Diệt giặc đói, giặc dốt trong thời kỳ mới
Quyết tâm xây dựng đất nước phồn vinh | |
Nhiều lần Bác dặn phải vì lợi ích của nhân dân |
Người nêu ra biện pháp khắc phục: “Tôi đề nghị với Chính phủ là phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất… Tôi đề nghị mở một cuộc lạc quyên. Mười ngày một lần, tất cả đồng bào chúng ta nhịn ăn một bữa. Gạo tiết kiệm được sẽ góp lại và phát cho người nghèo”.
Bác Hồ thăm các cụ tham gia lớp bình dân học vụ.(Ảnh tư liệu) |
Từ đây nhân dân cả nước đã nô nức mở phong trào diệt giặc đói, giặc dốt. Theo thống kê, đến đầu năm 1946, tức là chỉ bốn tháng sau cách mạng, công tác đê điều đã hoàn thành. Đồng thời với việc đắp đê, với khẩu hiệu “tấc đất, tấc vàng”, chính quyền và nhân dân cả nước ra sức cải tạo đất công cộng còn trống như sân bãi, vỉa hè, bờ đê để trồng trọt, nhất là hoa màu ngắn ngày. Kết quả sản lượng hoa màu đã tăng gấp bốn lần so với thời kỳ Pháp thuộc. Chỉ trong năm tháng đã đạt 614.000 tấn, qui ra thóc là 506.000 tấn, hoàn toàn có thể bù đắp được số thiếu hụt của vụ mùa năm 1945. Bằng chứng rõ nhất là dân không đói, giá thóc gạo không tăng mà lại giảm. Giặc đói đã bị đánh lui.
Ngày 8/9/1945, Chính phủ ban hành sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ (BDHV) quyết định thành lập cho nông dân và thợ thuyền những lớp học bình dân buổi tối, chỉ sau một năm hoạt động Bình dân học vụ (08/09/1945 đến 08/09/1946) đã có 2.520.678 người thoát nạn mù chữ (dân số lúc đó là 22 triệu người).
Phát huy tinh thần diệt giặc đói, giặc dốt trong 70 năm qua; đặc biệt trong 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, công tác xóa đói, giảm nghèo gắn nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí đã được Đảng, Nhà nước đặc biệt qua tâm. Các chương trình, nghị quyết về xóa đói, giảm nghèo; phát triển mạng lưới giáo dục-đào tạo đã được các cơ quan quản lý nhà nước ban hành kịp thời. Trong giai đoạn giai đoạn 2011 - 2015, Ngân sách Trung ương đã bố trí trên 32.000 tỷ đồng, huy động thêm nguồn lực từ xã hội khoảng hơn 10.000 tỷ đồng để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Cùng với nguồn lực của trung ương, các địa phương đã chủ động bố trí nguồn lực, tổ chức thực hiện đầy đủ các chính sách giảm nghèo trên địa bàn, như: Chính sách tín dụng ưu đãi; mua thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo và hỗ trợ mệnh giá bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo; chính sách hỗ trợ trong giáo dục - đào tạo; chính sách hỗ trợ nhà ở; chính sách trợ giúp pháp lý, hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và các chính sách đặc thù theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ; xây dựng, nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả. Với những giải pháp đồng bộ về chính sách và ưu tiên nguồn lực, tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 14,2% năm 2010 xuống còn 11,76% cuối năm 2011 (giảm 2,24%), 9,6% cuối năm 2012 (giảm 2,16%) và 7,8% cuối năm 2013 (giảm 1,8%). Đến cuối năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 1,8 - 2%/năm (từ 7,8% xuống còn 5,8 -6%); dự kiến đến cuối năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn dưới 5% theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Chính phủ “Dù đã đạt nhiều thành quả, song công cuộc xóa đói giảm nghèo vẫn gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, tỷ lệ tái nghèo hàng năm còn cao, chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Mặc dù tỷ lệ nghèo đã giảm nhanh ở các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, nhưng nhiều nơi tỷ lệ nghèo vẫn còn trên 50%, cá biệt còn trên 60 - 70%. Số hộ nghèo là dân tộc thiểu số chiếm gần 50% tổng số hộ nghèo trong cả nước, thu nhập bình quân của hộ dân tộc thiểu số chỉ bằng 1/6 mức thu nhập bình quân của cả nước”.
... Từ bài học diệt giặc đói, giặc dốt của Bác trong những tháng năm cách mạng Việt Nam “ngàn cân treo sợi tóc”, vấn đề đặt ra hiện nay, ngoài việc ban hành những chủ trương, chính sách kịp thời về xóa đói, giảm nghèo cũng như về đầu tư, điều kiện cần và đủ phải phân bổ nguồn lực đầu tư một cách hợp lý; tránh bằng được căn bệnh đầu tư dàn trải, đầu tư sai mục đích, dẫn đến lãng phí ngân sách đi liền đó là phải triệt để thực hành tiết kiệm.
Tuệ Giang
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Sự kiện 24/01/2025 10:16
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2
Sự kiện 23/01/2025 19:54
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 23/01/2025 18:07
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Sự kiện 23/01/2025 15:55
Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ thành công tốt đẹp, thông qua Tuyên bố Cần Thơ
Sự kiện 21/01/2025 21:48
Hà Nội: Xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả
Sự kiện 21/01/2025 15:18
Hà Nội đi đầu trong thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
Sự kiện 21/01/2025 12:10
Hoàn thành nhiều công việc mang tính chiến lược cho phát triển Thủ đô
Sự kiện 21/01/2025 10:54
Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội họp về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TƯ
Sự kiện 21/01/2025 09:20
Báo chí thực hiện tốt công tác tuyên truyền định hướng lớn của Đảng về "kỷ nguyên mới"*
Sự kiện 20/01/2025 22:13