Dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực giới tại cộng đồng: Chính sách, thực tiễn và giải pháp
Hoạt động này nằm trong khuôn khổ dự án Nâng cao nhận thức và tiếng nói của cộng đồng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc trong ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới (viết tắt là dự án SUSO) do Liên minh Châu Âu tài trợ.
Tại hội thảo, đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, các khách mời và đặc biệt là những người đang trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực giới tại cộng đồng đã chia sẻ về thực trạng cung cấp những dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực giới, thảo luận về những rào cản trong tiếp cận dịch vụ của người bị bạo lực và những giải pháp để cải thiện chất lượng dịch vụ.
Bà Khuất Thu Hồng (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội) chia sẻ tại hội thảo. |
Kết quả điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2019 cho thấy, cứ 3 phụ nữ thì có gần 2 người trong cuộc đời phải chịu một hoặc hơn một hình thức bạo lực thể xác, tình dục, tinh thần và bạo lực kinh tế cũng như kiểm soát hành vi do chồng gây ra và gần 32% phụ nữ bị bạo lực hiện thời (trong 12 tháng qua).
Phần lớn phụ nữ chấp nhận chịu đựng bạo lực. Hầu hết phụ nữ (90,4%) bị bạo lực về thể xác và/hoặc tình dục do chồng/bạn tình gây ra không tìm kiếm bất kỳ sự hỗ trợ nào từ các dịch vụ hỗ trợ nhà nước.
Tình trạng bạo lực với phụ nữ vẫn được che giấu do định kiến giới còn khá phổ biến trong xã hội. Sự im lặng, kỳ thị của cộng đồng và “văn hóa đổ lỗi” là những rào cản khiến người bị bạo lực không dám lên tiếng và tìm kiếm sự giúp đỡ. Bạo lực đối với phụ nữ tạo ra những hậu quả nghiêm trọng cho phát triển kinh tế và sức khỏe thể chất, tinh thần phụ nữ.
“Bên cạnh việc thúc đẩy các dịch vụ chuyên nghiệp hỗ trợ người bị bạo lực, rất cần phải thể chế hóa và nâng cao chất lượng các các dịch vụ tại cộng đồng bao gồm: Nơi tạm lánh an toàn, đường dây nóng từ công an hỗ trợ kịp thời, cơ sở y tế áp dụng đúng hướng dẫn sàng lọc người bị bạo lực. Và quan trọng hơn tất cả đó là cần có một cơ chế phối hợp rõ ràng giữa các dịch vụ khác nhau ở cùng một cấp và giữa các cấp khác nhau” - bà Lê Thị Hồng Giang (Cố vấn về Giới của tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam) cho biết.
Tiểu phẩm về bình đẳng giới. |
Tại Việt Nam, báo cáo nghiên cứu mới nhất mà Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên và CARE tiến hành cho thấy có sự hiện diện của các dịch vụ trợ giúp pháp lý, tư vấn tâm lý và nhà tạm lánh hỗ trợ cho người bị bạo lực giới từ cấp trung ương tới xã/thôn. Tuy vậy, sự hiện diện của từng dịch vụ tại các cấp khác nhau với từng loại hình dịch vụ có sự khác biệt. Dịch vụ trợ giúp pháp lý hiện diện xuyên suốt từ trung ương tới địa phương nhưng nhà tạm lánh và dịch vụ tư vấn thì mới chỉ có ở trung ương và một số tỉnh.
Sự hiện diện chưa đồng đều của các loại hình dịch vụ đã là vấn đề, việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ hỗ trợ đối với nạn nhân cũng còn nhiều hạn chế. Nhiều trường hợp người bị bạo lực giới không có khả năng tiếp cận các dịch vụ trợ giúp, đặc biệt là người bị bạo lực tại các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Tỷ lệ người bị bạo lực tìm kiếm các biện pháp bảo vệ chính thức còn thấp, đặc biệt là nạn nhân bị quấy rối tình dục, bạo lực tình dục do tâm lý e ngại, xấu hổ.
Tại hội thảo, các chuyên gia, khách mời đã thảo luận về những rào cản khiến người bị bạo lực chưa tiếp cận dịch vụ, cũng như chia sẻ những kinh nghiệm trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ cho người bị bạo lực giới tại các vùng dân tộc thiểu số do dự án SUSO triển khai tại tỉnh Điện Biên từ năm 2018 đến nay.
“Trong quá trình hình thành và phát triển các dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực giới, sự tham gia tích cực và chủ động của các ban, ngành liên quan cùng cộng đồng tại địa phương là vô cùng quan trọng để đảm bảo các dịch vụ được thân thiện, có chất lượng, được kết nối đồng bộ và bản thân người bị bạo lực cũng được trang bị các kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực để có thể chủ động chia sẻ, tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết” - bà Nguyễn Thu Giang (Phó Viện trưởng Viện LIGHT, một đối tác triển khai dự án SUSO) chia sẻ.
Các vấn đề và giải pháp về mặt chính sách, phương hướng thực hành cung cấp dịch vụ cho người bị bạo lực một cách hiệu quả hơn đã được đại diện các cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới và gia đình, các chuyên gia, các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực cùng đại diện phụ nữ dân tộc thiểu số trao đổi thẳng thắn và thống nhất để xây dựng nên những khuyến nghị chính sách trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33
Ý nghĩa tục cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng Chạp
Cộng đồng 22/01/2025 06:55
Văn khấn cúng ông Công, ông Táo Tết Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 22/01/2025 06:52
Để tránh mất tiền oan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Cộng đồng 21/01/2025 12:21
Nestlé Việt Nam trao tặng hơn 17.000 sản phẩm nhân dịp Tết Nguyên đán
Cộng đồng 21/01/2025 10:57
Giờ nào đẹp để hóa vàng, thả cá cúng ông Công, ông Táo?
Cộng đồng 21/01/2025 06:06
Lưu ý khi dọn nhà đón Tết để cả năm tài lộc may mắn
Cộng đồng 20/01/2025 20:23
Nhiều quốc gia hành động quyết liệt bảo vệ trẻ em trên mạng xã hội
Cộng đồng 19/01/2025 08:20
Người người rời phố về quê đón Tết sớm
Cộng đồng 18/01/2025 20:54