-->

Doanh nghiệp với “bài toán kép”

(LĐTĐ) Vừa phải đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh, vừa phải tích cực phòng, chống Covid-19 để dịch bệnh không tấn công vào doanh nghiệp là một trong những “bài toán” khó nhất mà doanh nghiệp đang phải đối diện và tìm lời giải hiện nay.
Duy trì mục tiêu kép với “Vùng xanh doanh nghiệp” Bộ Công Thương đề nghị giảm phí lưu container, lưu kho cho doanh nghiệp

Thúc đẩy tiêm vắc xin gắn với chiến lược phục hồi

Một trong những khó khăn được các doanh nghiệp, các chuyên gia y tế, kinh tế nhắc đến nhiều nhất tại Tọa đàm “Giải pháp cấp bách và lâu dài chống đứt gãy chuỗi cung ứng” là vấn đề tiếp cận vắc xin. Hiện tại, ở nhiều doanh nghiệp mới chỉ có một bộ phận nhỏ người lao động được tiêm vắc xin hoặc thậm chí có nơi toàn bộ người lao động chưa được tiêm.

Doanh nghiệp với “bài toán kép”
Tiêm vắc-xin cần gắn với chiến lược phục hồi sản xuất kinh doanh

Ông Trần Anh Vũ - Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế, Bộ Ngoại giao cho biết, chiến lược tiêm vắc xin đã gắn với chiến lược phục hồi và duy trì sản xuất ở nhiều quốc gia trên thế giới. Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia trên thế giới, dẫn đến kinh tế phục hồi không bền vững và không đồng đều giữa các nước. Các chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các biện pháp phong tỏa giãn cách gây khó khăn cho vận tải và gần đây là khó khăn trong các tuyến vận tải biển vốn chiếm 90% lưu lượng vận chuyển hàng hóa quốc tế.

“Một số dự báo cho rằng, có thể cuối năm 2022 thế giới sẽ kiểm soát được dịch bệnh, tuy nhiên chúng ta không loại trừ kịch bản kém lạc quan hơn. Trong bối cảnh này thì chúng ta thấy rằng việc đẩy mạnh triển khai các chiến dịch tiêm chủng là rất quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội. Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, đến nay có khoảng 40% dân số ở các nước phát triển đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, nhiều gấp đôi con số ở các nước đang phát triển. Chiến lược vắc xin góp phần quan trọng thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế thế giới trong đó có Việt Nam”, ông Trần Anh Vũ cho biết.

Đẩy nhanh tiến trình tiêm vắc xin tiến tới miễn dịch cộng đồng là giải pháp bền vững để phục hồi và phát phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận với vắc xin.

Theo Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), với tình hình hiện tại, vắc xin là giải pháp cứu cánh, nhưng có thể phải mất vài tháng nữa mới có thể triển khai rộng rãi. Và kể cả khi đạt được tỷ lệ tiêm chủng 60-70% dân số, dịch bệnh vẫn có thể kéo dài với những biến thể phức tạp. Do đó, phải xác định đây là cuộc chiến trường kỳ - cuộc chiến về cả y tế và kinh tế, đòi hỏi phải có những giải pháp lâu dài, có tính chiến lược.

“Chúng ta phải xác định tinh thần là cuộc chiến sẽ trường kỳ, không ai có thể đưa ra dự báo lạc quan vào lúc này. Do đó, cả Chính phủ và doanh nghiệp đều phải chuyển trạng thái. Các biện pháp cấp bách không thể kéo dài, mà phải tính phương án từng bước mở cửa nền kinh tế như thế nào, làm sao để doanh nghiệp vừa phòng dịch vừa sản xuất kinh doanh. Việc này cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải sáng tạo để đưa ra các phương thức mới, thích ứng với yêu cầu của giai đoạn hiện nay”, ông Lộc nhận định.

Linh hoạt trong các biện pháp “tại chỗ”

Cùng với giải pháp về đẩy nhanh tiến trình tiêm vắc xin, các doanh nghiệp cũng nêu lên các vấn đề khó khăn khi áp dụng “3 tại chỗ”. Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giầy và Túi xách cho biết: Trong thời gian vừa qua, doanh nghiệp cực kỳ bị động, hầu như tất cả đều phải chờ đợi ý kiến chỉ đạo từ địa phương. Phương pháp “3 tại chỗ” có lợi ích khi tình hình dịch bệnh rất căng thẳng và đã có những doanh làm rất tốt, nhưng theo bà Thanh Xuân, nên có lộ trình linh hoạt. Ví dụ như giải pháp “2 tại chỗ” kết hợp với test nhanh và phát triển y tế tại chỗ.

“Mỗi doanh nghiệp cần phải được đào tạo để trở thành CDC của chính mình, ứng phó với tất cả các tình huống khẩn cấp xảy ra. CDC của doanh nghiệp sẽ phối hợp với CDC của địa phương, như vậy nguồn lực sẽ được chia sẻ và được giảm tải rất nhiều, và tính chủ động của doanh nghiệp được nâng lên. Nếu chúng ta “sống chung với dịch” thì việc đào tạo doanh nghiệp để có y tế tại chỗ là cần thiết”, bà Thanh Xuân đề xuất.

Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Tập đoàn Dệt May Việt Nam cho hay, nếu đi theo hướng test nhanh thì doanh nghiệp không thể nào chịu đựng thêm được. Ví dụ doanh nghiệp có 1 nghìn người lao động “3 tại chỗ”, một tuần chi phí khoảng 600 nghìn đồng/người, tức là 600 triệu đồng cho nhà máy với 1 nghìn người ở lại “3 tại chỗ”, đây là chi phí rất lớn. Hiện nay, Tập đoàn Dệt may đã xây dựng được các đơn vị y tế, giống như một trạm kiểm soát. Bệnh viện của Tập đoàn Dệt may cũng đã được Bộ Y tế cho phép, từ cuối tháng 7 đã trở thành điểm tiêm vắc xin. Tập đoàn có đội ngũ đi vận động tiêm vắc xin, điều phối tiêm theo đúng hướng dẫn của ngành y tế. “Trong dài hạn, nếu xác định dịch bệnh không chấm dứt hoàn toàn, nên chăng sau đợtt cấp bách này các hiệp hội nên thống nhất lại trong các hội viên của mình tập trung trở thành một “kênh” có thể đặt hàng, mua vắc xin từ Bộ Y tế để tiêm”, ông Trường kiến nghị.

Theo ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, dịch tấn công thẳng vào khu vực kinh tế phía Nam - động lực sản xuất chính của đất nước, nơi tạo ra sản lượng hàng hoá rất lớn. 19 tỉnh thành thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16, các doanh nghiệp gần như phải dừng sản xuất ngay lập tức. Mặc dù đã có lối mở qua cơ chế "3 tại chỗ", "1 cung đường 2 điểm đến", tuy nhiên, áp dụng cơ chế này rất khó, đòi hỏi thời gian, chi phí, không phải doanh nghiệp nào cũng triển khai được. Thậm chí, có doanh nghiệp áp dụng “3 tại chỗ” lại trở thành ổ dịch khiến rất nhiều công nhân ở lại nhà máy trở thành F0, doanh nghiệp lại phải tốn kém chi phí để xử lý.

Theo ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, dịch tấn công thẳng vào khu vực kinh tế phía Nam - động lực sản xuất chính của đất nước, nơi tạo ra sản lượng hàng hoá rất lớn. 19 tỉnh thành thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16, các doanh nghiệp gần như phải dừng sản xuất ngay lập tức. Mặc dù đã có lối mở qua cơ chế "3 tại chỗ", "1 cung đường 2 điểm đến", tuy nhiên, áp dụng cơ chế này rất khó, đòi hỏi thời gian, chi phí, không phải doanh nghiệp nào cũng triển khai được. Thậm chí, có doanh nghiệp áp dụng “3 tại chỗ” lại trở thành ổ dịch khiến rất nhiều công nhân ở lại nhà máy trở thành F0, doanh nghiệp lại phải tốn kém chi phí để xử lý.

Các Bộ ngành đã vào cuộc tháo gỡ bằng biện pháp tạo ra “luồng xanh” cho phép mọi hàng hóa được lưu thông, chỉ trừ hàng hóa cấm hoặc hạn chế kinh doanh, thống nhất công nhận giá trị của test nhanh kháng nguyên,... nhưng khâu thực hiện có nhiều vấn đề bất cập.

Đề cập sâu hơn về các mô hình sản xuất, kinh doanh an toàn trong đại dịch, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho rằng, cần phải đề cao vai trò, tính sáng tạo, tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp. Đồng thời, Nhà nước cũng phải tạo điều kiện để doanh nghiệp thực hiện các giải pháp đó và nên có những tiêu chuẩn, quy định rõ ràng, minh bạch áp dụng cho cả nước.

“Không thể có chuyện mỗi địa phương thực hiện một kiểu, mỗi địa bàn áp dụng các biện pháp hạn chế khác nhau, quy định hoàn toàn không thống nhất và bất hợp lý. Chỉ áp dụng dập khuôn các biện pháp thì nền kinh tế sẽ không chịu được. Do đó, cần có sự chuyển trạng thái linh hoạt hơn, đề cao vai trò và sự sáng tạo của cơ sở, chấp nhận sự rủi ro. Tất nhiên sinh mệnh người dân là trên hết nhưng cũng không thể coi thường sinh kế”, ông Lộc khẳng định.

Mặt khác, ông Lộc cũng cho rằng giai đoạn khó khăn do đại dịch này cũng là cơ hội tốt để thúc đẩy nhanh hơn nữa cải cách thủ tục hành chính và thể chế nói chung, bởi đây là lúc dễ tiến tới những đồng thuận trong việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Cải cách thể chế chính là gói hỗ trợ lớn nhất với doanh nghiệp. Nếu làm tốt trong giai đoạn này, đây sẽ là sự chuẩn bị tốt nhất cho sự bứt phá vươn lên sau đại dịch./.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

(LĐTĐ) Tình cảm nồng nhiệt từ người hâm mộ tại Kuala Lumpur và các thành viên thuộc Hiệp hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam là nguồn động lực to lớn để các thành viên CLB Công an Hà Nội nỗ lực giành chiến thắng kịch tính trong trận đấu diễn ra vào tối 23/1 trên đất Malaysia.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Hưởng ứng các phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động, vừa qua, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.

Tin khác

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 4 đồng, hiện ở mức 24.328 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,04%, xuống mức 108,04.
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), giá vàng thế giới có lúc giảm về 2.738 USD/ounce.
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết

(LĐTĐ) Từ 15h hôm nay (23/1), giá xăng được liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định điều chỉnh giảm từ 78 - 158 đồng/lít (tùy từng loại).
Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (23/1), giá dầu thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trong một tuần giữa bối cảnh bất ổn về thuế quan của Donald Trump. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 78,94 USD/thùng, giảm 0,43%, giá dầu Brent ở mốc 78,94 USD/thùng, giảm 0,43%. Trong nước được dự báo có thể tăng phiên thứ 4 liên tiếp?.
Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi

Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi

(LĐTĐ) Hôm nay (23/1), trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,18%, đạt mức 108,25.
Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt

Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt

(LĐTĐ) Hôm nay (23/1), giá vàng tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 3 tháng và giao dịch ngay dưới mức đỉnh kỷ lục khi đồng USD giảm sâu.
Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít

Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước ngày mai (23/1) được dự báo quay đầu giảm sau khi đã có 3 lần tăng liên tiếp. Theo dự báo của các chuyên gia và một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, nếu nhà điều hành không tác động đến Quỹ bình ổn giá xăng dầu, thì giá xăng có thể giảm trong khoảng từ 80 - 180 đồng/lít, trong khi giá dầu dự báo có khả năng tiếp tục tăng.
Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (22/1), giá dầu thế giới giảm mạnh nhất trong hơn 1 tuần trở lại đây. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 76,09 USD/thùng, giảm 2,3%; giá dầu Brent ở mốc 79,42 USD/thùng, giảm 0,89%.
Tỷ giá USD hôm nay (22/1): Đồng USD thế giới lao dốc

Tỷ giá USD hôm nay (22/1): Đồng USD thế giới lao dốc

(LĐTĐ) Hôm nay (22/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 5 đồng, hiện ở mức 24.336 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 1,41%, xuống mức 107,94.
Giá vàng hôm nay (22/1): Vẫn tiếp tục tăng mạnh

Giá vàng hôm nay (22/1): Vẫn tiếp tục tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (22/1), thị trường vàng trở nên sôi động với mức tăng "dựng đứng" của giá vàng. Nhiều nhà đầu tư nắm giữ vàng từ trước đó là người được hưởng lợi lớn khi vàng tiếp tục chạm đỉnh cao mới.
Xem thêm
Phiên bản di động