-->

Đô thị ven sông Hồng: Cụ thể hóa "giấc mơ Xanh"

(LĐTĐ) Trong định hướng tổng thể quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Hà Nội đặt ra định hướng lấy trục sông Hồng là trục xanh làm trung tâm phát triển. Thành phố sẽ phát triển cân đối không gian hai bên trục sông Hồng và phát triển phía Bắc sông Hồng thành đô thị hiện đại, đồng bộ hạ tầng để trở thành động lực phát triển.
Đánh thức tiềm năng “thành phố sông Hồng” Phía Đông Hà Nội sẽ sớm là một vùng đô thị sầm uất Thực hiện các giải pháp khắc phục tồn tại trong công tác quy hoạch

Định hướng về trục xanh trung tâm

Theo Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, các nghiên cứu trước đây về khu vực sông Hồng chưa thực sự đồng bộ dẫn đến các phương án đề xuất còn thiếu liên kết về các chức năng sử dụng đất, hệ thống giao thông, các phương án thoát nước và cơ sở xử lý nước thải.

Từ đó Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đặt ra yêu cầu cần nghiên cứu khu vực hành lang 2 bên sông Hồng như một thực thể gắn liền với các khu vực phát triển đô thị bên trong đê như một thực thể thống nhất không thể tách rời của đô thị.

Đồng thời, coi đê sông Hồng như một phần của cảnh quan, không phải là yếu tố chia cắt cảnh quan khu vực như hiện nay. Nghiên cứu đề xuất cơ quan chức năng có các quy định phù hợp để hỗ trợ chính quyền địa phương quản lý xây dựng đô thị tốt hơn, bổ sung các quy định để người dân có thể hoàn thiện xây dựng nhà ở hợp pháp để cải thiện hình ảnh đô thị trong các khu vực dân cư hiện hữu. Có thể xây dựng các tiện ích hạ tầng xã hội thiết yếu như nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đô thị ven sông Hồng: Cụ thể hóa
Tổng quan quy hoạch sông Hồng.

Để hấp dẫn người dân đến với khu vực sông Hồng, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đề xuất nghiên cứu ưu tiên các giải pháp để người dân có thể tiếp cận tối đa, tương tác với mặt nước. Bổ sung các tiện ích công cộng đô thị, văn hóa, dịch vụ, bổ sung bóng mát dưới nhiều hình thức để người dân có thể tiếp cận gần hơn và ở lại lâu hơn với mặt nước sông Hồng.

Xây dựng các tuyến xe đạp, đường chạy bộ, đường dạo kết hợp với các tiện ích thể thao để đa dạng hóa các hoạt động liên quan đến dòng sông; cải tạo xây dựng các bãi nổi thành các công viên chuyên đề để tạo điểm nhấn hình ảnh đô thị.

Phát triển khai thác giao thông đường thủy nội địa hình thành hệ thống cảng hàng hóa kết hợp dịch vụ logistic tạo động lực phát triển kinh tế cho khu vực sông Hồng. Phát triển hệ thống cảng hành khách kết hợp các khu vực dịch vụ, các cụm trung tâm công cộng, kinh tế, thương mại, đầu mối giao thông công cộng liên kết với khu vực nội đô và kết nối 2 bên bờ sông tạo thành các điểm đột phá trong hình thức sử dụng bãi sông làm hạt nhân phát triển cho cả khu vực. Nghiên cứu hệ thống các cửa khẩu qua đê gắn kết với các trục giao thông vào thành phố.

Chốt lại các vấn đề trọng tâm

Thời gian tới, Thành phố Hà Nội sẽ lồng ghép, cụ thể hoá các quy định, định hướng, quan điểm, mục tiêu phát triển kiến trúc Việt Nam vào công tác quy hoạch (Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô; các quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch phân khu đô thị, khu chức năng, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị riêng… và đặc biệt là các quy chế quản lý kiến trúc đô thị và điểm dân cư nông thôn).

Trong đó, tại khu vực đô thị trung tâm và các khu vực quan trọng, Thành phố sẽ tăng cường tổ chức thi tuyến kiến trúc trong nước, quốc tế để tìm kiếm, lựa chọn, xây dựng các công trình kiến trúc đẹp, có quy mô lớn, mang ý nghĩa biểu trưng, biểu tượng của Thủ đô và quốc gia.

Thành phố sẽ tạo lập các hành lang xanh, không gian cây xanh... phục vụ các hoạt động công cộng đô thị. Bảo tồn và tận dụng các khu vực cảnh quan đẹp của Thành phố, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, cải thiện môi trường tự nhiên, thúc đẩy phát triển bền vững, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo phù hợp với các định hướng của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội.

Đô thị ven sông Hồng: Cụ thể hóa
Phối cảnh cầu Trần Hưng Đạo nối hai bờ sông Hồng.

Được biết, ngoài việc quy hoạch lại hai bờ sông Hồng, thành phố Hà Nội cũng duy trì, gìn giữ và khai thác phát triển cảnh quan dọc hai bên sông Nhuệ. Nghiên cứu hình thành các nêm xanh kết nối từ vùng xanh sông Đáy - sông Tích với vành đai xanh sông Nhuệ - sông Tô Lịch.

Duy trì, gìn giữ và khẳng định vành đai xanh để kiểm soát xu hướng phát triển lan tỏa của đô thị trung tâm với khu vực giáp ranh. Hình thành các trục động lực kết nối trung tâm Thành phố về phía Tây và kết nối với sân bay quốc tế Nội Bài về phía Bắc.

Tập trung kiểm soát phát triển khu vực nội đô, di chuyển các cơ sở sản xuất, cơ sở đào tạo cấp đại học, cơ sở y tế, bệnh viện gây ô nhiễm, từng bước di chuyển công sở (không phục vụ trực tiếp cho người dân Thủ đô), dành quỹ đất này để phát triển hệ thống hạ tầng xã hội (trường học, nhà trẻ, công cộng, văn hóa, cây xanh...).

Khai thác, tổ chức hệ thống bãi đỗ xe tĩnh theo hướng hạ ngầm hoặc cao tầng kết hợp cây xanh vui chơi giải trí thể dục thể thao, phần còn lại khai thác phát triển các cơ sở lưu trú, thương mại, dịch vụ phục vụ du lịch.

Việc cải tạo xây dựng lại các khu tập thể cũ, chung cư cũ sẽ theo hướng nâng cao tầng, giảm mật độ xây dựng, đảm bảo nâng cao điều kiện sống cho người dân, ưu tiên khai thác thêm quỹ đất, sàn cho hệ thống thương mại dịch vụ…

Thành phố sẽ ban hành các quy định, quy chế kiểm soát cho từng khu vực đặc thù như: khu phố cổ, phố cũ, khu vực xung quanh Hồ Tây, chung cư cũ, dọc những tuyến đường chính, dọc sông, hồ, làng xóm đô thị hoá…; quy định đặc kiểm soát bảo vệ, phát huy công trình kiến trúc có giá trị.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 16/1, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình giao lưu, tôn vinh các tập thể, cá nhân xuất sắc tiêu biểu đại diện cán bộ Công an xã, thị trấn và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội - một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Hà Nội.
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

(LĐTĐ) Chào mừng Tết Dương lịch năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm với 6 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp. Hàng triệu người dân hân hoan, mãn nhãn với màn pháo hoa đẹp rực rỡ kéo dài 15 phút.
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

(LĐTĐ) Hưởng ứng các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, nhằm thúc đẩy và phát triển đa dạng, đặc sắc các sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Ba Đình phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch đêm với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”.
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Đáng chú ý, vượt qua hàng nghìn tác phẩm, loạt bài viết "Phát triển kinh tế làng nghề - làm sao để “được nhiều hơn mất”?" của Báo Lao động Thủ đô đã giành giải Ba cuộc thi viết Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sông Đáy thuở xưa

Sông Đáy thuở xưa

(LĐTĐ) Mỗi lần nghe những giai điệu da diết chứa chan tình quê của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp, trong tôi lại trào dâng niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ quê mình: “Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ/ Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát/ Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà”… Có lẽ đúng là vậy, không chỉ riêng tôi mà trong trái tim mỗi người, ai cũng có một dòng sông để thương, để nhớ.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Xem thêm
Phiên bản di động