Điều chỉnh tuổi nghỉ hưu tránh gây sốc thị trường lao động
Bài 3: Giải bài toán xác định mốc tuổi nghỉ hưu | |
Nâng tuổi nghỉ hưu và làm thêm giờ: Không nên đánh đồng | |
Tăng tuổi nghỉ hưu cần lấy ý kiến rộng rãi nhân dân |
Đã tinh giản biên chế lại tăng tuổi hưu, có nên?
Trước phiên thảo luận tại hội trường chiều 12/6, qua tổng hợp ý kiến thảo luận tại các tổ ngày 29/5 của Tổng thư ký Quốc hội cho thấy, có rất nhiều ý kiến khác nhau về tuổi nghỉ hưu. Tại dự thảo, Chính phủ trình 2 phương án để Quốc hội xem xét, cho ý kiến.
Toàn cảnh phiên họp |
Phương án 1, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường: Cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi. Phương án 2, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường: Cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với nam và 6 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.
Tuy nhiên, Chính phủ đề xuất lựa chọn phương án 1 vì đây là phương án có ưu điểm hơn, phòng tránh cao hơn các rủi ro khi điều chỉnh tuổi đối với thị trường lao động, tránh gây sốc thị trường lao động, giữ được ổn định xã hội và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Trao đổi với PV, một nữ đại biểu cho biết: Là phụ nữ mới thấu hiểu nỗi khổ của việc “mang nặng, đẻ đau”, mất sức ra sao. Đấy là chưa kể đến việc tề gia, nội trợ, còn đi làm kiếm tiền như đàn ông. Bởi thế, không phải ngẫu nhiên Bộ luật Lao động hiện hành quy định nữ 55 tuổi nghỉ hưu. Còn nay, chưa xét đến yếu tố lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu, mà chỉ bàn đến mốc tuổi nghĩ hưu nữ nâng lên 60 là chưa hợp lý, bởi nếu xác định nâng tuổi nghỉ hưu của nam lên 62 thì nữ cùng lắm nâng lên tuổi lên 57. Cạnh đó, cùng với việc khống chế tuổi nghĩ hưu, Luật cũng nên quy định rõ (hạn chế quy định khung phải dùng đến nghị định) là ngành nghề nào thì nghỉ hưu ở mốc tuổi nào. Ví như lao động nặng nhọc có thể cho nữ nghỉ hưu trước tuổi 55. Còn một số cử tri thì cho rằng, chỉ nên nâng tuổi nghỉ hưu đối với những chuyên gia, nhà khoa học ( ví như GS, TS đầu ngành của ngành Y, các ngành nghiên cứu khoa học), còn quản lý Nhà nước thì không nên tăng. |
Qua bản tổng hợp thảo luận tại tổ, nhiều ý kiến tán thành tăng tuổi nghỉ hưu, nhưng cần đánh giá, phân loại và có danh mục cụ thể theo từng nhóm lao động cụ thể để xác định rõ những nhóm có thể tăng tuổi nghỉ hưu, những ngành nghề, công việc đặc thù không nên tăng (người lao động trực tiếp, giáo viên mầm non, tiểu học, nghệ sĩ xiếc, người làm nghệ thuật, vận động viên thể thao và cán bộ, công chức cấp xã…).
Đồng thời, nhiều đại biểu đề nghị ban soạn thảo làm rõ cơ sở khoa học của đề xuất tăng tuổi hưu lên 60 đối với nữ và 62 đối với nam. Cạnh đó, một số ý kiến đề nghị đánh giá tác động toàn diện, thận trọng trên nhiều khía cạnh: Tuổi thọ và tuổi thọ mạnh khỏe, đặc thù lao động Việt Nam chủ yếu là lao động giản đơn, thủ công, hao tốn sức lực, các nước trên thế giới tăng tuổi nghỉ hưu do thiếu hụt lao động trong khi Việt Nam có lực lượng lao động trẻ, dồi dào cần được tạo điều kiện tham gia thị trường lao động…
Thậm chí, một số đại biểu còn băn khoăn về đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu trong bối cảnh đang thực hiện tinh giản biên chế, công tác quy hoạch cán bộ, cơ hội giải quyết việc làm cho lao động trẻ, nhiều doanh nghiệp không muốn sử dụng lao động lớn tuổi… Ý kiến khác cho rằng nên thực hiện tăng tuổi nghỉ hưu theo 2 giai đoạn, trước mắt tăng khoảng 2 - 3 tuổi đối với nữ, 2 tuổi đối với nam, sau một thời gian sẽ điều chỉnh tiếp thì dễ đồng thuận xã hội hơn quy định ngay lộ trình tăng 5 tuổi đối với nữ.
Quan tâm đến lao động trực tiếp
Cũng qua thảo luận, một số ý kiến khác cho rằng, tăng tuổi nghỉ hưu sẽ ảnh hưởng đến khả năng việc làm của nhóm lao động trẻ, gây xáo trộn đối với thị trường lao động và có ảnh hưởng tiêu cực khác đến mối quan hệ cung cầu lao động. Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Tạ Văn Hạ phân tích, việc tăng tuổi nghỉ hưu không chỉ có tác động đến quỹ bảo hiểm xã hội, vấn đề già hóa dân số mà còn tác động không nhỏ tới cơ hội việc làm của giới trẻ. Bên cạnh lý do tuổi thọ tăng lên và Quỹ bảo hiểm xã hội không cân đối, chúng ta phải chú ý đến cơ hội, nghề nghiệp của thế hệ trẻ vì hiện nay, nhiều sinh viên ra trường mà không có việc làm.
Đánh giá với tư cách là lãnh đạo của tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, đại biểu Ngọ Duy Hiểu (Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho rằng, việc tăng tuổi nghỉ hưu phù hợp với những quốc gia thiếu lao động, trong khi ở Việt Nam, mỗi năm có hơn 1 triệu lao động thất nghiệp, lại đang trong thời kỳ giảm biên chế. Đại biểu Ngọ Duy Hiểu phân tích, tại Việt Nam, lao động nặng nhọc chiếm tỷ lệ rất cao trên thị trường lao động, không phù hợp để làm việc khi đã lớn tuổi.
Chủ doanh nghiệp cũng không muốn sử dụng người lớn tuổi làm việc trực tiếp, người lao động cũng vậy nên nếu tăng tuổi hưu, năng suất lao động sẽ không cao. Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khẳng định, việc này sẽ càng khiến cho một lượng lớn lao động trẻ thiếu việc làm, gây hậu quả rất lớn cho xã hội. Tuy nhiên, nếu cần thiết phải tăng tuổi về hưu thì Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đồng ý với Phương án 1 trong dự thảo.
Sở dĩ chọn phương án 1 là nhằm đảm bảo có lộ trình, giảm tác động không tốt đến các chính sách kinh tế xã hội tổng thể. Kinh nghiệm của một số nước tăng tuổi nghỉ hưu vừa qua cho thấy, tăng tuổi nghỉ hưu nhanh có thể tạo nên “cú sốc”, ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách kinh tế - xã hội của đất nước, sau đó, để khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực này sẽ rất khó khăn.
Theo lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, khi triển khai thực hiện, cần xem xét đối với đối tượng là công nhân lao động trực tiếp trong khu vực sản xuất, dịch vụ và một số ngành nghề đặc thù. Thực tế, hiện nay rất nhiều lao động nữ đang làm việc trong các ngành dệt may, da giày, chế biến thủy sản, lắp ráp điện tử bị người sử dụng lao động cho nghỉ việc ở tuổi 30-35 với lý do sức khỏe không đáp ứng yêu cầu sản xuất.
Bên cạnh đó, những lao động làm việc chân tay còn phải đối mặt với một nguy cơ nữa là bị mất việc trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. “Nhiều công nhân viên chức, người lao động đang làm việc cho rằng nghị tuổi nghỉ hưu cần được tính toán dựa trên nguyên tắc hợp lý: Nguyên tắc đóng hưởng, bình đẳng giới và công bằng giới. Nhà nước nên đưa ra trần nghỉ hưu và trao quyền quyết định nghỉ hưu cho người lao động” - đại biểu Ngọ Duy Hiểu cho hay.
H.P
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Sự kiện 24/01/2025 10:16
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2
Sự kiện 23/01/2025 19:54
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 23/01/2025 18:07
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Sự kiện 23/01/2025 15:55
Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ thành công tốt đẹp, thông qua Tuyên bố Cần Thơ
Sự kiện 21/01/2025 21:48
Hà Nội: Xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả
Sự kiện 21/01/2025 15:18
Hà Nội đi đầu trong thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
Sự kiện 21/01/2025 12:10
Hoàn thành nhiều công việc mang tính chiến lược cho phát triển Thủ đô
Sự kiện 21/01/2025 10:54
Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội họp về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TƯ
Sự kiện 21/01/2025 09:20
Báo chí thực hiện tốt công tác tuyên truyền định hướng lớn của Đảng về "kỷ nguyên mới"*
Sự kiện 20/01/2025 22:13