-->

Đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và các Anh hùng liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 -28/7/2024), kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024); kỷ niệm 92 năm Ngày đồng chí Nguyễn Đức Cảnh hy sinh (31/7/1932 - 31/7/2024), sáng nay (27/7), tại Nhà tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu đã dâng hương, dâng hoa, tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và các Anh hùng liệt sĩ.
Đoàn cán bộ Tổng LĐLĐ Việt Nam và công nhân tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh Chủ tịch Công đoàn cơ sở tiêu biểu dâng hương đồng chí Nguyễn Đức Cảnh Tầm nhìn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đổi mới phương thức hoạt động của tổ chức Công đoàn để đáp ứng tình hình mới

Đoàn đại biểu Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu do đồng chí Thái Thu Xương - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam làm Trưởng đoàn.

Cùng tham dự lễ dâng hương có các đồng chí là lãnh đạo các Ban cơ quan Tổng LĐLĐ Việt Nam, lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hải Phòng, 10 cán bộ Công đoàn tiêu biểu nhận Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV năm 2024, 95 Chủ tịch Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn cơ sở được biểu dương nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.

Đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và các Anh hùng liệt sĩ
Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Thái Thu Xương chỉnh hoa trước khi đoàn thực hiện nghi thức dâng hương, dâng hoa tưởng niệm anh linh đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và các Anh hùng liệt sĩ.

Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Thái Thu Xương và đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu đã thành kính dành 1 phút mặc niệm trước anh linh đồng chí Nguyễn Đức Cảnh - nguyên sáng lập viên Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ, Bí thư đầu tiên của Đảng bộ thành phố Hải Phòng, nguyên Chủ tịch Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ (tổ chức tiền thân của Tổng LĐLĐ Việt Nam).

Trở lại lịch sử, nhận thức được vai trò quan trọng của tổ chức Công hội, của công nhân trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, bóc lột, bảo vệ quyền lợi của công nhân, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và những người đồng chí đã tích cực tổ chức cuộc vận động phong trào công nhân, trước hết là phong trào công nhân Bắc Kỳ để thành lập tổ chức Công hội.

Đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và các Anh hùng liệt sĩ
Đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và các Anh hùng liệt sĩ
Đoàn dành 1 phút mặc niệm trước anh linh đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và các Anh hùng liệt sĩ.

Ngày 28/7/1929, tại Nhà số 15 phố Hàng Nón, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, Đại hội đại biểu Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ lần thứ nhất khai mạc do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh chủ trì. Đại hội đã quyết định thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ, thông qua Điều lệ và hệ thống tổ chức của Công hội, ra báo “Lao Động” và Tạp chí “Công hội Đỏ”, bầu Ban Chấp hành Trung ương lâm thời do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh làm Hội trưởng.

Sự kiện thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ là mốc son chói lọi trong lịch sử phong trào công nhân và Công đoàn Việt Nam. Kể từ đây, giai cấp công nhân Việt Nam có một đoàn thể cách mạng rộng lớn, hoạt động có tôn chỉ, mục đích, đứng ra dẫn dắt phong trào.

Đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và các Anh hùng liệt sĩ
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam, LĐLĐ thành phố Hải Phòng và đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu tỉnh Bình Dương dâng hương tưởng niệm.

Chặng đường 95 năm xây dựng và phát triển, Công đoàn Việt Nam đã trưởng thành cùng đất nước, giai cấp công nhân Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, đang có mặt trong tất cả các ngành nghề, các thành phần kinh tế, là lực lượng quan trọng, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Năm nay, kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam là sự kiện chính trị quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân, viên chức, lao động, của tổ chức Công đoàn Việt Nam; khẳng định vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, truyền thống vẻ vang và những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam trong các giai đoạn cách mạng của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; là dịp để cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động cùng nhân dân cả nước ôn lại, phát huy truyền thống vẻ vang của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam; ra sức thi đua, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và các Anh hùng liệt sĩ
Đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và các Anh hùng liệt sĩ
Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Thái Thu Xương và cán bộ Công đoàn dâng hương.

Năm 2024, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức biểu dương 95 Chủ tịch Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn cơ sở suất sắc, tiêu biểu toàn quốc lần thứ V.

Theo đó, 95 Chủ tịch Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn cơ sở suất sắc, tiêu biểu được biểu dương là tấm gương tiêu biểu trong công tác, sinh hoạt, học tập, luôn có ý chí vươn lên, khắc phục khó khăn; sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân, đấu tranh vì lợi ích của tập thể, vì quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; là chỗ dựa tin cậy và được đoàn viên, người lao động tín nhiệm, tin yêu; thực sự là người thủ lĩnh, người đứng đầu Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn cơ sở; tổ chức, triển khai có hiệu quả các nội dung hoạt động của Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn cơ sở và Công đoàn cấp trên tổ chức; có tinh thần trách nhiệm cao, nhiều sáng kiến, sáng tạo, chủ động, đổi mới trong hoạt động công đoàn.

Cùng đó, Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV là phần thưởng cao quý của Tổng LĐLĐ Việt Nam trao tặng cho 10 cán bộ Công đoàn các cấp có thành tích đặc biệt xuất sắc, tiêu biểu trong lao động, công tác và thực hiện nhiệm vụ được giao; có nhiều sáng kiến, sáng tạo, giải pháp được ứng dụng hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn; có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín và ảnh hưởng sâu rộng, được đoàn viên, người lao động tin tưởng, tín nhiệm.

Đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và các Anh hùng liệt sĩ
Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Thái Thu Xương cùng đoàn dâng hương trong Nhà tưởng niệm.

Những thành tích của 10 cán bộ Công đoàn các cấp nhận Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV là những nhân tố điển hình, đóng góp quan trọng vào xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh, tiên phong trong sự nghiệp đổi mới, góp phần thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Trước anh linh đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và các Anh hùng liệt sĩ, Đoàn đại biểu Tổng LĐLĐ Việt Nam, 10 cán bộ Công đoàn nhận Giải thưởng Nguyễn Văn Linh, 95 Chủ tịch Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn cơ sở suất sắc, tiêu biểu toàn quốc và cán bộ, công chức LĐLĐ thành phố Hải Phòng đã bày tỏ lòng thành kính và tri ân sâu sắc những cống hiến, hy sinh to lớn của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh với Đảng ta, đất nước ta, dân tộc ta, với giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giải phóng miền Nam qua hồi ức một vị tướng

Giải phóng miền Nam qua hồi ức một vị tướng

Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân năm 1975, Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện, với cương vị Chính ủy đầu tiên của Quân đoàn 4, đã trực tiếp tham gia chỉ huy một trong năm cánh quân tiến về giải phóng Sài Gòn - cánh quân hướng Đông. Dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Chủ tịch nước đã truy tặng danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân" cho đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện.
Phát huy truyền thống, tuổi trẻ Việt Nam dựng xây tương lai

Phát huy truyền thống, tuổi trẻ Việt Nam dựng xây tương lai

Tự hào và tiếp bước truyền thống hào hùng của dân tộc, tuổi trẻ cả nước đã và đang tiếp tục phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, ra sức thi đua, cống hiến sức trẻ tham gia xây dựng quê hương, đất nước.
Hà Nội: Hàng loạt sự kiện nghệ thuật đặc sắc không thể bỏ qua dịp đại lễ 30/4

Hà Nội: Hàng loạt sự kiện nghệ thuật đặc sắc không thể bỏ qua dịp đại lễ 30/4

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Thủ đô Hà Nội sẽ tổ chức nhiều hoạt động biểu diễn nghệ thuật, triển lãm và điện ảnh trên toàn địa bàn thành phố, mang đến cho người dân và du khách cơ hội thưởng thức các chương trình nghệ thuật đặc sắc.
Tự hào khi được hòa mình vào những ngày lễ kỷ niệm tháng Tư lịch sử

Tự hào khi được hòa mình vào những ngày lễ kỷ niệm tháng Tư lịch sử

Tháng Tư về, cả nước lại lắng lòng trong không khí thiêng liêng của Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Năm nay, các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam được chuẩn bị long trọng, trang nghiêm đem đến những niềm xúc động và tự hào trong mỗi người dân Việt Nam. Niềm tự hào đó đã, đang và sẽ tiếp tục lan tỏa, nhắc nhở mỗi người dân về giá trị vô giá của độc lập, tự do và tinh thần đại đoàn kết dân tộc.
Khuyến cáo người dân chọn lộ trình di chuyển tránh khu vực ùn tắc

Khuyến cáo người dân chọn lộ trình di chuyển tránh khu vực ùn tắc

Người dân từ Hà Nội đổ về quê nghỉ lễ dịp 30/4-1/5 tăng cao khiến nhiều tuyến đường, phố của Thủ đô ùn tắc nghiêm trọng. Trong đó, đường Vành đai 3 trên cao có thời điểm ùn tắc cục bộ.
Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 30/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đọc diễn văn tại Lễ kỷ 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn diễn văn của đồng chí Tổng Bí thư.
Vẹn nguyên cảm xúc ngày thống nhất

Vẹn nguyên cảm xúc ngày thống nhất

Cách đây 50 năm (30/4/1975 - 30/4/2025) đất nước trọn niềm vui, “non sông thống nhất” sau bao nhiêu năm chờ đợi. Một Việt Nam thống nhất, chan hòa tình Bắc - Nam gắn với thời khắc tháng 4 lịch sử của dân tộc vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức của người Hà Nội hướng về miền Nam ruột thịt.

Tin khác

Giải phóng miền Nam qua hồi ức một vị tướng

Giải phóng miền Nam qua hồi ức một vị tướng

Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân năm 1975, Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện, với cương vị Chính ủy đầu tiên của Quân đoàn 4, đã trực tiếp tham gia chỉ huy một trong năm cánh quân tiến về giải phóng Sài Gòn - cánh quân hướng Đông. Dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Chủ tịch nước đã truy tặng danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân" cho đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện.
Phát huy truyền thống, tuổi trẻ Việt Nam dựng xây tương lai

Phát huy truyền thống, tuổi trẻ Việt Nam dựng xây tương lai

Tự hào và tiếp bước truyền thống hào hùng của dân tộc, tuổi trẻ cả nước đã và đang tiếp tục phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, ra sức thi đua, cống hiến sức trẻ tham gia xây dựng quê hương, đất nước.
Vẹn nguyên cảm xúc ngày thống nhất

Vẹn nguyên cảm xúc ngày thống nhất

Cách đây 50 năm (30/4/1975 - 30/4/2025) đất nước trọn niềm vui, “non sông thống nhất” sau bao nhiêu năm chờ đợi. Một Việt Nam thống nhất, chan hòa tình Bắc - Nam gắn với thời khắc tháng 4 lịch sử của dân tộc vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức của người Hà Nội hướng về miền Nam ruột thịt.
Nơi những câu chuyện hòa bình được kể lại

Nơi những câu chuyện hòa bình được kể lại

Không chỉ là nơi lưu giữ dấu tích của quá khứ, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) là nơi vang vọng những câu chuyện thấm đẫm máu, nước mắt và niềm tin. Nơi đây, từng viên gạch, từng bức ảnh, từng dòng chữ khắc ghi đều là chứng nhân cho một thời kỳ lịch sử oanh liệt, khi những người con ưu tú của Tổ quốc đã dũng cảm đứng lên, dám đánh đổi cả tuổi xuân, tự do, thậm chí cả mạng sống vì độc lập – tự do của dân tộc.
Hậu phương lớn góp sức thống nhất non sông

Hậu phương lớn góp sức thống nhất non sông

Hà Nội không chỉ là trái tim của cả nước, mà còn là điểm tựa vững chắc góp phần làm nên chiến thắng lịch sử 30/4/1975. Trong hơn hai mươi năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Thủ đô Hà Nội luôn hướng về miền Nam, với tinh thần “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, hết lòng, hết sức cùng cả nước động viên cổ vũ cuộc đấu tranh kiên cường của đồng bào, chiến sĩ miền Nam, chi viện sức người, sức của cho miền Nam đến thắng lợi cuối cùng.
Hà Nội sau 50 năm đất nước trọn niềm vui

Hà Nội sau 50 năm đất nước trọn niềm vui

50 năm sau ngày Giải phóng miền Nam, Hà Nội vẫn đang không ngừng nỗ lực để phát triển. Mỗi khi khúc ca thống nhất đất nước được ngân vang, bài học về phát huy sức mạnh hậu phương miền Bắc nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng được nhắc lại. Từ đó, “trái tim của cả nước” lại thêm những nhịp đập mạnh mẽ, giữ trọn tinh thần “Thủ đô vì cả nước”, “cả nước nhìn về Thủ đô ta. Thế giới trông vào Thủ đô ta…”.
Thành phố Hồ Chí Minh: Dấu mốc lịch sử sau nửa thế kỷ phát triển

Thành phố Hồ Chí Minh: Dấu mốc lịch sử sau nửa thế kỷ phát triển

50 năm sau giải phóng (1975 - 2025), dưới sự lãnh đạo của Đảng, bằng sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã đoàn kết một lòng đưa Thành phố phát triển không ngừng. Là đàu tầu kinh tế, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP kinh tế nước nhà, nơi “đất lành chim đậu”, đồng thời cũng là nơi “phát kiến” nhiều mô hình quản lý, cách làm hay để nhân rộng ra cả nước. Phát huy những thành tựu 50 năm qua, để Thành phố thực sự là trung tâm kinh tế đất nước cũng như trung tâm tài chính khu vực, vào ngày 1/7 thực hiện chủ trương sắp xếp địa giới hành chính, các địa phương Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương sẽ hợp nhất vào TP. Hồ Chí Minh. Đây chính là thời khắc lịch sử lần thứ 2 để Thành phố mang tên Bác vững tin cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam nhằm hiện thực hóa mục tiêu đất nước hùng cường.
Từ hiệu lệnh “thần tốc” đến Ngày thống nhất

Từ hiệu lệnh “thần tốc” đến Ngày thống nhất

Cách đây 50 năm, trước những chuyển biến mau lẹ trên chiến trường, ngày 7/4/1975, toàn bộ các cánh quân của ta ở phía Nam đã nhận được một bức điện khẩn của Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ từng phút xốc tới chiến trường giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng”. 23 ngày sau, các cánh quân của ta đã kéo về Dinh Độc Lập đánh dấu kết thúc cuộc hành trình hơn 20 năm chiến đấu để non sông liền một dải (30/4/1975) hoàn thành sứ mệnh lịch sử trước Tổ quốc. Tại thời khắc lịch sử ngày 30/4, chúng ta tưởng nhớ đến công lao vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu; của các đồng chí lãnh đạo Trung ương, các tướng lĩnh, chiến sĩ và nhân dân… đã làm nên mùa Xuân đại thắng ca khúc khải hoàn.
TRỰC TUYẾN: Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TRỰC TUYẾN: Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Đúng 6 giờ 30 phút sáng nay (30/4), tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra Lễ Diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Từ đêm qua và sáng sớm nay đông đảo người dân Thành phố, người dân cả nước và du khách quốc tế đã tập trung tại các tuyến phố trung tâm để chứng kiến thời khắc đặc biệt quan trọng.
Chiến thắng 30/4 và những đóng góp thầm lặng, vẻ vang của ngành Cơ yếu Việt Nam

Chiến thắng 30/4 và những đóng góp thầm lặng, vẻ vang của ngành Cơ yếu Việt Nam

Ngày 30/4/1975 - Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đó không chỉ là mốc kết thúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ kéo dài và khốc liệt nhất trong lịch sử hiện đại Việt Nam, mà còn là dấu ấn vĩ đại trên hành trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, mở ra kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Xem thêm
Phiên bản di động