Doanh nghiệp cơ khí cần “sếu đầu đàn” để lớn mạnh
Nâng tầm giá trị doanh nghiệp Việt ra trường quốc tế Doanh nghiệp tăng tốc tuyển dụng lao động cuối năm Doanh nghiệp khốn khổ vì không thể tất toán nợ với ngân hàng Vietbank |
Doanh nghiệp Việt đã làm chủ được những công nghệ mới
Chia sẻ tại tọa đàm “Đa dạng thị trường, phát triển sản phẩm cơ khí”, TS. Phan Đăng Phong - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cơ khí, cho biết, thời gian qua, ngành cơ khí Việt Nam đã phát triển với nhiều chuyển biến tích cực, từng bước làm chủ công nghệ, mở rộng đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và tỷ lệ nội địa hoá và phát triển thị trường.Đơn cử, trong lĩnh vực sản xuất ô tô, xe máy, từ trước đến nay, các dây chuyền lắp ráp ô tô, xe máy hầu hết là do các đơn vị nước ngoài đảm nhận, ví dụ những đơn vị như Honda, Toyota, Huyndai... nước ngoài đảm nhận. Bắt đầu từ năm 2012, Viện Nghiên cứu Cơ khí đã cử một đoàn kỹ sư đi học hỏi, tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các đơn vị của Nhật, Hàn Quốc và đến thời điểm này, viện đã tự chủ trong việc thiết kế, chế tạo các dây chuyền lắp ráp ô tô.
![]() |
Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam cần một “sếu đầu đàn” để phát triển lớn mạnh. (Ảnh: Đ.Đ) |
“Vừa rồi chúng tôi cũng đã thành công trong việc ứng dụng dây chuyền để sản xuất, lắp ráp ô tô của Vinfast và các dây chuyền lắp ráp đã đưa vào vận hành góp phần cho ra đời một số dòng xe như VF7, VF8, VF3. Đây là một thành công và thể hiện người Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể làm chủ được những công việc khó mà từ trước tới nay là đặc quyền của các nhà thầu nước ngoài”, ông Phong cho hay.
Theo ông Phong, không chỉ đảm nhiệm được phần việc khó, các doanh nghiệp cơ khí đang dần lấn sâu hơn vào các lĩnh vực mới như lĩnh vực năng lượng tái tạo, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ thực hiện hệ thống phao nổi và neo cho các dự án điện mặt trời. Hoặc như trong lĩnh vực các nhà máy tự động hóa quá trình sản xuất, vừa rồi, viện cũng ứng dụng cải tiến và lắp ráp toàn bộ hệ thống tự động hóa bao gồm từ khâu sản xuất đến khâu bốc dỡ, vận chuyển hàng cho Công ty CP Bột giặt Lix thuộc Tập đoàn Hóa chất giúp nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất, giảm rủi ro trong quá trình sản xuất và năng suất lao động rất cao.
Dù có những thành công trong một số lĩnh vực nhưng việc đáp ứng thị trường cơ khí trong nước và xuất khẩu vẫn đang còn rất khiêm tốn, đặc biệt là trong lĩnh vực thiết bị toàn bộ (các nhà máy về nhiệt điện, thuỷ điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, xi măng hoặc sản xuất nguyên liệu…), chúng ta mới đáp ứng chưa đến 30% giá trị nhu cầu thiết bị.
Ông Nguyễn Đức Cường, Phó Chủ tịch Hiệp hội HANSIBA cho rằng, trong lĩnh vực gia công chế tạo máy, chúng ta thấy rằng, tỷ trọng doanh nghiệp FDI đang tham gia hoạt động sản xuất tại Việt Nam chiếm tỷ lệ rất lớn. Trong đó, các doanh nghiệp Việt đa phần là sản xuất linh, phụ kiện chi tiết để cung cấp ngược lại cho các doanh nghiệp FDI thuộc ngành điện tử, máy in, máy giặt (như Canon, Samsung, LG,…) hoặc tập trung cung cấp phụ tùng cho các ngành ô tô, xe máy như Honda, Yamaha.“Theo khảo sát của chúng tôi, các phần sản xuất, gia công, chế tạo tại thành phố Hà Nội hiện nay cũng không có nhiều. Một số công ty có sản xuất các linh, phụ kiện của mình nhưng là để xuất khẩu”, ông Cường chia sẻ.
Đại diện Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội cũng cho rằng, sự xuất hiện đầu tư của các tập đoàn lớn như Samsung, Intel, LF, Panasonic, Qualcomm hay một số đơn vị liên quan đến mảng ô tô như Huyndai là những cơ hội rất lớn để doanh nghiệp cơ khí có thể tiếp cận với các đối tác khách hàng từ nước ngoài. Những yêu cầu của các tập đoàn lớn đã giúp doanh nghiệp trong nước biết đến các tiêu chuẩn châu Âu, tiêu chuẩn Mỹ, tiêu chuẩn Nhật để doanh nghiệp hình thành nên những bộ tiêu chuẩn để tuân thủ theo.
“Thông qua việc tiếp cận và làm việc với các tập đoàn lớn, chúng ta sẽ được chuyển giao về công nghệ, học hỏi quy trình quản lý. Đây là một trong những điểm mà tôi đánh giá là rất có giá trị khi mà các tập đoàn lớn đầu tư vào Việt Nam, bên cạnh những đơn hàng; việc ký các FTA như EVFTA hay CPTPP cũng cần một hoạt động xuyên suốt từ Chính phủ cho đến các đại sứ quán và đặc biệt là các tham tán giữa hai nước, đưa ra những mục tiêu tổ chức các buổi họp mặt giữa hai nước và giữa các doanh nghiệp hai nước để xúc tiến hợp tác cụ thể”, ông Cường nói.
Cần “sếu đầu đàn” để lớn mạnh
Đánh giá về sự xuất hiện đầu tư của các doanh nghiệp lớn từ nước ngoài vào Việt Nam thời gian qua, đa số các chuyên gia đều nhận định, doanh nghiệp trong ngành cơ khí sẽ được hưởng lợi rất lớn nếu có thể tiếp cận được với các đối tác này. Tuy nhiên, một trong những khó khăn được đề cập đó chính là vốn. Theo các chuyên gia, đa số các doanh nghiệp hiện tại vẫn phải dựa trên vay vốn ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính để đầu tư và trong quá trình đó có thể 5-7 năm mới có thể thu hồi vốn. Nếu có nguồn quỹ đất dành riêng cho doanh nghiệp mà không thu tiền và có nguồn vốn đầu tư cho vay hỗ trợ không lãi suất, thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn.
Ông Cao Văn Hùng, Giám đốc phát triển thị trường quốc tế, Công ty CP Cơ khí chính xác Smart Việt Nam, cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam nói chung trong ngành sản xuất đang được hưởng lợi rất nhiều từ các làn sóng chuyển dịch của các khách hàng mới, do đó nếu không chủ động chớp lấy cơ hội, chắc chắn cơ hội sẽ vụt đi, và rất khó để có lại những cơ hội như vậy.Để doanh nghiệp phát triển, theo ông Hùng, cần cơ chế hỗ trợ về vốn. Đối với doanh nghiệp đang muốn trở thành những con “sếu đầu đàn”, cần nguồn lực rất lớn về mở rộng quy mô hiện tại cũng như mở rộng thị trường. Doanh nghiệp cũng cần đầu tư vào R&D (nghiên cứu và phát triển), chứ không thể dừng lại ở vấn đề đi gia công cho đối tác nước ngoài.
Các doanh nghiệp cần có những thương hiệu riêng, cần phải có những dòng sản phẩm và thế mạnh riêng để tạo sức bật và tạo ra những doanh nghiệp lớn để kéo những doanh nghiệp nhỏ hơn đi theo. Điều này cần sự chung tay của các Bộ, ban ngành và Chính phủ để hỗ trợ thêm cho các doanh nghiệp thực sự muốn triển khai những hoạt động như vậy.“Để các doanh nghiệp tiếp cận được các chính sách hỗ trợ, doanh nghiệp hiện đang gặp rất nhiều khó khăn do thủ tục khá nhiều. Tôi cũng mong các chính sách cho doanh nghiệp hiện nay sẽ được đơn giản hoá, hoặc có cơ chế để giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn một cách dễ dàng hơn”, ông Hùng chia sẻ.
Tuấn Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả

Trao đổi kinh nghiệm công tác Mặt trận giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ

Kết quả nổi bật trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài

Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia

“Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan”: Đồng hành cùng sinh viên bước vào kỷ nguyên mới
Tin khác

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách
Doanh nghiệp 16/04/2025 15:58

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?
Doanh nghiệp 15/04/2025 17:56

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số
Doanh nghiệp 13/04/2025 14:20

Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”
Doanh nghiệp 10/04/2025 13:44

Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk
Doanh nghiệp 09/04/2025 21:13

Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp 05/04/2025 07:03

Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính
Doanh nghiệp 04/04/2025 16:53

Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo”
Doanh nghiệp 04/04/2025 13:43

Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Doanh nghiệp 02/04/2025 11:56

"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân
Doanh nghiệp 28/03/2025 12:46