Doanh nghiệp có thể bị phạt những lỗi... không ngờ!
Một đợt kiểm tra về công tác ATVSLĐ và phòng, chống cháy nổ trong các doanh nghiệp, đơn vị của đoàn kiểm tra liên ngành do Sở LĐTBXH Hà Nội chủ trì đang tiến hành trên địa bàn Thành phố cho thấy: Nhiều chủ sử dụng lao động cảm thấy “bất ngờ” khi được đoàn thanh tra thông báo có những quy định về ATVSLĐ mà đơn vị không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm túc theo quy định của pháp luật đều có thể bị xử phạt hành chính với số tiền lên tới hàng chục triệu đồng.
Theo bà Phương Liên - Phó Phòng An toàn lao động (Sở LĐTBXH Hà Nội), mặc dù Luật ATVSLĐ (gồm 7 chương với 93 điều) đã quy định cụ thể quyền và trách nhiệm của các bên liên quan đến lĩnh vực này, nhưng qua thực tế kiểm tra, chúng tôi thấy các DN vẫn để xảy ra nhiều sai sót, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lao động. Ngoài việc nhắc nhở, tư vấn cho các đơn vị để đảm bảo an toàn lao động, chúng tôi cũng buộc phải tiến hành xử phạt hành chính một số đơn vị vi phạm những lỗi do cố ý chủ quan của người sử dụng lao động hay cố tình tái phạm dù đã được nhắc nhở trước đó, nhằm để bảo đảm tính nghiêm minh của luật.
Nếu không có biển báo về nội quy an toàn lao động treo tại nơi làm việc dễ thấy, dễ đọc cũng có thể bị xử phạt lên tới 10 triệu đồng |
Cụ thể, theo bà Phương Liên, theo Nghị định 4756/VBHN - BLĐ TBXH quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, đưa người lao động VN đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có những lỗi mà doanh nghiệp tưởng “đơn giản”, nhưng lại có thể bị xử phạt bằng tiền lên đến cả chục triệu đồng. Cụ thể, trong quá trình đi kiểm tra, chúng tôi thấy phổ biến các DN mắc một số lỗi như sau:
Theo Điều 16 của Nghị định 4756, trường hợp chủ sử dụng lao động không lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở (cụ thể là ý kiến của Công đoàn) khi xây dựng kế hoạch hoặc thực hiện các hoạt động bảo đảm ATVSLĐ hằng năm; không kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc; không cử người làm công tác ATVSLĐ; không thống kê, báo cáo định kỳ hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố nghiêm trọng theo quy định của pháp luật thì bị phạt tiền từ 2 triệu đến 5 triệu đồng.
Còn mức phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau: Không có bảng chỉ dẫn về ATVSLĐ đối với máy, thiết bị, nơi làm việc hoặc có nhưng không đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy tại nơi làm việc; không trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật, y tế thích hợp để bảo đảm ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động; không cử người có chuyên môn phù hợp làm cán bộ chuyên trách về ATVSLĐ ở những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; không phân loại lao động theo danh mục công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để thực hiện các chế độ theo quy định; không khai báo, điều tra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng.
Mức phạt trên cũng dành cho DN nếu không thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế; không thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế; không thực hiện chế độ trợ cấp, bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định; không định kỳ đo lường các yếu tố có hại tại nơi làm việc theo quy định; không lập phương án về các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ đối với nơi làm việc của người lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; không bảo đảm điều kiện ATVSLĐ đối với nhà xưởng, máy móc vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ theo quy định…
Đáng chú ý, người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Không trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc có trang bị nhưng không đạt tiêu chuẩn về chất lượng, quy cách theo quy chuẩn kỹ thuật đối với người làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại; không thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại; bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm công việc độc hại, nguy hiểm không đúng mức theo quy định; trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật thì theo Điều 17 của Nghị định 4756 cũng sẽ bị phạt theo các mức từ 3 triệu đến 5 triệu đồng…
Thái Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Tin mới 23/01/2025 11:57
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình
Tin mới 22/01/2025 16:22
Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng
Tin mới 22/01/2025 11:39
Hơn 2,7 triệu lượt khách đi tàu metro số 1
Tin mới 20/01/2025 15:24
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”
Tin mới 19/01/2025 20:11
Hướng dẫn cách tính chế độ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy
Tin mới 18/01/2025 06:17