bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt trên đảo. Trong hội trường, một “cành đào” được chế tác từ một cây phi lao, với hoa và lá trông như đào thật, được Đội nuôi trồng thủy hải sản đang chuẩn bị. Để khẳng định chủ quyền và phát triển kinh tế biển, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã kết hợp với lực lượng hải quân và Tổng Công ty Hải sản Biển Đông đưa nghề cá và các công tác dịch vụ hậu cần ra đây. Nhờ chiến lược này nên đảo Đá Tây đã thay đổi rất nhiều. Cùng với sự thay đổi này, những cái Tết cũng được đầy đủ và đậm đà hơn các năm.
Năm mới đã đến, ngoài việc sửa chữa chỗ neo đậu cho tầu thuyền, cung cấp nước ngọt, khám chữa bệnh cho ngư dân, năm qua đảo Đá Tây cũng đã rất thành công với việc nuôi cá bè, cá lồng. Hiện tại, đã có hàng chục lồng cá bè cỡ lớn được “thả neo” trên biển. Các loại cá truyền thống và có giá trị cao được ưa chuộng như: Trẽm, hồng đen, chim trắng đang được nuôi đại trà. Mỗi lồng ở đây thường được nuôi thả từ 2.000 - 3.000 con. Sau thời gian nuôi, với trọng lượng xuất khoảng 1 – 1,5kg/con thì mỗi lồng sẽ thu khoảng 240 triệu đồng.
Trong chuyến tầu chúc Tết các đảo này, cảm động nhất đối với tôi và mọi người có mặt, đó là việc “chúc Tết” những liệt sĩ đã vĩnh viễn nằm lại nơi thềm lục địa. Thế là đã hơn 20 năm, vì chủ quyền biển đảo, các anh đã nằm xuống nơi đây. Nhớ ơn các anh, nên các chuyến tầu qua đây đều dành thời gian thả neo để thắp hương cho các anh – những liệt sĩ cán bộ, chiến sĩ hải quân Lữ đoàn 171 - Vùng 2. Hơn 20 mùa xuân các anh ra đi, vĩnh viễn nằm lại nơi biển khơi tổ quốc cũng là hơn 20 năm đồng đội, người thân các anh mong nhớ vào mỗi mùa Xuân, trong đó có những người vợ trẻ, những đứa con thơ chưa biết rõ mặt cha. Những tấm gương như Trung úy - Trạm trưởng Bùi Văn Bổng và Thượng uý - Phó Chính trị viên Nguyễn Hữu Quảng đã cùng 8 cán bộ, chiến sĩ của mình nằm lại nơi biển khơi không ai có thể quên. Rồi những hình ảnh cao đẹp của liệt sĩ Đại uý Vũ Quang Chương - Chỉ huy trưởng nhà giàn Phúc Nguyên, đảng viên Nguyễn Văn An, liệt sĩ - Chuẩn uý Lê Đức Hồng... hiện lên thật cảm động trước lời đồng đội dành cho các anh trước thềm xuân mới.
“Sống sao, chết vậy” vốn là phong tục tập quán của người Việt nên hương hoa, bánh chưng, mứt, giò, chả... – những thứ cần cho dịp Tết cũng đã được đồng đội chuẩn bị cho các liệt sĩ. Ai cũng ngậm ngùi nghĩ rằng, Tết này, dưới lòng biển sâu kia, các anh cũng ăn Tết đầy đủ, các anh trở về với đất liền, với đồng đội và với người thân nơi các anh đã từng ra đi.
Ghi chép của Song Nguyên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tin khác
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Sự kiện 03/02/2025 08:07
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Tin mới 02/02/2025 22:16
Rạng rỡ Việt Nam
Tin mới 02/02/2025 14:03
Với Đảng, mùa xuân khát vọng
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 02/02/2025 06:03
Đảng ta là đạo đức, là văn minh
Thời sự 02/02/2025 06:00
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành
Tin mới 01/02/2025 12:24
Quy định rõ hiệu lực của giấy tờ được cấp trước khi thực hiện sắp xếp bộ máy
Tin mới 01/02/2025 11:45
Liên tiếp rơi máy bay ở Mỹ, nhiều người thương vong
Quốc tế 01/02/2025 09:57
Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ ô tô lao xuống kênh ở Nam Định ngày mùng 2 Tết
Tin mới 31/01/2025 20:33
TP.HCM: Xử lý hơn 1.500 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong 5 ngày đầu kỳ nghỉ Tết
Tin mới 30/01/2025 18:30