-->

Dịch Covid-19 "đánh" vào ngư dân Nghệ An

(LĐTĐ) Nhiều tàu cá nằm bờ, hải sản dồn ứ tại nhiều kho đông lạnh, cả chủ tàu đánh bắt lẫn doanh nghiệp kinh doanh hải sản đều không có lãi, thậm chí phải bù lỗ. Đó là thực trạng hiện nay, ở nhiều vùng sống bằng nghề đánh bắt và thu mua hải sản tại Nghệ An.
Nghệ An: Lãnh đạo hợp tác xã bị khởi tố vì chiếm đoạt tiền hỗ trợ nông dân làm muối Nghệ An: Chủ đầu tư tổ hợp khách sạn, siêu thị và nhà ở bị bắt vì lừa đảo Nhiều nơi ở Nghệ An áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15

"Cấp đông" cả nguồn vốn

Cảng cá Quỳnh Lập, thuộc xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An đìu hiu trong những ngày địa phương thực hiện Chỉ thị 15 để phòng, chống dịch Covid-19. Đi hết gần 1 km đê biển, chúng tôi mới gặp một chiếc tàu vừa cập bờ đang xuống cá cho tiểu thương. Không cảnh chen lấn, ì èo mặc cả, tiểu thương và chủ tàu lặng lẽ giao hàng và thanh toán trong một không gian im ắng như khi vùng quê này thực hiện Chỉ thị 16 để chống dịch.

Chúng tôi vào kho hải sản của Doanh nghiệp tư nhân Huấn Phong, thuộc xóm Tâm Tiến, xã Quỳnh Lập, doanh nghiệp này có kho lạnh với quy mô lớn nhất nhì khu vực Cảng cá Quỳnh Lập. Hiện nay, trong kho vẫn còn tồn đọng 200 tấn mực và nhiều loại cá khác.

Dịch Covid-19
Cảnh tàu cá xuống hàng trở nên hiếm ở Cảng cá Quỳnh Lập khi nguồn hải sản đánh bắt về không tiêu thụ được do dịch Covid-19. (Ảnh Cao Sơn)

Ông Lê Hữu Huấn, chủ kho đông lạnh Huấn Phong than thở, hàng lấy vào 10 phần thì xuất ra được 2 phần. Còn giá thì giảm xuống 30% so với ngày chưa có dịch. Doanh nghiệp là khách hàng truyền thống của nhiều chủ tàu cá. Bình thường, khi tàu cá cập cảng, hải sản đánh bắt được họ nhập cho kho của ông. Nay dịch bệnh, các tàu cá về ông không thể từ chối không mua, mặc dù chỉ mang vào kho để cấp đông. Đến lúc bán ra, chi phí không bù đủ tiền điện chạy máy lạnh. Ngoài việc bỏ tiền thu mua, cất giữ hải sản, ông còn phải trả công cho 40 lao động thường xuyên để vận chuyển, sơ chế, phơi sấy, đưa cá vào cấp đông.

“Các tàu đánh bắt về là mình phải mua cho họ. Mình đã mua nhiều năm, giờ khó mấy, tồn kho mấy tháng cũng phải mua cho chủ tàu. Các tàu cá đi đánh bắt, thậm chí có tàu phải vay kinh phí để đi, cập bờ chỉ trông chờ vào tiền bán cá. Cho nên, chủ kho phải thanh toán ngay cho chủ tàu, dù có phải đi vay nóng để trả. Mình cũng phải giữ chân chủ tàu mặc dù biết nguồn vốn mình bỏ ra mua rồi cũng bị “đông lạnh” chưa biết khi nào thu lại. Bình thường, hải sản cấp đông trong vòng nửa tháng mà xuất đi thì có lãi. Còn để cả tháng thì không còn gì. Để càng lâu, càng lỗ”- ông Huấn nói.

Dọc theo cầu cảnh Quỳnh Lập, tàu neo đậu san sát, không có cảnh xe cộ ra vào “ăn hàng” hay vận chuyển lương thực, thực phẩm, vật tư phục vụ cho các chuyến tàu vươn khơi. Tàu, thuyền đậu thành dãy như “ngủ quên” bên cầu cảng. Được biết, từ khi xảy ra dịch Covid-19, nguồn hải sản đánh bắt về rất khó tiêu thụ nên nhiều chủ tàu cũng không mặn mà vươn khơi.

Dịch Covid-19
Anh Phan Văn Tám (bên phải) chủ tàu cá đóng theo vốn vay Nghị định 67 kể lại khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm đánh bắt. (Ảnh Cao Sơn)

Anh Phan Văn Tám, ở xóm Tâm Tiến, xã Quỳnh Lập, là chủ tàu cá đóng theo vốn vay Nghị định 67 của Chính phủ cho biết, bình thường, tháng nào anh cũng trả đúng hạn cho ngân hàng nhưng giờ đây, anh cũng phải khất nợ vì không có tiền trả cả gốc lẫn lãi.

“Mỗi tháng 2 lần đi biển, chi phí tiền dầu, thực phẩm, đá lạnh, nhân công,..hết gần 350 triệu đồng. Thế nhưng, do ảnh hưởng của dịch, mỗi chuyến đi về bán cá cũng bị lỗ từ 20 đến 30 triệu đồng. Chuyến gần nhất, đi trong vòng 7 ngày, tàu tôi đánh được 17 tấn hải sản. Cập bờ, giá hải sản giảm 40%, chủ tàu phải bù lỗ 30 triệu đồng. Thù lao cho 10 người lao động cũng giảm xuống còn 2/3. Chưa kể, do nguồn lao động ngày càng khan hiếm, đánh bắt về không ăn chia theo khối lượng hải sản giữa người lao động và chủ tàu trước đây mà trả thù lao theo từng chuyến. Bất chấp kết quả đánh bắt như thế nào, chủ tàu phải chịu hết”- anh Tám cho hay.

Kho lạnh hết chỗ chứa

Xã Quỳnh Lập là một trong những địa phương có truyền thống đi biển. Trong xã có 2.700 hộ sinh kế bằng vươn khơi đánh bắt và hậu cần nghề cá. Theo thống kê, hiện nay, Quỳnh Lập là địa phương có số lượng tàu cá đăng ký và khai thác tại ngư trường Hoàng Sa nhiều nhất của tỉnh Nghệ An, với khoảng 140 tàu công suất lớn. Còn số lượng tàu đánh bắt gần bờ khoảng trên 40 chiếc.

Từ tháng 5/2021 đến nay, xã Quỳnh Lập nhiều lần thực hiện Chỉ thị 15 và 16 để chống dịch, việc đánh bắt và thu mua hải sản ở địa phương này bị ảnh hưởng. Ông Nguyễn Văn Nho, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Lập cho biết, xã thực hiện Chỉ thị 16, 15 nhiều đợt nên trên 1.000 tấn hải sản ứ đọng trong 15 kho lạnh, gồm: mực, cá ngừ, cá hố, cá cơm… Hàng hải sản xuất khẩu cũng giảm xuống 30% nên bán ra chỉ hòa vốn hoặc bù tiền vật tư, nhiên liệu. Thị trường chủ yếu của người dân ở đây là Trung Quốc, một số tỉnh lân cận và thành phố Hồ Chí Minh nhưng dịch Covid-19 không xuất hàng được. Xã tạo mọi điều kiện để người đi bán lưu động nhưng đều phải quay về. Số ít ra được khỏi tỉnh theo “luồng xanh” thì đến nơi cũng không đưa vào được vì người dân nơi khác cũng sợ mang dịch đến.

Dịch Covid-19
Nhiều tàu cá neo đậu không ra khơi ở Cảng cá Quỳnh Lập. (Ảnh Cao Sơn)

Qua tìm hiểu được biết, thị xã Hoàng Mai có trên 1.000 tàu thuyền khai thác hải sản, bình quân mỗi tháng khai thác từ 3.500 đến 4.000 tấn hải sản các loại. Trên địa bàn có 70 kho đông, hiện đang còn tồn gần 5.000 tấn hải sản.

Ở huyện Quỳnh Lưu, tình trạng tồn kho đông còn khá nhiều. Các thị trường lớn là Đà Nẵng và một số tỉnh phía Nam thực hiện giãn cách nên phần lớn bạn hàng đã dừng giao dịch. Kho cấp đông của 40 hộ kinh doanh trên địa bàn tồn trên 1.500 tấn. Huyện đã tạo điều kiện cho các xe “luồng xanh” đi qua chốt thu mua hải sản cho ngư dân nhưng ít xe về thu mua hải sản.

Tại huyện Diễn Châu có gần 1.300 tàu thuyền đánh bắt cá, với 125 kho đông lạnh. Do nhiều chợ phải đóng cửa, người mua hạn chế nên hộ kinh doanh nhỏ cũng gặp khó khăn.

Tại thị xã Cửa Lò, hiện các kho đông lạnh trên địa bàn đang dự trữ khoảng 5.000 tấn hải sản các loại, như: mực, cá thu, cá chim, các mú, tôm, ghẹ,… Ngoài ra, tại phường Nghi Tân và phường Nghi Thủy, có 300 tấn cá lồng chủ yếu là cá vược và cá hồng Mỹ đã đến thời kỳ thu hoạch.

Ông Võ Văn Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Cửa Lò cho biết, đối với khối lượng hải sản đang cất trong kho đông, nhiều hộ dân vẫn sẽ cố gắng bảo quản để chờ đến thời điểm hết dịch sẽ tiêu thu các chợ đầu mối trên địa bàn tỉnh. Thị xã đã gửi công văn cho những huyện, thành, thị tạo điều kiện cho các hộ dân tiêu thụ. Còn với 300 tấn cá lồng đang bước vào giai đoạn thu hoạch, nếu không xuất đi được sẽ tiêu tốn rất lớn nguồn thức ăn của các hộ chăn nuôi. Do vậy, Thị xã đã kết nối với các chủ lồng cá để có biện pháp thuyết phục khách hàng thu mua và gửi công văn cho nhiều địa phương để vận động tiêu thụ sản phẩm giúp cho các hộ nuôi cá lồng.

Được biết, toàn tỉnh Nghệ An hiện có 3.500 tàu, thuyền đánh cá, với trên 17.000 lao động sống nhờ nghề đi biển. Hiện, trên 300 kho đông lạnh tồn đọng gần 15.000 tấn hải sản các loại, tập trung ở thị xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc và thị xã Cửa Lò. Khó khăn nhất hiện nay là các kho cấp đông trên địa bàn tỉnh hầu hết đều đã đầy hàng, vì vậy việc mua hải sản tích trữ cho ngư dân khai thác càng khó khăn.

Cao Sơn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?

(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định

(LĐTĐ) Ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy, Nam Định đã ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 2 đối tượng hành hung nam tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định.
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu

(LĐTĐ) Ngày 2/2 (tức mùng 5 Tết), một số chợ dân sinh nhỏ lẻ ở nội thành Hà Nội đã mở bán trở lại, chủ yếu là các loại hoa tươi, rau xanh, củ, quả, cá, tôm,... Các mặt hàng tăng giá hơn ngày thường không đáng kể, tuy nhiên, lượng khách mua còn khá thưa thớt.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.

Tin khác

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Ca trực đặc biệt ngày 30 Tết của công nhân môi trường

Ca trực đặc biệt ngày 30 Tết của công nhân môi trường

(LĐTĐ) Ngày 28/1 (tức 29 Tết), trong quá trình kiểm tra công tác duy trì vệ sinh môi trường phục vụ Tết Nguyên đán, lãnh đạo Chi nhánh Đống Đa, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO) ghi nhận một trường hợp hy hữu - lái xe đưa theo 2 con nhỏ đi cùng trên xe trong quá trình thực hiện công tác duy trì vệ sinh môi trường.
Hơn 7.500 tỷ đồng tặng quà Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Hơn 7.500 tỷ đồng tặng quà Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Thông tin về công tác chăm lo, chuẩn bị Tết cho nhân dân, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (LĐTBXH) cho biết, nhìn chung, công tác bảo đảm an sinh xã hội dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho người có công với cách mạng, người cao tuổi, các đối tượng bảo trợ xã hội, người có hoàn cảnh khó khăn đã được thực hiện hiệu quả, vui tươi, đầm ấm, thiết thực.
Đưa sắc Xuân đi muôn nơi

Đưa sắc Xuân đi muôn nơi

(LĐTĐ) Những ngày cuối năm, người dân tại làng hoa Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm) lại tất bật với công việc chăm sóc các loại hoa để cung ứng ra thị trường Tết Ất Tỵ 2025. Đây cũng là mùa thu hoạch hoa lớn nhất trong năm của người trồng nơi đây. Mỗi bông hoa nở đúng dịp Tết không chỉ mang đến sắc Xuân tươi thắm mà còn chứa đựng những câu chuyện, sự nỗ lực và tình yêu nghề của người nông dân làng hoa nơi đây.
Mức lương cao nhất năm 2024 là 863 triệu đồng

Mức lương cao nhất năm 2024 là 863 triệu đồng

(LĐTĐ) Năm 2024, tiền lương của người lao động tăng thêm 4% so với mức của năm 2023, góp phần cải thiện đời sống. Người có mức lương cao nhất năm qua đạt hơn 860 triệu đồng/tháng, thuộc về một doanh nghiệp FDI tại Thành phố Hồ Chí Minh…
Bình Dương: "Chuyến xe Công đoàn - xuân 2025” đưa 1.619 công nhân lao động về quê đón Tết

Bình Dương: "Chuyến xe Công đoàn - xuân 2025” đưa 1.619 công nhân lao động về quê đón Tết

(LĐTĐ) Sáng 25/1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Dương tổ chức chương trình “Chuyến xe Công đoàn - xuân 2025” đưa 1.619 công nhân lao động về quê đón Tết.
Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động

Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động

(LĐTĐ) Vừa qua, trong chương trình Tết sum vầy, Công ty CP May Minh Anh - Đô Lương (Nghệ An) đã trao tặng tiền mặt và các phần quà cho người lao động với số tiền 2 tỷ đồng.
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động

Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề nghị các địa phương theo dõi, nắm tình hình để bảo đảm người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng, cũng như bố trí nghỉ Tết đúng chế độ theo quy định...
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?

Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán không chỉ là một dịp đánh dấu sự khởi đầu mới mà còn là thời điểm để các doanh nghiệp tri ân người lao động sau một năm vất vả. Tuy nhiên, quà Tết có chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hay không luôn là điều khiến nhiều người quan tâm. Bài viết này sẽ giải đáp rõ ràng vấn đề này dựa trên quy định hiện hành, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách tính thuế từ quà Tết.
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết

Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết

(LĐTĐ) Chụp ảnh Tết đang trở thành xu hướng phổ biến, kéo theo sự nhộn nhịp của các dịch vụ đi kèm như chụp ảnh và trang điểm. Không khí rộn ràng này góp phần tô điểm sắc xuân trên khắp phố phường Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động