-->

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi) là một dự án luật đặc biệt quan trọng vì tác động đến việc xây dựng, hoàn thiện cả hệ thống pháp luật. Việc sửa đổi Luật Ban hành VBQPPL đang được Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan nỗ lực thực hiện, nhằm đưa ra giải pháp toàn diện thực hiện đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, thực hiện hiệu quả một trong ba đột phá chiến lược theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.
Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật để khuyến khích đổi mới sáng tạo Siết chặt kỷ luật, kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật

Đổi mới quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL

Ngày 12/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình Quốc hội dự án Luật Ban hành VBQPPL (sửa đổi).

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, Dự thảo Luật bố cục gồm 8 chương, 72 điều (giảm 9 chương, tương ứng với 53% số chương, 101 điều tương ứng với 58,4% số điều so với Luật năm 2015).

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật
Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội thảo luận tại tổ về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Dự thảo Luật Ban hành VBQPPL (sửa đổi) tập trung 7 vấn đề đổi mới quan trọng, mang tính đột phá về quy trình xây dựng pháp luật. Cụ thể gồm: Tiếp tục đơn giản hóa hệ thống VBQPPL, tăng cường kiểm soát quyền lực; phân định rõ thẩm quyền lập pháp và lập quy; Bổ sung quy định Chính phủ ban hành nghị quyết quy phạm; Đổi mới việc xây dựng Chương trình lập pháp của Quốc hội theo hướng xây dựng Định hướng lập pháp nhiệm kỳ, chương trình lập pháp hằng năm của Quốc hội với tính chất linh hoạt cao.

Đồng thời, đổi mới quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL. Cơ quan trình chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan thẩm tra và các cơ quan có liên quan trong việc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội để chỉnh lý dự thảo luật.

Dự thảo Luật bổ sung các quy định nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan trong quá trình xây dựng, ban hành VBQPPL; bổ sung quy định về các trường hợp, nguyên tắc, tiêu chí, thẩm quyền hướng dẫn áp dụng VBQPPL.

Rút ngắn quy trình xây dựng chính sách

Thảo luận tại tổ, nhiều đại biểu cho rằng, sửa đổi Luật Ban hành VBQPPL là hết sức cần thiết, để đáp ứng mục tiêu yêu cầu sửa đổi về thể chế đặt ra hiện nay.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy nhất trí sửa Luật Ban hành VBQPPL để rút ngắn được quy trình xây dựng chính sách. Hiện quy trình đã khá chặt chẽ, được thực hiện trong thời gian dài, nhưng từ khi đề xuất chính sách đến khi ban hành còn khá dài, chưa đáp ứng yêu cầu có những chính sách hiệu quả, kịp thời trong điều kiện mới.

Đại biểu cũng bày tỏ nhất trí với việc dự thảo Luật đã tập trung quy định quy trình xây dựng luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội mà không đi sâu vào quy trình của các cơ quan vì đẩy mạnh phân quyền; nhất trí nâng cao trách nhiệm cơ quan trình chịu trách nhiệm đến cùng với dự án luật do mình trình.

Cũng theo đại biểu Nguyễn Phương Thủy, định hướng chương trình lập pháp của nhiệm kỳ Quốc hội là điểm mới trong dự thảo Luật, nhưng cần quy định cụ thể hơn về việc triển khai lập định hướng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần có chỉ đạo, các Ủy ban cần rà soát. Đồng thời, cần rà soát các mốc thời hạn thẩm tra, thời gian gửi tài liệu cho đại biểu Quốc hội, cần tính toán đảm bảo thời gian cho đại biểu nghiên cứu, góp ý...

Đại biểu Hoàng Hữu Chiến (Đoàn tỉnh An Giang) quan tâm đến quy định về tham vấn chính sách và đề nghị cần làm rõ giữa vấn đề “tham vấn chính sách” và “lấy/xin ý kiến”.

Đại biểu cho rằng, nếu không làm rõ hai vấn đề này thì sẽ gây khó khăn cho các cơ quan lấy ý kiến và các cơ quan được tham vấn. Theo quy định của luật hiện nay, chỉ được tham vấn các cơ quan như Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan ngang bộ đối với chính sách. Như vậy, muốn tham vấn rộng hơn, mở hơn lại không được. Trong khi đó, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan ngang bộ cũng là đối tượng xin ý kiến. Như vậy là vừa có văn bản xin ý kiến, vừa có tham vấn chính sách, do đó khó bảo đảm tính độc lập và minh bạch.

Nhấn mạnh “tham vấn” rộng hơn “lấy/xin ý kiến” và “lấy/xin ý kiến” chỉ là một bước trong quy trình xây dựng luật, đại biểu Hoàng Hữu Chiến đề nghị làm rõ khái niệm “tham vấn” trong phần giải thích từ ngữ để bảo đảm tính độc lập, minh bạch, giúp ích cho các cơ quan xây dựng chính sách.

Về hình thức tham vấn chính sách, đại biểu Hoàng Hữu Chiến cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, nếu chỉ tham vấn bằng hội nghị rất là khó, vì vậy, đề nghị nên mở rộng hơn hình thức tham vấn để đem lại hiệu quả tốt hơn...

Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh cho biết, Bộ Tư pháp đã tập trung tối đa mọi nguồn lực để nghiên cứu, xây dựng hồ sơ dự án Luật Ban hành VBQPPL (sửa đổi). Trong đó có sự đổi mới rất căn bản, có những nội dung mang tính chất “đột phá” trong quy trình làm luật.

Cụ thể, đổi mới căn bản quy trình lập chương trình xây dựng pháp luật để bảo đảm sự linh hoạt, kịp thời phản ứng chính sách theo hướng tách quy trình xây dựng chính sách ra khỏi chương trình lập pháp hằng năm để giao cho Chính phủ hoặc cơ quan trình chịu trách nhiệm nghiên cứu, thông qua chính sách làm cơ sở cho việc quy phạm hóa văn bản Luật trước khi trình Quốc hội và Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chương trình lập pháp hằng năm theo nguyên tắc chỉ đưa vào chương trình những dự án được Chính phủ hoặc cơ quan trình xây dựng bảo đảm chất lượng.

Về quy trình thông qua văn bản luật, dự thảo Luật quy định quy trình thông qua các đạo luật trong 1 kỳ họp. Đồng thời quy định rõ, đơn giản hóa quy trình, thủ tục rút gọn và bổ sung quy trình thông qua văn bản trong trường hợp đặc biệt đối với các dự án, dự thảo văn bản xử lý các tình huống khẩn cấp và quan trọng quốc gia sau khi có ý kiến của Bộ Chính trị để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến lợi ích quốc gia, dân tộc...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chuyển đổi số toàn diện, vì cuộc sống tốt đẹp hơn

Chuyển đổi số toàn diện, vì cuộc sống tốt đẹp hơn

Năm 2025, chủ đề Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới là: “Đổi mới sáng tạo - Nghĩ khác, làm khác để tốt hơn”; “Đổi mới sáng tạo - Doanh nghiệp tiên phong - Quốc gia thịnh vượng”; “Đổi mới sáng tạo toàn dân - Chuyển đổi số toàn diện - Vì cuộc sống tốt đẹp hơn”.
Chính thức khởi tranh Giải bóng đá CNVCLĐ & LLVT quận Hai Bà Trưng lần thứ XXIV - năm 2025

Chính thức khởi tranh Giải bóng đá CNVCLĐ & LLVT quận Hai Bà Trưng lần thứ XXIV - năm 2025

Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và lực lượng vũ trang (LLVT) quận Hai Bà Trưng lần thứ XXIV - năm 2025 đã chính thức khởi tranh vào chiều nay (15/4).
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chiều 15/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền Bắc.
Khai mạc Giải bóng đá CNVCLĐ & LLVT quận Hai Bà Trưng lần thứ XXIV - năm 2025

Khai mạc Giải bóng đá CNVCLĐ & LLVT quận Hai Bà Trưng lần thứ XXIV - năm 2025

Chiều 15/4, tại sân bóng Trường THCS Nguyễn Phong Sắc (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã diễn ra Lễ khai mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và lực lượng vũ trang (LLVT) quận Hai Bà Trưng lần thứ XXIV - năm 2025.
Vinh danh 23 tác phẩm báo chí xuất sắc viết về bảo hiểm năm 2024

Vinh danh 23 tác phẩm báo chí xuất sắc viết về bảo hiểm năm 2024

Ngày 15/4, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) tổ chức lễ trao Giải Báo chí về Bảo hiểm năm 2024, vinh danh 23 tác giả có tác phẩm xuất sắc và chính thức phát động Giải Báo chí về Bảo hiểm năm 2025.
Các cấp Công đoàn huyện Thanh Trì sẵn sàng cho Tháng Công nhân

Các cấp Công đoàn huyện Thanh Trì sẵn sàng cho Tháng Công nhân

Tháng 5 - Tháng Công nhân đang đến gần. Với tinh thần tri ân, lan tỏa và đổi mới, các cấp Công đoàn huyện Thanh Trì đã và đang khẩn trương triển khai nhiều chương trình hành động thiết thực, ý nghĩa cho người lao động (NLĐ). Đây không chỉ là dịp để tôn vinh giai cấp công nhân - lực lượng tiên phong trong xây dựng và bảo vệ đất nước, mà còn là cơ hội để chăm lo toàn diện hơn đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ trong bối cảnh mới.
Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Một quy định thuế mới đang thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng doanh nghiệp: Các sàn thương mại điện tử (TMĐT) có chức năng thanh toán sẽ phải khấu trừ và nộp thuế thay cho hộ, cá nhân kinh doanh hoạt động trên nền tảng. Dù đã được luật hóa và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, nhưng trên thực tế, các sàn vẫn chưa thể triển khai nộp thuế thay người bán. Vướng mắc đến từ đâu?

Tin khác

Tạo diện mạo Thủ đô xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế

Tạo diện mạo Thủ đô xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế

Chào đón các đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc, những ngày này, các cơ quan, đơn vị, người dân trên địa bàn Hà Nội đã tích cực giữ gìn vệ sinh môi trường, làm sạch nhà, sạch phố, sạch nơi công cộng, xây dựng hình ảnh Hà Nội là điểm đến xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế.
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo tuyệt đối an toàn chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Công an thành phố Hà Nội đảm bảo tuyệt đối an toàn chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã thành công, tốt đẹp. Đóng góp vào thành công đó, các lực lượng Công an Thủ đô đã triển khai, thực hiện hiệu quả phương án, kế hoạch, trên tinh thần bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn sự kiện đối ngoại đặc biệt quan trọng này, góp phần đem lại hình ảnh về một đất nước Việt Nam yên bình, mến khách trong mắt bạn bè quốc tế.
Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam

Lao động Thủ đô định vị thương hiệu ở phương Nam

Văn phòng Báo Lao động Thủ đô tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 4/2022. Mặc dù thời gian chưa dài, nhưng với sự nỗ lực của đội ngũ phóng viên, biên tập viên – đã không chỉ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích hoạt động của Báo; mà còn làm tốt việc kết nối với các tỉnh, thành phố để Báo Lao động Thủ đô từng bước ghi dấu ấn trong không khí làm báo sôi động tại vùng đất phương Nam.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Ngay khi nghe tin về vụ cháy xảy ra rạng sáng ngày 13/4 tại số 8 ngách 14 ngõ 69 Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội gây thiệt hại về người, lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tới gia đình thăm hỏi, trao hỗ trợ.
Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Sáng nay (12/4), huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095 - 2025) và công bố quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Chiều ngày 10/4, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ quận Đống Đa khoá XXVIII tổ chức Hội nghị lần thứ 25 để thảo luận cho ý kiến về các nội dung quan trọng, như: Báo cáo sơ kết quý I và phương hướng, nhiệm vụ công tác quý II/2025 của BCH Đảng bộ quận; Báo cáo Tổng kết 7 chương trình công tác của Quận ủy.
Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Ngày 9/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý I/2025 đối với các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Chiều ngày 8/4, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác Mặt trận cho đội ngũ cán bộ.
Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Thực hiện các quy định tại Điều 21 Luật Thủ đô, thành phố Hà Nội đang tích cực xây dựng dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và dự thảo Nghị quyết về Khu phát triển thương mại và văn hóa. Hai dự thảo Nghị quyết này khi đưa ra lấy ý kiến đã nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của đông đảo người dân khi cho rằng, những điều này sẽ hướng tới việc phát triển thương mại, bảo tồn cũng như gia tăng cơ hội hưởng thụ các giá trị văn hóa, nâng cao đời sống cho người dân Thủ đô.
Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Thời điểm hiện tại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện Khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) đang được thành phố Hà Nội lấy ý kiến rộng rãi. Đóng góp vào dự thảo Nghị quyết, nhiều chuyên gia, người dân cho rằng, đây sẽ là nền tảng giúp phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa; thúc đẩy hoạt động thương mại bảo tồn các ngành, nghề truyền thống, từ đó góp phần cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động