--> -->

Điện Biên trên đường đổi mới

Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Điện Biên, 70 năm sau ngày giải phóng, Điện Biên hôm nay đã khoác lên mình tấm áo mới hòa với nhịp phát triển của đất nước, đời sống của người dân ngày càng ấm no - hạnh phúc. Kết cấu hạ tầng, văn hóa - xã hội không ngừng phát triển.
Người dân và du khách nô nức đổ về Điện Biên mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ Cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng": Tiếp bước cha anh với tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng, Bác Hồ, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ, đập tan ách thống trị, đô hộ của thực dân Pháp, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Sau năm 1954 khi chiến thắng thực dân Pháp xâm lược, Điện Biên lại tiếp tục bước vào “trận chiến” mới “xóa đói nghèo, kiến thiết lại quê hương”.

Điện Biên trên đường đổi mới
Diện mạo khang trang của thành phố Điện Biên Phủ hôm nay. Ảnh: Phạm An

Nhớ lại thời điểm mảnh đất Điện Biên Phủ những ngày đầu sau giải phóng, ông Vũ Văn Kiệm, người dân phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ chia sẻ: “Quang cảnh lúc bấy giờ hết sức hoang sơ, chỉ có 3,4 nhà ngói, từ Đồi A1 lên đến gần chợ trung tâm không có cơ quan nào cả. Điện Biên Phủ giải phóng rồi nhưng người dân vẫn còn đói khổ, nhất là đồng bào dân tộc, ngày ăn 2 bữa không no”.

Cũng trong thời điểm đó, với khẩu hiệu “Lấy Tây Bắc làm quê hương” nhiều cán bộ, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến cũng đã đồng lòng về quê hương đưa vợ, con lên chung sức cùng với đồng bào các dân tộc Điện Biên xây dựng lại mảnh đất mà họ từng chiến đấu không tiếc máu xương.

Ông Trần Công Chính, Chủ tịch Hội Cựu Thanh niên xung phong tỉnh Điện Biên cho biết: Sau ngày giải phóng, đời sống của đồng bào, nhân dân gặp vô vàn khó khăn. Diện tích lúa nước không nhiều do bà con chỉ quen trồng lúa nương, nhiều diện tích của lòng chảo Mường Thanh cũng chủ yếu để chăn thả gia súc, chưa phát triển được nông nghiệp hoặc phát triển nhỏ lẻ năng suất không cao, giá trị kinh tế thấp, đời sống nhân dân tới 90% là thiếu ăn.

Trước tình hình đó, Đảng, Nhà nước chủ trương nghiên cứu, khảo sát và quyết định đầu tư xây dựng công trình Đại thủy nông Nậm Rốm để giúp người dân mở rộng khai hoang, canh tác trên cánh đồng Mường Thanh.

Hiện mạng lưới đô thị tỉnh Điện Biên đang được mở rộng và phát triển theo định hướng quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh. Công tác quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng được chú trọng, đảm bảo tính toàn diện và đi trước một bước, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch và triển khai các dự án đầu tư xây dựng, chỉnh trang, phát triển đô thị.

Trong giai đoạn 2020 - 2023, tỉnh Điện Biên đã phê duyệt khoảng 20 đồ án quy hoạch tại các khu vực đô thị, đặc biệt là trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ. Đến nay, tỷ lệ phủ quy hoạch chi tiết trên quy hoạch chung trung bình toàn tỉnh đạt khoảng 36%. Đặc biệt, mục tiêu đến năm 2025, tỉnh sẽ đẩy mạnh đổi mới toàn diện, tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, tập trung huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng và đô thị đồng bộ theo hướng hiện đại.

Nhiều công trình lớn được hoàn thành đưa vào sử dụng, đặc biệt phải kể đến sân bay Điện Biên Phủ giúp kết nối 2 vùng kinh tế trọng điểm của đất nước là Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Tỉnh Điện Biên hiện có 22 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 153 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã sẽ được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Các công trình hạ tầng điện, đường, trường, trạm... đã và đang hoàn thiện, đặc biệt, điện lưới đã về những bản làng xa nhất, khó khăn nhất trên địa bàn.

Tới đầu tháng 5/2024, tại huyện Điện Biên Đông, tất cả 198 thôn, bản và thị trấn sẽ có điện lưới quốc gia. Xác định việc có điện lưới để người dân có cơ hội tiếp cận với ánh sáng văn minh, tự lực vươn lên nên nhiều nguồn lực đã được huyện huy động để đầu tư. Từ năm 2023, Thành phố Hồ Chí Minh tham gia đồng hành, hỗ trợ 50 tỷ đồng cho chương trình kéo điện.

Các huyện Mường Nhé, Nậm Pồ, Mường Chà và Tủa Chùa cũng đang đẩy nhanh tiến độ các công trình và huy động các nguồn xã hội hóa. Toàn tỉnh Điện Biên đặt mục tiêu đến hết năm 2025, trên 98% số hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia.

Trong suốt 70 năm qua, dù còn nhiều khó khăn nhưng giáo dục vẫn luôn là ưu tiên trong xây dựng và phát triển mảnh đất Điện Biên. Trong đó, việc kiên cố hóa các trường học, xóa các lớp học tạm là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp chính quyền nhằm đảm bảo mọi trẻ em đều được quan tâm, chăm lo; đảm bảo cho học sinh vùng đồng bào dân tộc đều được tới trường.

Diện mạo mới đã đến với nhiều bản làng của Điện Biên đó là những mái trường, lớp học ngày càng khang trang hơn. Những giáo viên ở vùng sâu, vùng xa yên tâm bám trường, bám lớp. Trường lớp được đầu tư xây dựng khang trang, đáp ứng yêu cầu học tập, giảng dạy là điều kiện tiên quyết nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn các tỉnh miền núi, biên giới khó khăn như Điện Biên.

Tại các huyện vùng cao của tỉnh Điện Biên, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, các trạm y tế xã có vai trò quan trọng. Bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe cho người dân còn nhiệm vụ nữa là vận động bà con tham gia bảo hiểm y tế. Việc này vừa giảm đáng kể chi phí khám, chữa bệnh đồng thời giúp loại bỏ nhiều hủ tục của người dân.

Điện Biên đã và đang tiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Từ đó, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, giảm nghèo nhanh và bền vững. Cùng với nguồn lực đầu tư từ các chương trình mục tiêu quốc gia, Điện Biên đang triển khai nhiều giải pháp, mô hình linh hoạt giúp người dân từng bước tăng thu nhập, có tích lũy tiến tới giảm nghèo bền vững.

Các huyện của tỉnh tiếp tục được đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội liên kết vùng, phục vụ dân sinh, sản xuất, thương mại, lưu thông hàng hóa và cung cấp các dịch vụ xã hội. Các nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững sẽ hỗ trợ nguồn lực xây dựng, nhân rộng trên 200 mô hình, dự án giảm nghèo nhằm tạo sinh kế, việc làm, thu nhập bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo ở tại các huyện, thị của Điện Biên, để đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo tại đây.

Tại hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Điện Biên, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tổ chức mới đây vào giữa tháng 3 vừa qua, tỉnh Điện Biên cũng thể hiện quyết tâm rất rõ, từ nay tới năm 2030 địa phương sẽ được quy hoạch để trở thành một trong những trung tâm du lịch, dịch vụ, y tế của vùng, gắn với 4 trục động lực, 3 vùng kinh tế và 4 cực tăng trưởng, lấy việc đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đi trước là đột phá.

Ông Lê Thành Đô, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên khẳng định, trong thời gian tới, lãnh đạo tỉnh cam kết sẽ nỗ lực, năng động đổi mới sáng tạo, quyết liệt hơn nữa trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành theo tinh thần chủ động, nhạy bén, nắm chắc thời cơ, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, quyết tâm xây dựng và phát triển tỉnh Điện Biên thành tỉnh phát triển khá trong khu vực.

Năm 2022, tỉnh Điện Biên đứng thứ 2 về tốc độ tăng trưởng trong số 14 tỉnh khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, xếp thứ 24/63 tỉnh, thành trong cả nước, là mức tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm gần đây. Năm 2023, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh ước đạt 7,1%, cao hơn so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, đạt khá cao so với bình quân chung cả nước, thuộc tốp đầu của 14 tỉnh trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 1.750 tỷ đồng và cũng là năm đầu tiên du lịch của tỉnh cán mốc 1 triệu lượt khách.Tỷ lệ hộ nghèo hiện chỉ còn khoảng 26%.

Hà Phong - Phạm An

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lan tỏa mô hình hay, sáng tạo trong học và làm theo Bác

Lan tỏa mô hình hay, sáng tạo trong học và làm theo Bác

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, 10 năm qua quận Tây Hồ đã đạt nhiều kết quả khá toàn diện. Nhiều cách làm mới, sáng tạo, thiết thực tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực có sức lan tỏa, sâu rộng trong toàn Đảng bộ quận.
Bảo đảm tốt hơn quyền con người của người đang chấp hành án phạt tù

Bảo đảm tốt hơn quyền con người của người đang chấp hành án phạt tù

Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, ngày 24/5, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang đã trình dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thi hành Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra hiện nay.
Cần quyết liệt xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế

Cần quyết liệt xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế

Sau vụ gần 600 loại sữa giả bị phát hiện, dư luận lại bức xúc với chuyện thuốc giả, thực phẩm chức năng giả, thiết bị y tế giả… bị cơ quan chức năng triệt phá. Đáng lo ngại, khi một số sản phẩm này đã được bán trên thị trường trong suốt thời gian dài. Đây là hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa từ các cơ quan chức năng và cộng đồng doanh nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Công an: Cho phép mua bán dữ liệu cá nhân là cho phép mua bán quyền con người

Bộ trưởng Bộ Công an: Cho phép mua bán dữ liệu cá nhân là cho phép mua bán quyền con người

Bộ trưởng Lương Tam Quang cho rằng, nếu không quy định việc cấm mua bán dữ liệu cá nhân như hàng hóa thông thường và có chế tài xử lý nghiêm minh thì thực tiễn sẽ phát sinh rất nhiều những phương thức, thủ đoạn để hình thành chợ đen về dữ liệu cá nhân, gây hậu quả thiệt hại rất lớn.
Hội đồng Tiền lương quốc gia có chủ tịch mới

Hội đồng Tiền lương quốc gia có chủ tịch mới

Theo quyết định kiện toàn của Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Mạnh Khương làm tân chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia.
Nhà ở xã hội vẫn vượt quá xa khả năng của người lao động

Nhà ở xã hội vẫn vượt quá xa khả năng của người lao động

Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về Dự thảo Nghị quyết thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội ngày 24/5, đại biểu Quốc hội Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương) đã chia sẻ những gửi gắm của người lao động đến Quốc hội.
Kinh tế tư nhân - Động lực quan trọng của nền kinh tế quốc gia

Kinh tế tư nhân - Động lực quan trọng của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị đặt ra mục tiêu đến năm 2030, kinh tế tư nhân (KTTN) là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia; là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số…; Ngoài ra, Nghị quyết còn đặt ra các mục tiêu cụ thể như phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu…

Tin khác

Mưa lũ khiến 28 nhà bị thiệt hại, 56 vị trí đường giao thông sạt lở

Mưa lũ khiến 28 nhà bị thiệt hại, 56 vị trí đường giao thông sạt lở

Mưa lớn, ngập lụt, sạt lở trong ngày 23/5 đã gây thiệt hại cho các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn.
Người dân được đảm bảo an toàn thông tin khi thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến

Người dân được đảm bảo an toàn thông tin khi thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến

Việc thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến trên dịch vụ công của Hà Nội hoặc dịch vụ công quốc gia, người dân đều nhập bằng thông tin VNeID, do đó người dân cần chú ý không cung cấp thông tin cho những trang web không chính thống, web lạ, không đáng tin cậy để tránh bị lừa đảo, giả mạo...
4 tháng đầu năm 2025 có 15.614 căn hộ nhà ở xã hội được hoàn thành

4 tháng đầu năm 2025 có 15.614 căn hộ nhà ở xã hội được hoàn thành

Theo Bộ Xây dựng, 4 tháng đầu năm 2025 có 15.614 căn hộ nhà ở xã hội được hoàn thành. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này vẫn còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác phát triển nhà ở xã hội, chưa có dự án được khởi công hoặc có dự án được khởi công, nhưng tỷ lệ hoàn thành thấp...
Cảnh báo chiêu trò “nháy máy 3 giây”: Thủ đoạn không thể coi thường

Cảnh báo chiêu trò “nháy máy 3 giây”: Thủ đoạn không thể coi thường

Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ, các chiêu trò lừa đảo qua điện thoại ngày càng tinh vi. Một trong những thủ đoạn đang gây phiền toái và tiềm ẩn nhiều rủi ro hiện nay là hiện tượng “nháy máy 3 giây”, những cuộc gọi chớp nhoáng từ số lạ, đặc biệt là đầu số quốc tế, chỉ kịp đổ chuông rồi ngắt.
Tháng Năm, thương một mùa sen

Tháng Năm, thương một mùa sen

Tháng Năm đã về, hạ hồng đã rải nắng xuống những con đường và những cánh đồng. Cái nắng nồng nàn và cơn mưa vội vàng của mùa hạ làm tôi nhớ đến những mùa sen ở quê nhà!
Giải mã cơn sốt Lightstick trong giới trẻ

Giải mã cơn sốt Lightstick trong giới trẻ

Với giá bán lại dao động từ 4,5 đến 6 triệu đồng, thậm chí có thời điểm chạm mốc 10 triệu đồng cho một chiếc lightstick (gậy phát sáng). Điều này biến “HELLO, Day-G” trở thành một trong những lightstick cá nhân đắt đỏ nhất từng được săn đón tại Việt Nam.
Phim “Chốt đơn” do hoa hậu Thùy Tiên đóng chính có khả năng sẽ bị “đắp chiếu”

Phim “Chốt đơn” do hoa hậu Thùy Tiên đóng chính có khả năng sẽ bị “đắp chiếu”

Phim “Chốt đơn” do hoa hậu Thùy Tiên đóng chính có khả năng sẽ bị “đắp chiếu” vĩnh viễn sau thông tin nàng hậu bị khởi tố.
Học bơi giúp trẻ em phát triển toàn diện

Học bơi giúp trẻ em phát triển toàn diện

Học bơi không chỉ là cách phòng chống đuối nước hiệu quả, mà còn giúp trẻ rèn luyện sức khỏe, tinh thần và kỹ năng sống. Tại Hà Nội, các chương trình dạy bơi đang góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng sống, tạo nền tảng cho một thế hệ khỏe mạnh và tự tin.
Mukbang, trào lưu tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Mukbang, trào lưu tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Trào lưu Mukbang, với hình ảnh các streamer tiêu thụ lượng lớn thức ăn trước ống kính, đã lan rộng từ Hàn Quốc ra toàn cầu trong hơn một thập kỷ qua. Ban đầu được xem là một hình thức giải trí lạ mắt và là phương tiện kết nối xã hội ảo, nhất là trong bối cảnh giãn cách do đại dịch, Mukbang ngày càng thu hút sự quan tâm không chỉ bởi tính hấp dẫn mà còn bởi những ảnh hưởng tiềm ẩn đến sức khỏe và hành vi của người xem.
Press Cup 2025: Điểm hẹn thể thao đầy cảm xúc, nơi gắn kết những người làm báo

Press Cup 2025: Điểm hẹn thể thao đầy cảm xúc, nơi gắn kết những người làm báo

Ngày 19/5/2025, tại trụ sở Báo Nhân Dân đã diễn ra buổi Họp báo và công bố vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 9, năm 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động