Điều trị dính phanh lưỡi ở trẻ em
Hỗ trợ trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng | |
Hơn 90% trẻ em trên thế giới hít thở không khí ô nhiễm hàng ngày |
Theo các chuyên gia y tế, dính phanh lưỡi là một bất thường về cấu trúc giải phẫu bẩm sinh. Nguyên nhân cho đến nay vẫn chưa được làm rõ. Bất kì ai cũng có thể bị dính phanh lưỡi khi sinh ra.
Hình ảnh bệnh nhi bị dính phanh lưỡi. (Ảnh: BVCC) |
Dính lưỡi được chia làm 4 độ: Độ 1, độ 2, độ 3 và độ 4. Hiện nay, trẻ bị dính lưỡi độ 3 và độ 4 có thể được điều trị bằng phương pháp mổ laser không gây chảy máu, hiệu quả điều trị cao
Tuy nhiên, dính lưỡi được chỉ định phẫu thuật tùy theo từng độ. Trong đó, có các bệnh nhi dính lưỡi độ 3 và độ 4. Hoặc các trường hợp dính lưỡi độ 1 và độ 2, có thêm các biểu hiện lâm sàng và rối loạn chức năng lưỡi sau: Khó bú, khó phát âm, khó nuốt, không có khả năng cong lưỡi lên môi trên hoặc môi dưới. Lưỡi không có khả năng cong chạm vòm miệng khi há miệng thè lưỡi ra ngoài đầu lưỡi bị chẻ hình chữ V.
Đối với việc chăm sóc trẻ sau phẫu thuật dính lưỡi, các bậc phụ huynh cũng cần rất chú ý và cẩn trọng. Thông thường, sau phẫu thuật, tại chỗ cắt dính lưỡi thường có vết màu trắng, đó là diễn biến bình thường sau mổ bằng laser, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng, các hiện tượng này sẽ hết và vết tổn thương sẽ lành sau một vài tuần. Đồng thời, cần theo dõi chăm sóc trẻ, không cho trẻ ngậm hoặc cắn các vật cứng để tránh chảy máu, không cho trẻ sờ vào vùng phẫu thuật để tránh nhiễm trùng.
Về chế độ dinh dưỡng: Sau phẫu thuật trẻ có thể uống sữa hoặc ăn thức ăn lỏng, mềm và nguội. Đồng thời, các bậc phụ huynh nên cho trẻ uống nhiều nước để làm sạch miệng. Đối với trẻ lớn: Hướng dẫn trẻ vận động lưỡi ngay sau mổ, uốn lưỡi lên trên, thò lưỡi ra ngoài. Trẻ nhỏ: Vệ sinh dưới lưỡi, nâng lưỡi lên trên. Sau khi vết thương lành nên hướng dẫn trẻ thực hiện vận động lưỡi, giúp lưỡi di động tốt.
Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, triệu chứng của dính phanh lưỡi: Khó bú ở trẻ sơ sinh; khó nuốt ở trẻ ăn dặm; chậm nói; khó phát âm; nói ngọng; chủ yếu trẻ phát âm sai các phụ âm: r, s, z. Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu bất thường trên, gia đình nên đưa trẻ đi khám sớm để được chẩn đoán và chọn lựa phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47