-->

Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

Số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn Thủ đô tăng nhanh qua các năm; quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo và ngày càng mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Thủ đô được nâng cao… Đó là kết quả nổi bật của Thủ đô Hà Nội sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”.
Tập trung tháo gỡ vướng mắc, đảm bảo tốt chế độ bảo hiểm y tế cho người tham gia Đề xuất mở rộng chi trả bảo hiểm y tế với một số bệnh hiểm nghèo

Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới” diễn ra ngày 16/4, ông Phan Văn Mến - Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội cho biết: 15 năm qua, BHXH thành phố Hà Nội luôn chủ động tham mưu Thành ủy, UBND Thành phố, phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành phố, Sở Y tế, các sở, ban, ngành liên quan thực hiện đổi mới công tác thông tin, truyền thông và tuyên truyền về BHYT và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT
Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội Phan Văn Mến chia sẻ kinh nghiệm đổi mới công tác tuyên truyền về BHYT trên địa bàn Thủ đô.

Kết quả: Nếu như năm 2009, số người tham gia BHYT là 3.185.880 người, tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 51,2% dân số; đến 31/12/2023, số người tham gia BHYT là 7.988.832 người, tăng 4.802.952 người, tăng 2,5 lần so với năm 2009, đạt tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 94% dân số.

Thành phố luôn hoàn thành vượt chỉ tiêu về thu BHYT, đảm bảo năm sau cao hơn năm trước, với tổng số thu BHYT từ năm 2009 - 2023 trên 111.112 tỷ đồng. Năm 2009, số thu BHYT là 1.191 tỷ đồng, đến năm 2023, số thu BHYT là 13.911 tỷ đồng, tăng 12.720 tỷ đồng, tăng 11,6 lần so với tăng 2009.

Đáng chú ý, tỷ lệ chậm đóng BHYT giảm mạnh qua các năm, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô (năm 2023, tổng số tiền chậm đóng BHYT là 308,8 tỷ đồng, chiếm 0,46% số phải thu).

Song song với đó, BHXH Thành phố kiểm soát chặt chẽ chi phí khám chữa bệnh BHYT; năm 2009 đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh BHYT cho 4,7 triệu lượt người, đến năm 2023, số lượt khám chữa bệnh BHYT là 12,6 triệu lượt người, tăng 7,8 triệu lượt người, gấp 2,7 lần so với năm 2009. Chi phí khám chữa bệnh BHYT tăng từ 1.300 tỷ đồng năm 2009 đến năm 2023 là 22.600 tỷ đồng, tăng 21.300 tỷ đồng, gấp 17 lần so với năm 2009. Giai đoạn 2009 - 2023, số lượt khám chữa bệnh BHYT là 108.932.843 lượt, chi phí khám chữa bệnh BHYT là 179.616 tỷ đồng. Bình quân hằng năm, số lượt khám chữa bệnh BHYT tăng 8,97%, chi phí tăng 28,1%

Cùng đó, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Thủ đô được nâng cao; việc cung ứng thuốc, vật tư y tế của các bệnh viện đảm bảo khám chữa bệnh của người bệnh BHYT (kể cả thuốc biệt dược đắt tiền, vật tư thay thế trong thực hiện dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn)…

Theo ông Phan Văn Mến, có được kết quả trên là nhờ những năm qua, Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội luôn quan tâm, chỉ đạo cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp triển khai quyết liệt đồng bộ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp của Chỉ thị, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tạo sự thống nhất, đồng bộ trong triển khai thực hiện; hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao. Đặc biệt, trong 15 năm qua, BHXH thành phố Hà Nội luôn chủ động tham mưu Thành ủy, UBND Thành phố, phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành phố, Sở Y tế, các sở, ban, ngành liên quan thực hiện đổi mới công tác thông tin, truyền thông và tuyên truyền về BHYT.

Cụ thể, công tác tuyên truyền được ngành BHXH thực hiện chủ động, sáng tạo triển khai bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú, phù hợp với từng địa bàn và từng nhóm đối tượng, như: Tổ chức 4.364 hội nghị, lồng ghép nội dung trong các hội nghị, đối thoại phổ biến chính sách pháp luật về BHYT trực tiếp đến người lao động và nhân dân trên địa bàn Thành phố với 376.626 người tham dự; biên soạn, in, phát hành các ấn phẩm tuyên truyền với trên 7 triệu tờ rơi, tờ gấp những điều cần biết về BHYT; 1.823 bảng thủ tục hành chính về những điều cần biết khi đi khám, chữa bệnh BHYT; hằng năm phát hành trên 30 ngàn ấn phẩm báo, tạp chí BHXH; phối hợp xây dựng hơn 2.700 tin bài, phóng sự về BHYT trên các báo, đài Trung ương và địa phương. Ngành cũng chú trọng nâng cao chất lượng tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh tại các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn; giới thiệu, động viên các đơn vị, cá nhân và các mô hình thực hiện tốt BHYT…

Để triển khai hiệu quả hơn nữa Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí thư, cũng như thực hiện tốt mục tiêu BHYT toàn dân, Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội Phan Văn Mến cho biết: Thời gian tới, BHXH Hà Nội sẽ đổi mới hơn nữa nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, đúng trọng tâm, trọng điểm, đa dạng, linh hoạt phù hợp với đặc điểm từng địa bàn dân cư; chú trọng phát huy ưu thế của các hình thức, phương pháp truyền thông hiện đại, đa phương tiện, trên các ứng dụng internet; vận động người dân tham gia BHYT theo quy định hướng tới BHYT toàn dân.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kế hoạch sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Kế hoạch sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW ban hành Kế hoạch số 47-KH/BCĐ về thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và tổ chức hệ thống chính quyền địa phương 2 cấp.
Sớm trình Bộ Chính trị Đề án phát triển kinh tế tư nhân

Sớm trình Bộ Chính trị Đề án phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân phải đồng thời gắn với tái cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư nước ngoài, tái cơ cấu lại doanh nghiệp và thị trường.
Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị mới về đại hội đảng bộ các cấp

Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị mới về đại hội đảng bộ các cấp

Ngày 14/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW (Chỉ thị số 45) của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
NHNN tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

NHNN tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến, thông suốt, liền mạch, hiệu quả, bảo đảm minh bạch, giảm tối đa giấy tờ.
Hà Nội: 6 điểm tiếp nhận đăng ký thi tốt nghiệp THPT với thí sinh dự thi theo chương trình cũ

Hà Nội: 6 điểm tiếp nhận đăng ký thi tốt nghiệp THPT với thí sinh dự thi theo chương trình cũ

Hà Nội: 6 điểm tiếp nhận đăng ký thi tốt nghiệp THPT với thí sinh dự thi theo chương trình cũ
Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn trong hoạt động thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT

Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn trong hoạt động thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) yêu cầu phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị trong hoạt động thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Chiều 14/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, ngay sau Lễ đón chính thức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiến hành hội đàm với đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Tin khác

Khuyến nghị chế độ làm việc bán thời gian cho công chức

Khuyến nghị chế độ làm việc bán thời gian cho công chức

Bộ Tư pháp vừa tổ chức thẩm định dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo, với nhiều đề xuất quan trọng, chuẩn bị được trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 9 sắp tới.
Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?

Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?

Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định chi tiết về điều kiện được hưởng chế độ ốm đau.
Đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế

Đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu các cơ quan chức năng trên địa bàn Thành phố tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT). Điều này không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của người tham gia mà còn góp phần quan trọng vào việc duy trì hệ thống BHYT công bằng, minh bạch và bền vững.
Cách tính lương với người nghỉ hưu trước tuổi mới nhất khi sắp xếp bộ máy

Cách tính lương với người nghỉ hưu trước tuổi mới nhất khi sắp xếp bộ máy

Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 002/2025/TT-BNV về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2025/TT-BNV ngày 17/01/2025 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động

Trợ cấp thất nghiệp là một trong số những chế độ của chính sách bảo hiểm thất nghiệp, nhằm hỗ trợ, bù đắp một phần chi phí cho người lao động trong thời gian bị mất việc làm.
Quyền lợi khi đi khám chữa bệnh BHYT vượt tuyến, trái tuyến

Quyền lợi khi đi khám chữa bệnh BHYT vượt tuyến, trái tuyến

Người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) khi đi khám chữa bệnh BHYT vượt tuyến, trái tuyến hoặc cấp cứu, sẽ được hưởng quyền lợi như thế nào?
Người lao động có được thưởng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương?

Người lao động có được thưởng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương?

Kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là một trong những dịp lễ dài ngày trong năm. Nhiều cơ quan, doanh nghiệp có chế độ thưởng cho nhân viên trong các ngày lễ quan trọng.
Đi làm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người lao động được tính lương thế nào?

Đi làm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người lao động được tính lương thế nào?

Theo quy định, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động trong 1 ngày là ngày 10/3 âm lịch. Nếu người lao động đi làm vào ngày này sẽ được trả ít nhất 300% so với tiền lương thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường.
Kỳ 2: Nên nâng tiêu chí về thu nhập đối với hai thành phố lớn

Kỳ 2: Nên nâng tiêu chí về thu nhập đối với hai thành phố lớn

Từ những bất cập về thu nhập đủ điều kiện mua nhà ở xã hội, trao đổi với phóng viên, nhiều người lao động kiến nghị, nên chăng cần xem xét lại tiêu chí về thu nhập - giá cả với những người đang làm việc, sinh sống tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh theo hướng “mở biên độ” thu nhập lên cao hơn so với mức cứng 15 triệu đồng/tháng như quy định hiện hành.
Kỳ 1: Thu nhập dưới 15 triệu đồng chi tiêu đã khó, làm sao mua được nhà

Kỳ 1: Thu nhập dưới 15 triệu đồng chi tiêu đã khó, làm sao mua được nhà

Trong bối cảnh giá bất động sản liên tục gia tăng kéo theo chỉ số tiêu dùng tăng, việc Chính phủ đẩy nhanh phát triển thị trường nhà ở xã hội để hiện thực hóa mục tiêu người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp cũng có chỗ để an cư là chính sách nhân văn. Với các địa phương khác, những quy định liên quan đến tiêu chí thu nhập không vấn đề, song đối với Hà Nội và TP Hồ Chí Minh áp dụng như hiện tại người lao động rất khó mua được nhà, nên chăng cần phải có những quy định đặc thù.
Xem thêm
Phiên bản di động