--> -->

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí, thời gian của người dân và doanh nghiệp

Nhấn mạnh tầm quan trọng của thể chế với việc giải phóng, huy động nguồn lực cho phát triển đất nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý cần phản ứng chính sách, ban hành văn bản kịp thời, nâng cao chất lượng các quy định; đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí, thời gian của người dân và doanh nghiệp…
Nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân Tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp

Sáng 28/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2023.

Tại phiên họp, Chính phủ đã xem xét, cho ý kiến đối với 3 nội dung gồm: Đề nghị xây dựng Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi); đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Tăng cường phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước về quảng cáo

Về đề nghị xây dựng Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi), do Bộ Công an chủ trì xây dựng, các đại biểu tập trung thảo luận về các chính sách: Hoàn thiện các các khái niệm vũ khí, công cụ hỗ trợ, linh kiện vũ khí, công cụ hỗ trợ; cải cách thủ tục hành chính về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ; sửa đổi, bổ sung một số quy định về nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp…

Kết luận nội dung này, phân tích sự cần thiết ban hành Luật, Thủ tướng nêu rõ, một số quy định liên quan quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ còn nằm ở một số văn bản dưới luật; cần được luật hóa theo yêu cầu của Hiến pháp.

Về cơ sở thực tiễn, qua 5 năm triển khai thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đã phát sinh một số quy định bất cập, không phù hợp, chưa đáp ứng được với tình hình thực tế trong công tác quản lý nhà nước và phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí, thời gian của người dân và doanh nghiệp
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2023 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Vì vậy, việc sửa đổi Luật nêu trên là cần thiết, nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp; kế thừa các quy định còn phù hợp, khắc phục những tồn tại, bất cập, hạn chế; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật; bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên…

Về đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo do Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch chủ trì, các đại biểu cơ bản thống nhất với các chính sách sau khi được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch tiếp thu, chỉnh lý.

Thủ tướng cho biết, kể từ khi Luật Quảng cáo được ban hành (2012) đến nay, có nhiều nghị quyết, kết luận của Trung ương được ban hành, với những điểm đổi mới, yêu cầu cao hơn, đầu tư nhiều hơn cho phát triển văn hóa, trong đó quảng cáo. Quảng cáo là một trong 12 lĩnh vực trọng tâm trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Về cơ sở thực tiễn, sau hơn 10 năm thi hành, một số quy định không còn phù hợp, cần phải điều chỉnh, sửa đổi (nội dung, hình thức quảng cáo); một số hoạt động phát sinh cần bổ sung quy định (quảng cáo trên môi trường mạng; dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới…); một số quy định còn bất cập (quản lý quảng cáo ngoài trời…); một số quy định trong lĩnh vực quảng cáo và có liên quan còn trùng lắp, mâu thuẫn (Luật An toàn thực phẩm, Luật Dược…)…

Về nguyên tắc, yêu cầu xây dựng Luật, Thủ tướng yêu cầu cần thể chế hóa đầy đủ các chủ trương của Đảng về lĩnh vực quảng cáo gắn với xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam; phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả các ngành công nghiệp về quảng cáo, văn hóa và dịch vụ văn hóa gắn với phát triển du lịch.

Thủ tướng lưu ý cần phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và công tác phối hợp của các cơ quan liên quan; tăng cường phân cấp, phân quyền tối đa trong quản lý nhà nước về quảng cáo; đẩy mạnh cải cách và cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính; hết sức chú ý việc bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng của người dân, tạo điều kiện cho các cơ quan truyền thông thực hiện hoạt động quảng cáo; đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Nghiên cứu sửa đổi Quy chế làm việc của Chính phủ

Cũng tại phiên họp, Chính phủ đã thảo luận về tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thời gian qua. Các ý kiến cho rằng với khối lượng công việc rất lớn, nhiều nội dung khó, phức tạp, còn nhiều ý kiến khác nhau, nhiều vấn đề chưa có tính ổn định cao, nhiều văn bản cần xin ý kiến của cấp có thẩm quyền, song Chính phủ, các bộ ngành đã ban hành được 116 văn bản (68 nghị định, 12 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 36 thông tư). Tuy nhiên, tình trạng nợ, chậm ban hành văn bản quy định chi tiết chưa được khắc phục triệt để; có văn bản chất lượng chưa bảo đảm…

Về nội dung này, Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, nghiên cứu sửa đổi Quy chế làm việc của Chính phủ, trong đó cần đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, trình, thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu bộ, ngành; đề cao vai trò của các Phó Thủ tướng, nhất là trong việc xử lý những vấn đề còn vướng mắc, chưa thống nhất giữa các bộ, cơ quan…

Bộ Tư pháp chủ trì, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Nghị định số 34/2016/NĐ-CP và Nghị định số 154/2020/NĐ-CP) để rút ngắn thời gian ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Đối với 6 văn bản đã được các bộ, cơ quan trình Chính phủ nhưng chưa ban hành, Thủ tướng yêu cầu các bộ chủ trì giải trình, tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, trình lại trước ngày 5/10/2023; các Phó Thủ tướng chỉ đạo để ban hành trước ngày 10/10/2023.

Đối với các dự thảo nghị định chưa được các bộ trình Chính phủ, các bộ khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ trước ngày 5/10/2023.

Đối với 3 thông tư quy định chi tiết chưa được ban hành theo thẩm quyền, Thủ tướng đề nghị Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch chỉ đạo hoàn thiện và ban hành trước ngày 5/10/2023.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí, thời gian của người dân và doanh nghiệp
Toàn cảnh phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đối với các văn bản cần ban hành trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu bảo đảm đúng thời hạn, chất lượng; không để tiếp tục xảy ra tình trạng nợ đọng, chậm ban hành. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc, báo cáo Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực và báo cáo Thường trực Chính phủ khi cần thiết.

Những vấn đề thuộc thẩm quyền của bộ trưởng thì bộ trưởng quyết định, những vấn đề thuộc thẩm quyền của Thủ tướng, Phó Thủ tướng thì Thủ tướng, Phó Thủ tướng quyết định, những gì thuôc thẩm quyền Chính phủ thì Chính phủ quyết định theo nguyên tắc đa số, Thủ tướng nêu rõ.

Nâng cao chất lượng các quy định

Kết luận chung, Thủ tướng đề nghị các đồng chí bộ trưởng chỉ đạo tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn thiện các đề nghị xây dựng luật, dự thảo báo cáo theo quy định; các Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực tiếp tục quan tâm, trực tiếp chỉ đạo để hoàn thiện các đề nghị xây dựng luật, báo cáo theo phân công, xử lý các vấn đề còn ý kiến khác nhau. Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ ngành liên quan tiếp tục phối hợp với cơ quan trình trong việc hoàn thiện, trình văn bản; bảo đảm tiến độ, chất lượng.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của thể chế với việc giải phóng, huy động nguồn lực cho phát triển đất nước, Thủ tướng lưu ý một số yêu cầu: Phản ứng chính sách, ban hành văn bản kịp thời, nâng cao chất lượng các quy định; phân cấp phân quyền nhiều hơn nữa, cá thể hóa trách nhiệm; đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí, thời gian của người dân và doanh nghiệp, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giảm tiếp xúc trực tiếp; chống tiêu cực, tham nhũng, "cài cắm" lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm, cục bộ.

Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu bộ, cơ quan nào chưa giao bộ trưởng, trưởng ngành trực tiếp phụ trách, chịu trách nhiệm về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thì trong tháng 9 phải phân công lại và báo cáo lại Thủ tướng Chính phủ.

Song song với đó, cần bố trí đủ biên chế với cán bộ đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm, trách nhiệm và cả đam mê, xem xét tuyển mới các nhân sự xuất sắc cho đơn vị phụ trách công tác xây dựng pháp luật. Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng chính sách, chế độ phù hợp, quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ tham gia xây dựng pháp luật.

Thủ tướng yêu cầu trong quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật cần tích cực tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tham khảo có chọn lọc, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của Việt Nam; phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả với các cơ quan của Quốc hội; chú ý lấy ý kiến, lắng nghe ý kiến của các đối tượng tác động, các nhà khoa học, các nhà quản lý có kinh nghiệm, các nhà hoạt động thực tiễn…

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Đề xuất cụ thể hóa quyền của Mặt trận Tổ quốc trong sửa đổi Hiến pháp

Đề xuất cụ thể hóa quyền của Mặt trận Tổ quốc trong sửa đổi Hiến pháp

Bày tỏ sự đồng tình với dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp hiện hành, tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng cần cụ thể hóa và bổ sung quyền cho Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, nhằm phát huy hơn nữa vai trò là bộ phận của hệ thống chính trị và đại diện cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
HANDICO: Hàng trăm điển hình tiên tiến và Công nhân giỏi được biểu dương, khen thưởng

HANDICO: Hàng trăm điển hình tiên tiến và Công nhân giỏi được biểu dương, khen thưởng

Ngày 16/5, Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội (HANDICO) tổ chức hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến giai đoạn 2020 - 2025.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhận Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng

Chiều 16/5, Đảng ủy cơ quan Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã tổ chức Lễ trao Huy hiệu Đảng đợt 19/5 tặng đồng chí Trần Sỹ Thanh là Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Đảng ủy UBND Thành phố, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.
Nghị quyết 57 là động lực lớn cho các nhà khoa học, doanh nghiệp tiếp tục tìm tòi, khám phá

Nghị quyết 57 là động lực lớn cho các nhà khoa học, doanh nghiệp tiếp tục tìm tòi, khám phá

Tại Ngày hội Khoa học và Công nghệ Việt Nam được tổ chức trong chiều 16/5, bên cạnh chia sẻ từ Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ, hội nghị cũng dành thời gian lắng nghe tiếng nói từ các nhà khoa học, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.
LĐLĐ quận Long Biên đánh giá thi đua khối Giáo dục: Đề cao tính công khai, dân chủ

LĐLĐ quận Long Biên đánh giá thi đua khối Giáo dục: Đề cao tính công khai, dân chủ

Ngày 16/5, tại Trường Tiểu học Đô thị Việt Hưng, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức Hội nghị đánh giá thi đua hoạt động công đoàn khối các trường tiểu học trên địa bàn quận trong năm học 2024 - 2025. Hội nghị diễn ra với tinh thần công khai, dân chủ, thu hút sự tham gia của Chủ tịch Công đoàn các trường tiểu học trên địa bàn quận.
Công đoàn Tổng Công ty Du lịch Hà Nội: Khẳng định vai trò cầu nối giữa lãnh đạo và người lao động

Công đoàn Tổng Công ty Du lịch Hà Nội: Khẳng định vai trò cầu nối giữa lãnh đạo và người lao động

Với 2.100 công đoàn viên tại 17 cơ sở, chiếm gần 80% tổng số cán bộ nhân viên, Công đoàn Tổng Công ty Du lịch Hà Nội đã khẳng định vai trò quan trọng trong việc chăm lo đời sống và bảo vệ quyền lợi người lao động.
Động lực khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo

Động lực khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo

Phong trào thi đua phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”, “Sáng kiến, sáng tạo” đã được các Công đoàn cơ sở và công nhân, lao động trực thuộc Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội tích cực hưởng ứng. Phong trào đã lan tỏa, phát huy được tâm huyết, trí tuệ của đội ngũ công nhân lao động, góp phần xây dựng doanh nghiệp bền vững, Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại.

Tin khác

Báo Nhân Dân khai mạc triển lãm số và ra mắt ấn phẩm đặc biệt về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Báo Nhân Dân khai mạc triển lãm số và ra mắt ấn phẩm đặc biệt về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong không khí thiêng liêng và xúc động của tháng Năm lịch sử, ngày 16/5, Báo Nhân Dân đã tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm ảnh "Rạng rỡ tên Người" tại 71 phố Hàng Trống (Hoàn Kiếm, Hà Nội) và ra mắt số Báo Nhân Dân Cuối tuần đặc biệt, nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trang trọng khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025

Trang trọng khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025

Tối ngày 15/5, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An), Lễ hội Làng Sen năm 2025 chính thức khai mạc với Chương trình nghệ thuật đặc sắc mang chủ đề “Tượng đài trong muôn triệu trái tim”.
Mở đợt cao điểm ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, hàng giả trên toàn quốc từ 15/5 - 15/6

Mở đợt cao điểm ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, hàng giả trên toàn quốc từ 15/5 - 15/6

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 65/CĐ-TTg về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Trước việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp với Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội và trao Công hàm phản đối lệnh cấm đánh bắt cá.
Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ đánh giá, xem xét đề xuất làm đường sắt tốc độ cao của Vinspeed

Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ đánh giá, xem xét đề xuất làm đường sắt tốc độ cao của Vinspeed

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp ngày 12/5 liên quan đến đề xuất đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam do Công ty CP Vinspeed đăng ký đầu tư.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghệ An phải trở thành điển hình phát triển hiện đại trong kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghệ An phải trở thành điển hình phát triển hiện đại trong kỷ nguyên mới

Hướng tới kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 15/5, tại Nghệ An, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đến thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An về tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XIX và một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Có sự buông lỏng trách nhiệm dẫn đến tràn lan sữa giả và thuốc giả?

Có sự buông lỏng trách nhiệm dẫn đến tràn lan sữa giả và thuốc giả?

Nhấn mạnh các vụ án liên quan sữa giả, thuốc giả, thực phẩm chức năng giả là vấn đề lớn, nghiêm trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thẳng thắn cho rằng do có sự buông lỏng của một số cơ quan và một số địa phương liên quan. Đồng thời đặt câu hỏi, phải chăng do thiếu tinh thần trách nhiệm; chồng chéo, bỏ sót nhiệm vụ…
Sáng nay (14/5), Quốc hội thảo luận về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Sáng nay (14/5), Quốc hội thảo luận về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng nay (14/5), Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (lần thứ nhất) và dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Cận cảnh lễ rước và tôn trí Xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ, Hà Nội

Cận cảnh lễ rước và tôn trí Xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ, Hà Nội

Chiều 13/5, chuyên cơ chở Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni - bảo vật quốc gia Ấn Độ đã hạ cánh tại sân bay Nội Bài, Hà Nội. Khoảnh khắc thiêng liêng và trang nghiêm khi Xá lợi Phật được cung rước từ sân bay Nội Bài về chùa Quán Sứ, qua các tuyến đường chính của Thủ đô trong không khí tôn kính của người dân Hà Nội đã tạo nên một trong những sự kiện tôn giáo quan trọng nhất năm 2025.
Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ

Hà Nội công bố danh mục di sản, di tích cần bảo vệ

Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết 24/NQ-HĐND ban hành Danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa; danh mục ô phố, tuyến phố đặc trưng có giá trị văn hóa, lịch sử, danh mục công trình kiến trúc có giá trị để phục hồi, bảo vệ, phát huy giá trị trên địa bàn Thành phố (Đợt 1).
Xem thêm
Phiên bản di động