Diễn đàn "Sống xanh - Gia tài để lại cho con"
Diễn đàn “Tương lai ngành ngân hàng Việt Nam” |
Điều kiện sống hiện nay đang là một chủ đề nóng trên toàn cầu, là nội dung được đề cập đến trong khuôn khổ diễn đàn.
Lời cảnh báo được 500 nhà khoa học trên khắp thế giới đưa ra tại Hội nghị về Nguồn nước diễn ra tại thành phố Bonn của Đức rằng: “Một nửa trong số 9 tỷ dân thế giới có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt vào năm 2050, nếu các chính phủ thất bại trong việc hợp tác bảo vệ nguồn nước.”
Thạc sỹ Trần Văn Hùng thảo luận tại diễn đàn |
Các nhà khoa học Anh Mike Pilling và Crispin Tikel dự báo, với đà nóng lên của Trái đất hiện nay, 200 năm nữa dân số toàn thế giới chỉ còn lại 1/3 do mực nước Thái Bình Dương dâng cao thì một phần đất liền bị nhấn chìm, phần còn lại nhiệt độ quá cao gây rất nhiều khó khăn cho sự sống.
Sự phát triển kinh tế cùng với sự gia tăng dân số không ngừng đang khiến rác thải sinh hoạt và y tế tại các thành phố lớn ở Việt Nam tăng nhanh hơn cả các nước khác trên thế giới. Hiện nay, trung bình mỗi ngày Việt Nam phát sinh 12 triệu tấn rác thải sinh hoạt Khối lượng rác sinh hoạt tăng trung bình 15% một năm. Thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày có trên 7.000 tấn rác thải sinh hoạt, mỗi năm cần tới 235 tỉ đồng để xử lý. Dự kiến đến năm 2020, lượng rác thải đô thị phát sinh là 20 triệu tấn/ngày. Phần lớn từ các thành phố lớn, quản lý và xử lý chất thải rắn đô thị yếu là chôn lấp.
Với lượng rác gom góp được trên toàn thế giới từ 2,5 đến 4 tỉ tấn một năm, thế giới hiện có lượng rác ngang bằng với sản lượng ngũ cốc (đạt 2 tấn) và sắt thép (1 tỉ tấn), (theo Viện nguyên vật liệu Cyclope và Veolia Propreté, công ty quản lý rác lớn thứ hai thế giới.) Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới WB, con người sẽ thải ra môi trường hơn 11 triệu tấn chất thải rắn mỗi ngày vào năm 2100
Ở một khía cạnh nào đó, chúng ta vẫn đang thản nhiên, thờ ơ, dửng dưng với những thay đổi chóng mặt của các điều kiện sống, ngày càng trở nên cạn kiệt và khốc liệt.
Chủ đề này được tổ chức đúng vào Ngày Mẹ Trái Đất (22/4) và được các bậc phụ huynh quan tâm tham gia |
Diễn đàn không chỉ chia sẻ về hiện trạng, kiến thức, kỹ năng mà còn đề cập đến góc độ là những người bố, người mẹ thì di sản của chúng ta để lại cho con mình là gì?
Chủ đề này được tổ chức đúng vào Ngày Mẹ Trái Đất (22/4) và được các bậc phụ huynh quan tâm tham gia, bàn luận sôi nổi xoay quanh các nội dung như : ứng xử có trách nhiệm với thiên nhiên; Tôn trọng các giá trị của cộng đồng ; Bảo vệ đi sản - sự sống và tương lai cho con. Đề cập đến chủ đề “Sống xanh” diễn đàn nhắc tới 2 phạm trù chính là sống trong môi trường “thiên nhiên xanh” và “xã hội xanh”.
Trả lời cho câu hỏi của rất nhiều phụ huynh và các thành viên tham dự diễn đàn về việc cha mẹ cần phải bảo vệ thiên nhiên xanh như thế nào để có thể trở thành gia tài cho con? Họ có thể áp dụng những kinh nghiệm nào để dạy con biết ứng xử có trách nhiệm với môi trường? Làm cách nào để con biết tôn trọng các giá trị của cộng đồng...? Diễn giả, Thạc sĩ Trần Văn Hùng – đã từng là người thành công trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin, có nhiều năm học tập tại Ba Lan, Đức, được biết đến là một chuyên gia giáo dục trẻ tự kỷ, trộm cắp, bỏ nhà… cho rằng: “Có 3 cách đơn giản, dễ nhớ mà bố mẹ có thể thực hiện đó chính là An toàn thực phẩm; Sống thân thiện/bảo vệ môi trường và Xử lý rác thải”.
Về vệ sinh an toàn thực phẩm, cha mẹ cần lựa chọn những nguồn thức ăn sạch cho bữa ăn gia đình. Dạy trẻ luôn rửa tay trước khi ăn, cho con gội đầu, tắm rửa sạch sẽ hàng ngày.
Khi giúp con sống thân thiện với môi trường, cha mẹ nên tăng cường các hoạt động đưa con về với thiên nhiên, tham dự các khóa du lịch xanh để con được khám phá, hòa mình vào đất đai, cây cối, sông, suối biển hồ…
Tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào các hoạt động mít tinh, diễu hành phản đối việc phá hoại môi trường, để cho chính trẻ được nói lên tiếng nói kêu gọi mọi người không chặt phá cây xanh, đổ rác đúng chỗ, không ăn thịt thú rừng... Điều này thường khiến trẻ nhớ được rất lâu về nghĩa vụ, trách nhiệm cần phải bảo vệ môi trường sống.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Môi trường 24/01/2025 07:02
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù
Môi trường 23/01/2025 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/1: Trời nhiều mây, không mưa, đêm và sáng trời rét
Môi trường 22/01/2025 06:10
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/1: Sáng và đêm trời rét
Môi trường 21/01/2025 06:02
Diễn biến thời tiết 10 ngày cuối tháng 1/2025
Môi trường 20/01/2025 06:31
Thời tiết Hà Nội ngày 20/1/2025: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều trời nắng
Môi trường 20/01/2025 06:31
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/1: Gió nhẹ, trưa giảm mây, trời nắng
Môi trường 19/01/2025 06:53
Quyết liệt, kiên trì giữ gìn vệ sinh môi trường chung
Môi trường 18/01/2025 17:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/1: Sáng sớm có sương mù, trời nắng
Môi trường 18/01/2025 06:11
Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý phương pháp làm "sống" lại sông Tô Lịch
Môi trường 17/01/2025 13:54