-->

Đô thị hóa - Bản sắc văn hóa còn hay mất?

(LĐTĐ) Nhiều người cho rằng, Hà Nội mở rộng, nông thôn cũng bị đô thị hóa làm phai nhạt bản sắc văn hóa, bản sắc con người ở vùng miền, thậm chí lo ngại những giá trị văn hóa truyền thống sẽ bị lung lay. Thực tế cho thấy, ở nhiều vùng nông thôn, bản sắc ấy vẫn giữ nguyên và phát huy cùng thời đại.
Nét đẹp văn hóa nhìn từ những khu dân cư Xây dựng nông thôn mới là hành trình không có điểm dừng Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân

Bài 1: Nông thôn mới và cốt cách làng quê

Quá trình “bê tông hóa”, đô thị hóa nông thôn đã giúp cho nhiều làng quê xóa được cảnh vách đất, mái tranh, đường sá mấp mô, lầy lội, thay vào đó là các ngôi nhà, những con đường, cầu bê tông kiên cố, giúp cải thiện điều kiện sống cho nhân dân. Trong xây dựng nông thôn mới, bên cạnh sự phát triển kinh tế, xây dựng các cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa... việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc cũng rất quan trọng vì nó tạo nên bản sắc của nông thôn Việt Nam. Chính những giá trị tinh thần ấy là hồn quê đất Việt qua hàng nghìn năm lịch sử.

Lưu giữ văn hóa đình làng

Không chỉ là kiến trúc, cảnh quan, những giá trị văn hóa nổi bật của làng quê là tình làng nghĩa xóm, ý thức cộng đồng cũng được nhiều nơi gìn giữ. Ở làng quê cũng thể hiện rất rõ thuần phong mỹ tục của dân tộc với nền nếp gia phong, tôn trọng hương ước, phản ánh cốt cách người nông dân cần cù, chất phác, đôn hậu, giàu lòng nhân ái.

Xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì là một xã nằm gần với quận Hà Đông, quận Hoàng Mai. Tuy là một địa danh mang dấu tích “làng cổ”, nhưng tốc độ đô thị hóa trong nhiều năm khiến Thanh Liệt có cấu trúc giống như một quận nội thành. Vẫn còn đó những bóng dáng cây đa, giếng nước, sân đình nhưng những con đường nông thôn không còn nhiều. Nhưng không vì thế mà Thanh Liệt lại thiếu đi những cảnh quan, kiến trúc đặc trưng và đặc biệt là bản sắc văn hóa của con người vùng đất Thanh Trì đoàn kết, gắn bó.

Kỳ 1: Bê tông hóa nhưng không đánh mất bản sắc
Người dân xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì cạo từng mét tường để vẽ tranh bảo vệ môi trường

Người dân đi qua vùng Thanh Liệt không khỏi ngỡ ngàng khi thấy trên nhiều con đường, người dân ra sức “cọ rửa” những bức tường bẩn, phủ rêu, dọn vệ sinh xung quanh để bắt đầu vẽ lên những bức tranh nông thôn tươi đẹp. Không ai bảo ai, những con người cần mẫn cạo từng mét tường đến khi trắng bong, rồi họ lại chở đến những thùng sơn để tiếp tục làm đẹp con đường. Trong lúc làm việc, qua những khoảng cách khá xa để phòng, chống dịch, những người “quét tường” không lương í ới trò chuyện với nhau khiến con nắng ban trưa vì thế mà dịu đi, để lại những giọt mồ hôi thấm qua nếp áo.

Một người dân chia sẻ rằng, ở Thanh Liệt, bà con không chỉ “tối lửa tắt đèn có nhau”, mà trong mỗi hoạt động đều chung sức đồng lòng. Chẳng bàn bạc quá nhiều, cũng chẳng bày vẽ to tát, chỉ cần những việc làm ấy có ý nghĩa với cộng đồng, xã hội, với bản thân mỗi người dân là họ cùng nhau “ra quân”.

Vào những ngày này, quanh những gốc đa, những đoạn “bùng binh”, những khu vực vui chơi… sắc hoa hồng, hoa tím, hoa vàng rực rỡ. Không chỉ trồng hoa trên đất, người dân xã còn tạo ra những con đường hoa bằng những giỏ hoa treo cao. Hoa được treo trên những cột đèn, những giá đựng hoa hình tròn, hình vuông, hoa được treo trên những bức tường trong ngõ xóm, được treo trên tường rào của những cơ quan, doanh nghiệp… đến từng nhà dân; hoa được trồng trong chậu lớn, chậu nhỏ đặt quanh cây đa, giếng nước, sân đình, cổng làng… Đâu đâu cũng ngập tràn sắc hoa.

Kỳ 1: Bê tông hóa nhưng không đánh mất bản sắc
Người dân xã Phú Xuyên cùng nhau trồng hoa làm đẹp cảnh quan nông thôn mới

Tự hào về con đường hoa với sự chung tay của bà con tạo nên, xua tan đi không khí ảm đạm của những ngày dịch bệnh, chị Bùi Thị Mai - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Thanh Liệt chia sẻ: “Người dân xã rất đoàn kết, chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sạch đẹp, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng; ngăn chặn tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh, tập kết rác thải sinh hoạt không đúng giờ mất mỹ quan đô thị; và đây cũng là minh chứng trực quan sống động đối với công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức của cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân trong việc tham gia các hoạt động giữ gìn vệ sinh môi trường, tích cực trồng và chăm sóc các loại cây, hoa trên các tuyến đường làm đẹp cảnh quan môi trường quê hương Thanh Liệt”.

Vun đắp tình làng nghĩa xóm

“Dân ta nhớ một chữ đồng/Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”, đó là câu ca dao mang truyền thống văn hóa tốt đẹp của những người dân cho đến ngày nay, đặc biệt là ở những vùng nông thôn của Thủ đô. Nhưng cũng có một câu ca dao mà ai cũng nhớ, đó là “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.

Đến với xã Phú Yên (huyện Phú Xuyên, Hà Nội), hỏi đâu người dân cũng biết nhà em Nguyễn Văn Duy bởi hoàn cảnh đặc biệt của em. Năm nay, tuy đã lên 8 tuổi nhưng Duy vẫn chưa được cắp sách đến trường vì gia đình hoàn cảnh khó khăn, mẹ em sức khỏe yếu, lại bị ảnh hưởng thần kinh nên không nhận thức và chăm sóc bản thân. Hiện nay 2 mẹ con em phải ở nhờ nhà người thân. Thế nhưng, em không đơn độc. Hằng ngày, nhờ sự cưu mang của anh chị em, hàng xóm láng giềng, cuộc sống của Duy được đỡ đần phần nào.

Chia sẻ với hoàn cảnh của Duy, các chị em ở thôn, xóm, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Phú Yên và Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Phú Xuyên đã quyên góp, giúp đỡ, tặng xe đạp, bàn ghế, đồ dùng học tập, giúp em làm hồ sơ nhập học để em được đến trường. Không những thế, các bà, các mẹ trong Hội Phụ nữ xã còn thường xuyên đến dọn nhà, giúp đỡ nấu cơm cho Duy và hướng dẫn em học bài. Tinh thần tương thân, tương ái ấy đã động viên em để bước những bước đầu tiên trên chặng đường đến với con chữ.

Kỳ 1: Bê tông hóa nhưng không đánh mất bản sắc
Hình ảnh cảm động khi những phụ nữ mang khẩu trang tới đeo cho cụ già ở huyện Phú Xuyên.

Chia sẻ với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Hải, bác của Duy cho biết, nhờ có sự quan tâm của bà con xã nên Duy đã có sách vở đến trường, có đồ dùng học tập để học tiểu học ở Trường Tiểu học Phú Yên. Năm nay nếu dịch Covid-19 không quay trở lại thì Duy cũng đã được thi học kỳ và kết thúc năm học.

Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Phú Yên cũng cho biết, cùng với sự giúp đỡ của địa phương, trong thời gian tới Hội tiếp tục quan tâm, giúp đỡ mẹ Duy được đi khám, điều trị bệnh và đồng hành cùng Duy trong chặng đường phía trước.

Tinh thần tương thân, tương ái của người dân Phú Xuyên còn được thể hiện khi ngày càng có nhiều mảnh đời khó khăn được nâng đỡ, chăm sóc. Đinh Đức Vinh (học sinh lớp 11, Trường Trung học phổ thông Phú Xuyên A) bị ung thư máu, gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Trước hoàn cảnh và bệnh tình của Vinh, các cấp Hội Phụ nữ huyện Phú Xuyên và nhân dân địa phương đã ủng hộ số tiền gần 170 triệu đồng, trong đó các cấp Hội giúp đỡ hơn 20 triệu đồng từ mô hình “Thu gom phế liệu gây quỹ vòng tay nhân ái” và số tiền vận động các nhà hảo tâm để giúp Vinh điều trị căn bệnh hiểm nghèo.

Chị Hoàng Thị Ngần, mẹ Vinh, chia sẻ: “Tình cảm mà các chị ở Hội Phụ nữ và bà con trong xã đối với gia đình đã động viên cháu Vinh và chúng tôi rất nhiều. Các chị đã rất vất vả, xin nhận của chúng tôi một lời cảm tạ”...

Còn rất nhiều những bản sắc văn hóa khác vẫn còn tồn tại trong đời sống mỗi người dân Thủ đô. Ví như ở làng quê Thạch Thất, người dân quay quần sớm tối bên nhau, cùng nhau sinh hoạt cộng đồng, giữ gìn văn hóa cồng chiêng của người Mường, cùng nhau ca những điệu chèo cổ để giao lưu, giữ gìn sự gắn kết. Ví như ở xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, người dân đã chung tay góp vào nguồn xã hội hóa để khôi phục Lễ hội đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân… Ở nhiều vùng quê được “bê tông hóa” khác, người dân vẫn có thói quen sinh hoạt văn hóa ở sân đình, cùng chơi những trò chơi dân gian, nghe già làng kể chuyện sự tích…

“Bê tông hóa” nhưng không đánh mất cây đa, giếng nước, sân đình; có bát ăn bát để nhưng tối lửa tắt đèn vẫn có nhau, đó mới chính là bản sắc văn hóa nông thôn Việt.

Bảo Thoa

Bài 2: Giữ hồn văn hóa khi “phố tiến về làng”

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 16/1, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình giao lưu, tôn vinh các tập thể, cá nhân xuất sắc tiêu biểu đại diện cán bộ Công an xã, thị trấn và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội - một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Hà Nội.
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025

(LĐTĐ) Chào mừng Tết Dương lịch năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm với 6 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp. Hàng triệu người dân hân hoan, mãn nhãn với màn pháo hoa đẹp rực rỡ kéo dài 15 phút.
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

(LĐTĐ) Hưởng ứng các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, nhằm thúc đẩy và phát triển đa dạng, đặc sắc các sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Ba Đình phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch đêm với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”.
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Đáng chú ý, vượt qua hàng nghìn tác phẩm, loạt bài viết "Phát triển kinh tế làng nghề - làm sao để “được nhiều hơn mất”?" của Báo Lao động Thủ đô đã giành giải Ba cuộc thi viết Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sông Đáy thuở xưa

Sông Đáy thuở xưa

(LĐTĐ) Mỗi lần nghe những giai điệu da diết chứa chan tình quê của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp, trong tôi lại trào dâng niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ quê mình: “Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ/ Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát/ Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà”… Có lẽ đúng là vậy, không chỉ riêng tôi mà trong trái tim mỗi người, ai cũng có một dòng sông để thương, để nhớ.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Xem thêm
Phiên bản di động