Địa phương cần phải đổi mới cách làm
Thủ tướng chủ trì cuộc họp về xây dựng Chính phủ điện tử | |
Tiếp tục triển khai quyết liệt xây dựng Chính phủ điện tử | |
Đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công |
Thông báo kết luận nêu rõ, thời gian qua, các Bộ, ngành, địa phương đã có nhiều cố gắng và đạt được những kết quả bước đầu quan trọng làm nền tảng trong triển khai xây dựng Chính phủ điện tử như xây dựng và đưa vào vận hành một số cơ sở dữ liệu như Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm; đang triển khai xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia; đã cung cấp một số dịch vụ công trực tuyến thiết yếu cho doanh nghiệp và người dân như đăng ký doanh nghiệp, kê khai thuế, nộp thuế, hải quan điện tử, bảo hiểm xã hội…; một số Bộ, ngành đã xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng; tại một số địa phương, hệ thống thông tin một cửa điện tử được đưa vào vận hành, nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm của đội ngũ công chức; chất lượng nhân lực về công nghệ thông tin của Việt Nam cũng được nâng cao.
Tuy nhiên, có thể thấy còn nhiều nội dung triển khai Chính phủ điện tử chưa được như mong đợi, như còn thiếu các văn bản làm cơ sở pháp lý cho việc kết nối, chia sẻ dữ liệu, còn rào cản trong cơ chế đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin; việc xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia còn chậm; các hệ thống thông tin dữ liệu còn cục bộ, chưa có phần mềm kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin; tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến còn rất thấp; việc giải quyết thủ tục hành chính và xử lý hồ sơ công việc còn mang nặng tính thủ công, giấy tờ.
Để việc triển khai Chính phủ điện tử hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương cần phải đổi mới cách nghĩ, cách làm, nhận thức đây là giải pháp cốt lõi để nâng cao năng suất lao động, thực hiện cải cách, đặc biệt là cải cách hành chính và nâng cao hiệu quả quản trị công, phát triển kinh tế, quản lý xã hội và phòng ngừa tham nhũng, lãng phí, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Từng thành viên Chính phủ, người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương đều phải vào cuộc, có sự thay đổi trong nhận thức và hành động, thống nhất quan điểm “hành động nhanh, kết quả lớn, làm đâu chắc đấy”, phải “nghĩ lớn, nghĩ tổng thể nhưng bắt đầu từ những việc nhỏ nhất nhưng có hiệu quả lớn”. Xây dựng Chính phủ điện tử phải gắn kết chặt chẽ giữa cải cách hành chính với ứng dụng công nghệ thông tin ở mọi cấp, mọi ngành, trong đó công nghệ thông tin là công cụ để thực hiện mục tiêu cải cách.
Thành lập Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trong thời gian tới, thành lập Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử trên cơ sở kiện toàn lại Ủy ban quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin do Thủ tướng Chính phủ là Chủ tịch Ủy ban, trực tiếp chỉ đạo hoạt động xây dựng Chính phủ điện tử; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm Phó Chủ tịch; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng làm Ủy viên thường trực kiêm Tổng thư ký giúp Chủ tịch Ủy ban theo dõi, đôn đốc, điều phối hoạt động của Ủy ban. Văn phòng Chính phủ là cơ quan đầu mối xây dựng Chính phủ điện tử. Định kỳ hàng quý báo cáo Chính phủ về kết quả thực hiện.
ảnh minh họa |
Ủy ban có Tổ công tác giúp việc kiêm nhiệm, gồm đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nội vụ, Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các chuyên gia Chính phủ điện tử trong nước và quốc tế đến từ các Tập đoàn nhà nước và khối tư nhân. Cục Kiểm soát thủ tục hành chính - Văn phòng Chính phủ là đơn vị thường trực của Tổ công tác.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Văn phòng Chính phủ dự thảo Quyết định thành lập và Quy chế hoạt động của Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6/2018.
Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các Bộ ngành có liên quan xác định một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2018-2020, định hướng đến 2025; trình Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử cho ý kiến hoàn thiện và trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025 tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 6/2018.
Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Nghị định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trong tháng 6 năm 2018, trong đó chú trọng giải pháp Cổng dịch vụ công quốc gia kết nối với Hệ thống thông tin một cửa điện tử của các Bộ, ngành, địa phương để tạo chuyển biến căn bản trong việc nâng cao chất lượng cung cấp và giám sát thực hiện dịch vụ hành chính công cho công dân, doanh nghiệp.
Đồng thời nghiên cứu, xây dựng Đề án thiết lập Hệ thống thông tin Chính phủ không giấy tờ phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để rút ngắn thời gian họp, giảm giấy tờ hành chính; trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8/2018.
Xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử mới
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 102/2009/NĐ-CP và Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong đầu tư công nghệ thông tin và thúc đẩy triển khai Chính phủ điện tử; xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử mới (phiên bản 2.0) hướng tới Chính phủ số và dữ liệu mở tiếp cận Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), đáp ứng được các yêu cầu về quản lý, điều hành của Chính phủ trong giai đoạn mới.
Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Văn phòng Chính phủ nghiên cứu, xây dựng các nghị định về định danh điện tử cho cá nhân, tổ chức; chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức, trình Chính phủ trong năm 2019.
Các Bộ, ngành đẩy nhanh việc xây dựng, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu quốc gia để chia sẻ thông tin, trong đó chú trọng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Các Bộ, ngành, địa phương thúc đẩy mạnh mẽ việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP; chủ động phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Cơ yếu Chính phủ và Bộ Nội vụ đẩy mạnh việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước. Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành phải là những cơ quan đi đầu trong thực hiện giải pháp "không giấy tờ".
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025
Lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội thăm, chúc Tết Báo Lao động Thủ đô
Du Xuân miền Tây, trải nghiệm thú vị những ngày đầu năm
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Tin khác
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Tin mới 02/02/2025 22:16
Rạng rỡ Việt Nam
Tin mới 02/02/2025 14:03
Quy định rõ hiệu lực của giấy tờ được cấp trước khi thực hiện sắp xếp bộ máy
Tin mới 01/02/2025 11:45
Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ ô tô lao xuống kênh ở Nam Định ngày mùng 2 Tết
Tin mới 31/01/2025 20:33
TP.HCM: Xử lý hơn 1.500 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong 5 ngày đầu kỳ nghỉ Tết
Tin mới 30/01/2025 18:30
Bộ Nội vụ đề xuất thành phố Hà Nội được tổ chức 10 phòng thuộc UBND cấp huyện
Tin mới 30/01/2025 06:45
Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày đầu xuân mới
Tin mới 29/01/2025 12:09
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Khát vọng vươn mình của Thủ đô trong kỷ nguyên mới
Tin mới 29/01/2025 10:37
Thông điệp chúc Tết Ất Tỵ 2025 của Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 29/01/2025 01:25
Thách thức mới, yêu cầu phát triển mới
Tin mới 28/01/2025 05:58